Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh tăng trưởng và phát triển trực tiếp từ khi trong bụng mẹ. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và sự tiếp xúc các vi sinh vật trong 1000 ngày đầu đời sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Từ đó có thể chống lại các loại mầm bệnh và giảm khả năng bị nhiễm trùng ở trẻ.
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch chứa nhiều loại tế bào, protein, hệ trao đổi chất và các cơ quan khác nhau mà mỗi loại đều có một chức năng riêng biệt. Chúng cùng nhau tạo thành phản ứng miễn dịch chống lại mầm bệnh (như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng).
Vai trò của hệ miễn dịch
Khi trẻ lớn dần, hệ thống miễn dịch phát triển và tiếp xúc với nhiều mầm bệnh khác nhau. Đây là quá trình quan trọng vì nó cho phép hệ thống miễn dịch tự tăng cường và phát triển “trí nhớ”. Cũng như nhận biết các mầm bệnh đã gặp trước đó.
Ngoài ra, khả năng dung nạp cũng được hình thành, cho phép phân biệt giữa yếu tố ngoại lai có hại (như vi rút) với yếu tố không gây hại (như thực phẩm). Sự phát triển “trí nhớ” miễn dịch kém hay thiếu hụt sẽ gây nhiều bất lợi cho trẻ về sau. Vì hạn chế khả năng tránh tái nhiễm các mầm bệnh đã gặp trước đó. Hơn nữa, khả năng dung nạp miễn dịch kém có thể gây ra dị ứng và các bệnh tự miễn dịch khác.
Dinh dưỡng cho hệ miễn dịch
Để cơ thể sản xuất và biệt hóa các tế bào miễn dịch, protein, các cấu trúc thì cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý.Thế nên, chúng ta cần bổ sung đủ hàm lượng các vitamin A, B6, B9, B12, C, D & E; các nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, selen và sắt; và các axit béo omega-3 như DHA (docosahexaenoic) và EPA (eicosapentaenoic).
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch
Vitamin cho sức khỏe hệ miễn dịch
Vitamin A, vitamin nhóm B, C, D & E là những yếu tố quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể. Các vitamin này được tìm thấy trong hầu hết các loại hạt ngũ cốc, thịt đỏ, trái cây và rau màu xanh. Vì vậy, đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng để cơ thể chúng ta có thể hấp thụ hiệu quả các vitamin cho hệ miễn dịch phát triển. Bảng 1 dưới đây tóm tắt công dụng của từng loại vitamin đối với chức năng miễn dịch.
Bảng 1: Tóm tắt vai trò của các loại vitamin cho sức khỏe hệ miễn dịch.
Vitamin |
Vai trò |
Nguồn |
Vitamin A |
Duy trì tính toàn vẹn của tế bào và có vai trò quan trọng duy trì chức năng bình thường của các tế bào miễn dịch (như đại thực bào, tế bào lympho, tế bào tiêu diệt tự nhiên và bạch cầu trung tính). |
[1] |
Vitamin B6 (Pyridoxine) |
Vitamin B6 cần thiết cho việc sản xuất kháng thể. Thiếu hụt vitamin B6 làm giảm số lượng tế bào lympho và hiệu quả của các tế bào miễn dịch, nhưng điều này có thể được khắc phục nếu được bổ sung đủ lượng vitamin B6. |
[1-3] |
Vitamin B9 (Folate) |
Vitamin B9 cần cho sự tổng hợp DNA / RNA và phân chia tế bào. Thiếu vitamin B9 dễ dẫn tới thiếu máu đại hồng cầu, gây ra phản ứng không phù hợp với các kích thích của các tế bào miễn dịch liên quan đến dị ứng và nhiễm virus. Tuy nhiên, có thể được điều chỉnh trường hợp này bằng cách bổ sung folate (B9). |
[1-2, 4-5] |
Vitamin B12 (Cobalamins) |
Là vitamin chủ chốt trong quá trình tổng hợp DNA và sao chép tế bào; Thiếu vitamin B12 dẫn đến giảm số lượng tế bào miễn dịch và các phản ứng không thích hợp của các tế này gây ra dị ứng và nhiễm trùng do virus. Có thể cải thiện tình trạng này nếu bổ sung đủ vitamin B12. |
[1-2, 6] |
Vitamin C |
Vitamin C là chất chống oxy hóa bảo vệ cho hệ miễn dịch an toàn. Bổ sung vitamin C sẽ cải thiện chức năng bạch cầu trung tính trong khoang mũi. |
[1, 7] |
Vitamin D |
Ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của hệ thống miễn dịch đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường; bổ sung vitamin D (đặc biệt ở những người bị thiếu hụt) giúp chống lại nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. |
[8-9] |
Vitamin E |
Vitamin E là một chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Mặc dù hiếm khi xảy ra thiếu hụt vitamin E nhưng bổ sung chất này đã được chứng minh cải thiện chức năng miễn dịch ở người cao tuổi. |
[1, 10-11] |
Khoáng chất cho sức khỏe hệ miễn dịch
Các khoáng chất được tìm thấy trong thực phẩm góp phần cải thiện hệ miễn dịch về nhiều mặt. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng này ít được bổ sung đầy đủ trong chế độ ăn của chúng ta. Những khoáng chất như kẽm, đồng, selen và sắt có nhiều trong hầu hết các loại thịt đỏ, các loại hạt, trái cây, rau và sản phẩm sữa. Ngoài ra, chúng còn được thêm vào thực phẩm bổ sung và sữa công thức cho trẻ sơ sinh nhằm đảm bảo dinh dưỡng cần thiết. Bảng 2 dưới đây tóm tắt các tác động của từng loại khoáng chất lên hệ miễn dịch.
Bảng 2: Tóm tắt vai trò của khoáng chất với hệ miễn dịch
Khoáng chất |
Vai trò |
Nguồn |
Kẽm |
Kẽm là yếu tố quan trọng cho chức năng của tế bào miễn dịch hoạt động bình thường (đặc biệt là bạch cầu trung tính và tế bào tiêu diệt tự nhiên). Thiếu hụt kẽm dẫn đến chức năng của đại thực bào và tế bào lympho hoạt động kém, làm giảm sức mạnh hệ thống miễn dịch. |
[12] |
Đồng |
Đồng là yếu tố chính liên quan đến sự phát triển và chức năng của hệ thống miễn dịch, như một phần của cuproenzyme. Bổ sung đồng ở trẻ suy dinh dưỡng có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới nghiêm trọng. |
[1, 13] |
Selen |
Selen là thành phần thiết yếu trong “selenoprotein” có vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thống miễn dịch. Thiếu selen làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng (như poliovirus-virút bại liệt), nhưng điều này có thể được khắc phục khi bổ sung selen đầy đủ. |
[1, 14] |
Sắt |
Sắt cần thiết để chống lại những tác nhân xâm lược có hại, vì nó có liên quan mặt thiết đến chu trình của tế bào bạch huyết và loại bỏ mầm bệnh. Tuy nhiên, quá nhiều sắt có thể gây bất lợi cho cơ thể, vì nó có thể làm giảm hiệu quả trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng như bệnh sốt rét. |
[1, 15-16] |
Axít béo chuỗi dài Omega-3
Các axit béo Omega-3 (DHA và EPA) là thành phần quan trọng trong một chế độ ăn cân bằng, liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sau khi tiêu thụ từ các nguồn thực phẩm như cá và dầu thực vật hoặc hạt và quả hạch, các axit béo chuỗi dài thẩm thấu vào màng tế bào miễn dịch của cơ thể. Ở đây các axit béo sẽ điều chỉnh các chức năng miễn dịch của tín hiệu tế bào, thực bào [1] và còn có tác dụng chống viêm mạnh [17]. EPA cũng cung cấp khả năng bảo vệ chống oxy hóa [18] nên có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mẹ bầu.
Vì vậy, bổ sung Omega-3 trong thời kỳ mang thai và cho con bú cho phép hệ thống miễn dịch hoàn thiện nhanh hơn [19] và bảo vệ chống lại các bệnh đường hô hấp thường thấy ở trẻ sơ sinh [20]. Tuy nhiên, cũng như tất cả các chất dinh dưỡng khác, việc hấp thụ quá nhiều axit béo DHA, đặc biệt EPA có thể gây ra tác dụng ngược đến chức năng miễn dịch và sự loại bỏ mầm bệnh [1, 21]. Do đó, cần tuân theo các hướng dẫn Chế dộ ăn được khuyến nghị (RDI) để đảm bảo các lợi ích mà các axit báo này mang lại.
Nhìn chung, trẻ em cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho hệ miễn dịch phát triển trong 1000 ngày đầu đời. Nguồn dinh dưỡng này gồm có các vitamin, khoáng chất và Omega-3 (DHA, EPA). Do đó, mẹ hãy chú trọng dinh dưỡng cho con từ các bữa ăn hay sữa phù hợp để đảm bảo hệ thống miễn dịch phát triển bình thường và khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
1000 ngày đầu đời – Dinh dưỡng cho xương chắc khỏe
1000 ngày đầu đời – Thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai
Nguồn tham khảo
- Drake et al. [Internet]. Oregon (USA): Linus Pauling Institute Micronutrient Information Center (Oregon State University). Immunity In Depth; 2016 July [cited 2021 April 21]. Available from https://lpi.oregonstate.edu/mic/health-disease/immunity.
- Calder et al. Scientific Review: The Role of Nutrients in Immune Function of Infants and Young Children. Mead Johnson & Company; Glenview, IL, USA: 2007. Emerging Evidence for Long-Chain Polyunsaturated Fatty Acids.
- Rall et al. Nutr Rev. 1993 Aug;51(8):217-25.
- Gross et al. Am J Clin Nutr. 1975 Mar;28(3):225-32.
- Wagner (1995). Bailey, L.B. eds. Folate in Health and Disease :23–42 Marcel Dekker New York, NY.
- Erkurt et al. Med Princ Pract. 2008;17(2):131-5.
- Levy et al. J Infect Dis. 1996 Jun;173(6):1502-5.
- Olliver et al. J Infect Dis. 2013 Nov 1;208(9):1474-81.
- Martineau et al. BMJ. 2017 Feb 15;356:i6583.
- Traber et al. Free Radic Biol Med. 2007;43(1):4-15.
- De la Fuente et al. Free Radic Res. 2008 Mar;42(3):272-80.
- Prasad. Mol Med. 2008 May-Jun;14(5-6):353-7.
- Castillo-Durán et al. Am J Clin Nutr. 1983 Jun;37(6):898-903.
- Broome et al. Am J Clin Nutr. 2004 Jul;80(1):154-62.
- Beard. J Nutr. 2001 Feb;131(2S-2):568S-579S; discussion 580S.
- Sazawal et al. Lancet. 2006 Jan 14;367(9505):133-43.
- Calder. Prostaglandins Leukot Essent Fatty Acids. 2006;75(3):197-202.
- Mason et al. Biochim Biophys Acta. 2015 Feb;1848(2):502-9.
- Damsgaard et al. J Nutr. 2007 Apr;137(4):1031-6.
- Lapillonne et al. BMC Pediatr. 2014 Jul 2;14:168.
- Fenton et al. Prostaglandins Leukot Essent Fatty Acids. 2013;89(6):379-390.