1000 ngày đầu đời – Thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai 

Đăng ngày: 03/06/2021
Chia sẻ:

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có hàm lượng vitamin D thấp sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt vitamin D khi chào đời [1]. Theo Thư viện Y học quốc gia của Hoa Kỳ, một số nghiên cứu chỉ ra sự thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai liên quan đến biến chứng thai kỳ như tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ [2].

Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra trong thai kỳ liên quan đến việc phát triển huyết áp cao, ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Tiền sản giật cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ sinh non và sinh mổ.

Các yếu tố gây thiếu hụt vitamin D khi mang thai

Phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu vitamin D nếu:

  • Sống ở vùng khí hậu mát mẻ, quanh năm ít ánh nắng mặt trời.
  • Mẹ bầu có làn da sẫm màu (da sẫm màu chứa nhiều melanin hơn nên làm giảm sự hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời).
  • Phụ nữ thường có thói quen mặc quần áo hạn chế ánh nắng mặt trời tiếp xúc đến da [3].

Nguồn vitamin D từ đâu?

Có tới 90% lượng vitamin D của cơ thể hấp thu qua ánh nắng mặt trời, chỉ 10% từ các nguồn thực phẩm như sữa, trứng và cá [4].

Có 90% vitamin D trong cơ thể được hấp thu từ ánh nắng mặt trời

Có 90% vitamin D trong cơ thể được hấp thu từ ánh nắng mặt trời

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vitamin D được hấp thụ từ ánh sáng mặt trời bao gồm: mùa trong năm, vị trí địa lý, độ cao, thời gian trong ngày và màu da.

Vào mùa hè, những người có làn da trắng hơn nên tiếp xúc với ánh năng 5 phút mỗi ngày ở các bộ phân như: cánh tay, bàn tay và phần mặt. Mùa đông, mẹ bầu cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên hơn với 3 lần/ tuần (30 phút/ lần).

Ngược lại, người có làn da sẫm màu cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tối thiểu 20 phút mỗi ngày trong những tháng mùa hè và hơn 1 giờ mỗi ngày vào mùa đông. Những người có làn da sẫm màu sống ở vùng có khí hậu mát mẻ có nhiều nguy cơ bị thiếu vitamin D hơn.

Kiểm soát sự thiếu hụt vitamin D

Nếu bạn có bất kỳ thiếu hụt vitamin D, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mang thai hoặc bổ sung vitamnin D  vào đầu thai kỳ. Trong trường hợp bạn có nồng độ vitamin D thấp khi mang thai, bác sĩ sẽ cho bạn bổ sung vitamin D hàng ngày và kiểm tra kết quả sau 3 tháng.

Tác dụng phụ của vitamin D khi mang thai

Nếu bạn bổ sung vitamin D theo liều lượng khuyến nghị và kiểm tra định kỳ trong quá trình mang thai thì sẽ không có tác dụng phụ gì nguy hiểm cho mẹ và bé. Mặt khác, lượng vitamin D vượt quá nhu cầu của cơ thể có nguy cơ ngộ độc với các triệu chứng: buồn nôn và nôn, chán ăn, đau bụng, yếu cơ và mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn chỉ bị các triệu chứng này nếu hấp thu quá 1000-2000 IU mỗi ngày.

Thiếu vitamin D gây còi xương ở trẻ sơ sinh

Vitamin D giúp hấp thụ canxi hỗ trợ cho xương phát triển chắc khỏe. Trẻ sơ sinh thiếu hụt vitamin D sẽ có nguy cơ bị còi xương, một tình trạng làm xương biến dạng và yếu xương.

Bởi vì sữa mẹ chứa hàm lượng vitamin D thấp nên trẻ sơ sinh sẽ sử dụng nguồn dự trữ được truyền từ mẹ trong quá trình mang thai. Nếu mẹ bầu không được cung cấp đủ vitamin D trong khi mang thai, sẽ khiến trẻ sơ sinh thiếu hàm lượng vitamin D cần thiết cho xương phát triển.

Thiếu vitamin D khi mang thai dễ gây còi xương ở trẻ sơ sinh

Thiếu vitamin D khi mang thai dễ gây còi xương ở trẻ sơ sinh

Có cần bổ sung vitamin D cho trẻ  sinh không? 

Nếu mức vitamin D của mẹ vẫn ở mức thấp trong suốt thai kỳ, mẹ cần đến bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời. Hãy nhớ rằng vitamin D cho trẻ sơ sinh chỉ nên được cung cấp theo khuyến cáo của bác sĩ nhi khoa với liều lượng phù hợp. Trẻ bú sữa công thức thường không cần thêm vitamin D, vì  vitamin D đã được bổ sung đầy đủ vào sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.

Nguồn tham khảo:

  1. The Royal Hospital for Women [Internet]. Sydney, NSW, Australia. MotherSafe (NSW Medications In Pregnancy & Breastfeeding Service). Vitamin D in Pregnancy and Breastfeeding. 2013 November [cited 2021 April 28].
  2. Paige van der Pligt et al. Nutrients. 2018 May 18;10(5):640.
  3. Buyukuslu N et al. Nutr Res. 2014 Aug;34(8):688-93
  4. Australian Government Department of Health [Internet]. Canberra, ACT, Australia. Pregnancy Care Guidelines. 47 Vitamin D status. 2019 May 17 [cited 2021 April 28].

Đọc tiếp ...

Dinh dưỡng cho bé bị nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là một bệnh nguy hiểm và thường gặp ở trẻ em. Nếu mẹ bổ sung dinh dưỡng cho bé hợp lý sẽ góp phần phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn...

Chi tiết
Bổ sung Vitamin D cho trẻ sinh non

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) khuyến cáo, nên bổ sung vitamin D cho trẻ sinh non (trước 37 tuần) từ 200 đến 400IU mỗi ngày sau khi chào đời [1]. Điều này có thể hạn chế tình...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay