1000 ngày đầu đời – Dinh dưỡng cho xương chắc khỏe
Đăng ngày: 01/07/2021
Chia sẻ:
Trong suốt giai đoạn thai kỳ và 1000 ngày đầu tiên, xương của trẻ được hình thành nhờ hấp thu canxi từ xương ở mẹ. Canxi có vai trò quan trọng nhưng quá trình phát triển xương còn phụ thuộc vào các chất dinh dưỡng khác, như các vitamin D, C, K cùng các khoáng chất khác. Nếu các chất dinh dưỡng này có hàm lượng thấp sẽ khiến xương của trẻ phát triển kém, cũng như giảm khả năng tái tạo xương ở người mẹ. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề về xương ở mẹ như chứng loãng xương.
Chất dinh dưỡng cần thiết cho xương chắc khỏe
Quá trình phát triển xương của trẻ bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên của gian đoạn mang thai và tiếp tục cho đến khi trẻ ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển xương phải được duy trì đầy đủ từ khi mẹ bắt đầu mang thai.
Hình ảnh xương của trẻ sơ sinh
Các Vitamin cho cần thiết cho xương phát triển
Hệ thống xương đang phát triển của trẻ yêu cầu bổ sung hàm lượng vitamin C & D qua thực phẩm như cá, sữa, trái cây và rau có màu xanh. Dưới đây là bảng tóm tắt tác dụng của từng loại vitamin này đối với sự phát triển của hệ khung xương.
Bảng 1: Tóm tắt vai trò của vitamin đối với hệ khung xương.
Vitamin
Công dụng
Nguồn
Vitamin C
Yêu cầu thiết yếu để tạo ra collagen, cần thiết cho sự phát triển bình thường của xương; Các mô hình động vật cho thấy mức độ hình thành xương giảm nếu thiếu Vitamin C.
[1-2]
Vitamin D
Vitamin D kết hợp với hormone tuyến cận giáp giúp xương cung cấp khoáng chất cho máu nhằm duy trì nồng độ canxi và phốt-pho bình thường trong huyết thanh. Bổ sung hàm lượng vitamin D cao hơn cho mẹ giúp cải thiện quá trình khoáng hóa xương ở trẻ 6 tuổi.
[3-4]
Khoáng chất cho xương chắc khỏe
Canxi, magiê, phốt pho, kẽm và florua thường được tìm thấy với hàm lượng lớn trong hầu hết các loại sữa, thịt đỏ, trái cây, rau và bánh mì. Chúng ta cũng có thể cung cấp các khoáng chất này qua các sản phẩm như chất bổ sung và sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Bảng 2 dưới đây tóm tắt công dụng của từng khoáng chất này với hệ khung xương.
Bổ sung đủ khoáng chất cho xương trẻ chắc khỏe
Bảng 2: Tóm tắt vai trò của các khoáng chất đối với hệ khung xương.
Khoáng chất
Công dụng
Nguồn
Canxi
Canxi là thành phần chính của cấu tạo nên xương và răng. Ngoài ra, canxi còn là yếu tố quan trọng liên quan đến các hoạt động thần kinh, cơ và mạch máu. Khi hàm lượng canxi trong cơ thể thấp, hormone tuyến cận giáp và vitamin D sẽ khiến cơ thể lấy canxi từ xương. Vì vậy, chế độ ăn thiếu canxi sẽ làm giảm chất lượng xương, đặc biệt ở phụ nữ mang thai.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung canxi trong thai kỳ giúp cải thiện chất lượng xương ở các bà mẹ sau sinh. Mặc dù điều này có thể không hiệu quả trong trường hợp lượng canxi hấp thụ thấp sẵn.
[3, 5-7]
Magiê
Magiê có nhiều chức năng đối với cơ thể, đặc biệt liên quan đến việc điều chỉnh vai trò của hormone tuyến cận giáp và vitamin D. Duy trì hàm lượng magiê cần thiết giúp cải thiện tình trạng vitamin D.
[3, 8]
Phốt-pho
Phốt-pho chiếm hơn một nửa lượng khoáng chất của xương trong cơ thể; ít khi bị thiếu hụt. Bổ sung canxi và phốt pho ở trẻ sinh non có thể cải thiện và giúp xương chắc khỏe hơn.
[3, 9-10]
Kẽm
Cần thiết cho sự phát triển và duy trì xương bình thường. Thiếu hụt kẽm có ảnh hưởng đến sự phát triển không bình thường của khung xương thai nhi trong khi mang thai và sau chào đời. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh được chứng minh là có tác dụng cải thiện sự phát triển xương đùi ở trẻ.
[11-12]
Florua
Đây à thành phần cấu tạo của xương và răng. Florua được biết rộng rãi như là thành phần cải thiện sức khở răng miệng. Bổ sung florua trong các sản phẩm như kem đánh răng giúp ngăn ngừa sâu răng và tình trạng vệ sinh răng miệng kém.
[13-15]
Như vậy, từ khi mang thai và 1000 ngày đầu tiên của trẻ, mẹ cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất để đảm bảo trẻ được đáp ứng đúng và đủ hàm lượng dinh dưỡng cho xương chắc khỏe nhé!
Peterkofsky. Am J Clin Nutr.1991;54(Suppl 6):S1135–S1140.
Hasegawa et al. Biomed Res. 2011 Aug;32(4):259-69.
Angelo et al. [Internet]. Oregon (USA): Linus Pauling Institute Micronutrient Information Center (Oregon State University). Bone Health In Depth; 2019 April 19 [cited 2021 April 22]. Available from https://lpi.oregonstate.edu/mic/health-disease/bone-health.
Brustad et al. JAMA Pediatr. 2020 May 1;174(5):419-427.
Cullers et al. Am J Clin Nutr. 2019 Jan 1;109(1):197-206.
Ettinger et al. Nutr J. 2014 Dec 16;13(1):116.
Jarjou et al. Am J Clin Nutr. 2010 Aug;92(2):450-7.
Deng et al. BMC Med. 2013 Aug 27;11:187.
Raupp et al. Ann Nutr Metab. 1997;41(6):358-64.
. Pereira-da-Silva et al. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2011 Feb;52(2):203-9.
Merialdi et al. Am J Clin Nutr. 2004 May;79(5):826-30.
Ringe et al. Fluoride and bone health. In: Holick MF, Dawson-Hughes B, eds. Nutrition and Bone Health. Totowa, N.J.: Humana Press; 2004:345-362.
Sharma et al. Environ Toxicol Pharmacol. 2017 Dec;56:297-313.
Touger-Decker et al. Nutrition and dental medicine. In: Ross AC, Caballero B, Cousins RJ, Tucker KL, Ziegler TR, eds. Modern Nutrition in Health and Disease. 11th ed: Lippincott Williams & Wilkins; 2014:1016-1040.
Nếu bạn có con nhỏ, chắc hẳn bạn không còn lạ gì với số lần trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Một số triệu chứng ở trẻ mới biết đi và trẻ trong độ tuổi đi học thường...
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh tăng trưởng và phát triển trực tiếp từ khi trong bụng mẹ. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và sự tiếp xúc các vi sinh vật trong 1000 ngày đầu đời sẽ giúp hệ...