Biếng ăn ở trẻ sơ sinh & ăn dặm, cách khắc phục hiệu quả

Đăng ngày: 23/09/2021
Chia sẻ:

Tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh trong quá trình ăn dặm luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm đau đầu. Vậy làm sao để cải thiện tình trang này? Mẹ đã thực sự hiểu đúng về cách cho bé ăn dặm phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể để có cái nhìn đúng dắn hơn qua bài viết này nhé.

Biếng ăn là gì? 

Biếng ăn ở trẻ sơ sinh là khi bé không chịu ăn trong vòng ít nhất một tháng và bé có biểu hiện chậm phát triển. Trẻ bị biếng ăn thường không thấy đói và ít quan tâm đến thức ăn. Mẹ có thể nhận biết được bé đang biếng ăn qua một số dấu hiệu sau: 

  • Liên tục từ chối thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất một tháng).
  • Không bao giờ thể hiện cảm giác đói.
  • Cáu gắt, giận dữ khi nhìn thấy thức ăn.
  • Ném, vứt thức ăn.
  • Sụt cân, suy dinh dưỡng.
Trẻ biếng ăn thường quấy khóc khi ăn dặm

Trẻ biếng ăn thường quấy khóc khi ăn dặm

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ khi ăn dặm 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ thời kỳ ăn dặm. Bao gồm: 

Thiếu chất, suy dinh dưỡng bào thai 

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người mẹ khi mang thai thiếu ăn do nghén, chán ăn, kén ăn… sẽ làm cho trẻ thiếu chất, suy dinh dưỡng bào thai [2]. Do vậy, trẻ khi sinh ra thường thiếu các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, D, vitamin nhóm B, magie, và đặc biệt là kẽm. Kết quả là bé lười bú và biếng ăn. 

Trẻ chưa sẵn sàng để ăn dặm 

Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ nên bắt đầu được cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Song, một số mẹ vì quá nôn nóng hoặc nghĩ rằng sữa không cung cấp đủ chất cho con nên đã cho bé ăn dặm quá sớm. 

Lúc này hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa sẵn sàng để làm việc với những thức ăn đặc hơn sữa. Dẫn tới việc con bị rối loạn tiêu hóa, thiếu vi chất, kéo theo tình trạng chán ăn, biếng ăn. 

Bé không thích mùi vị và kết cấu thức ăn 

Một số trẻ có thể chỉ thích ăn một loại thức ăn có mùi vị, nhiệt độ, kết cấu nhất định. Do đó, các bé này không thích thử những loại thức ăn mới, thể hiện bằng các hành động như quay mặt đi, bịt miệng, phun nhổ thức ăn.

Trẻ không thích mùi vị và kết cấu của thức ăn

Trẻ không thích mùi vị và kết cấu của thức ăn

Bé không có tâm trạng tốt, bị bệnh 

Trẻ nhỏ thường mắc bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột. Lúc này, hàm lượng vitamin và khoáng chất mất đi nhiều gây ra chứng biếng ăn ở trẻ.

Cho trẻ dùng nhiều kháng sinh cũng gây ra tình trạng chán ăn. Bởi vì, nếu mẹ lạm dụng kháng sinh cho trẻ sẽ dẫn tới loạn khuẩn đường ruột, thậm chí tổn thương thực thể tại hệ tiêu hóa. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, từ đó khiến trẻ biếng ăn. 

Bé bị dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn 

Có thể mẹ không biết trẻ cũng có tính tự chủ, nói cách khác là khả năng tự quản. Bé muốn quyết định việc mình ăn gì và sẽ từ chối những thứ trẻ không thích, đặc biệt là những loại thức ăn có thể gây dị ứng, làm trẻ khó chịu.

Ăn quá nhiều tinh bột 

Ăn quá nhiều tinh bột, khẩu phần ăn không cân đối cũng gây ra lười ăn, biếng ăn ở trẻ. Vài tuần đầu khi ăn dặm, con có thể ăn ngon miệng, háo hức, nhưng sau đó sẽ ăn kém dần do thiếu các vi chất như vitamin nhóm B, magiê. 

Ngoài những lý do trên, trẻ có thể không hứng thú với đồ ăn do mẹ chưa biết cho trẻ ăn đúng cách. Điển hình như cho ăn không đúng giờ giấc, bú sữa hoặc ăn vặt nhiều trước bữa ăn, thúc ép, quát nạt trẻ mỗi khi con không chịu ăn.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ? 

Làm thế nào để cải thiện tình trạng biếng ăn khi ăn dặm

Làm thế nào để cải thiện tình trạng biếng ăn khi ăn dặm

Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, các mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục cho phù hợp. Mẹ có thể tham khảo các cách sau đây để kích thích vị giác và giúp trẻ ăn tốt hơn:

Không bao giờ ép trẻ ăn nếu trẻ từ chối

Việc thúc ép, thậm chí quát nạt sẽ làm cho trẻ sợ ăn dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ ngày càng trầm trọng hơn. Để lấy lại niềm yêu thích trong việc ăn uống của trẻ, nếu thấy con có biểu hiện từ chối thức ăn, mẹ nên ngừng bữa ăn lại. Tình trạng này có thể diễn ra trong nhiều lần, đến khi thấy bé hào hứng trở lại thì mới cho con tiếp tục ăn.

Để trẻ tự cảm thấy đói

Để kích thích sự thèm ăn của bé, mẹ hãy giãn các bữa ăn trong ngày, tốt nhất là cách nhau từ 3 đến 4 giờ. Giữa các bữa ăn có thể cho con bú mẹ hoặc uống sữa công thức, hạn chế ăn vặt để con có cảm giác đói và háo hức với bữa ăn hơn.

Thay đổi liên tục thực đơn ăn dặm

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích mẹ đa dạng các loại thức ăn để giúp bé làm quen với nhiều loại đồ ăn thức uống. Ban đầu, thay đổi liên tục thực đơn cũng có thể làm cho con không cảm thấy thích thú, song mẹ nên kiên nhẫn. Theo các chuyên gia có thể mất hơn 10 lần thử để bé chấp nhận thức ăn mới.

Thay đổi thực đơn thường xuyên giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

Thay đổi thực đơn thường xuyên giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

Tạo môi trường vui vẻ và thoải mái 

Hãy tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, vui vẻ khi ăn. Tuyệt đối không dọa dẫm, quát mắng khiến bé sợ. Mẹ có thể cho bé làm quen đồ ăn trước theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy để con khám phá thức ăn mới.

Hơn nữa, mẹ hãy cho bé ngồi ghế ăn dặm, cố định vị trí để trẻ chỉ tập trung vào bữa ăn. Không nên cho trẻ ăn với tư thế ẵm, nằm hay ngồi trong xe tập đi. Một lỗi mà nhiều mẹ vẫn thường hay mắc phải khi trẻ không chịu ăn là dẫn trẻ ra ngoài chơi, vừa đi vừa ăn. Lâu ngày sẽ hình thành thói quen xấu và trẻ sẽ không chịu ăn nếu mẹ không đáp ứng đủ các yếu tố này.

Không sử dụng thiết bị điện tử khi ăn 

Tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem các thiết bị điện tử khi ăn. Bởi vì sách báo, TV, điện thoại, đồ chơi… sẽ khiến bé xao nhãng, phân tâm và không tập trung được vào bữa ăn của mình. Bé sẽ không cảm nhận được mùi vị, độ ngon của thức ăn cũng như cảm giác đói và no. 

Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút 

Theo các chuyên gia, một bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, ngay cả khi trẻ chưa ăn đủ. Tuyệt đối không bắt ép trẻ ngồi lâu hơn. 

Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút tránh tình trạng ngậm thức ăn ở trẻ

Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút tránh tình trạng ngậm thức ăn ở trẻ

Để khuyến khích hoạt động ăn uống của trẻ, mẹ có thể thưởng cho con một thứ gì đó hoặc chỉ là một lời khen khi con ăn ngoan. 

Nếu đã thực hiện các phương pháp trên mà tình trạng biếng ăn của trẻ không thuyên giảm, ba mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bé nhận được hầu hết dinh dưỡng thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cho đến khi được 12 tháng tuổi. Miễn là em bé đang uống sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) và đang phát triển tốt, tâm trạng và hành vi bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. 

Hãy nhớ rằng mỗi trẻ đều có quá trình phát triển khác nhau, vì vậy đừng so sánh bé của bạn với các bé khác và cố gắng đuổi kịp hay ép trẻ ăn. Qua bài viết này, chắc bố mẹ đã hiểu hơn về nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ cũng như những cách khắc phục đơn giản mà hiệu quả. 

Nguồn tham khảo: 

[1] https://www.momjunction.com/articles/tips-to-deal-with-anorexia-in-infants_00352976/ 

[2] http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/bieng-an-o-tre-em.html

Xem thêm:

“Giải mã” hiện tượng trẻ ăn nhiều mà mãi không tăng cân

Sữa mát cho bé tăng cân, mẹ đã hiểu đúng chưa?

Đọc tiếp ...

Tại sao cần giúp trẻ phát triển cảm xúc (EQ)

Giúp trẻ phát triển cảm xúc (EQ) quan trọng không kém chỉ số thông minh (IQ). Bố mẹ cần hiểu rõ tầm quan trọng và phương pháp giúp con phát triển EQ tốt nhất ngay từ khi còn bé. Dưới...

Chi tiết
Bí quyết giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa Covid – 19

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi hệ miễn dịch còn non yếu nên có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, mẹ cần chú trọng chăm sóc trẻ để tăng cường...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay