Các mốc phát triển của trẻ, mẹ không thể bỏ lỡ (6-12 tháng)

Đăng ngày: 01/10/2021
Chia sẻ:

Các mốc phát triển của trẻ là những tiêu chí đặc biệt đánh giá sự sự thay đổi về mặt thể chất, cảm xúc, nhận thức, hành vi… ở trẻ. Nếu bỏ qua những cột mốc này, mẹ sẽ đánh mất cơ hội giúp con hoàn thiện tốt nhất các kỹ năng đầu đời, đặc biệt là giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi.

Hiểu các mốc phát triển của trẻ để làm gì?

“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”, đó là những đúc kết vô cùng xúc tích của ông bà ta về các mốc phát triển của bé từ 6 – 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên, vẫn có hàng trăm câu hỏi khiến các mẹ bỉm sữa phải đau đầu. Chẳng hạn, vì sao con mãi là không biết bò? Mấy tháng thì mọc răng? Sao con lại chậm đi như vậy? Đã cho ăn đủ thứ mà sao con vẫn còi?…

Trong hành trình khôn lớn, bé yêu của bạn sẽ gặp phải rất nhiều thách thức chung về thể chất và cảm xúc. Chính vì vậy, mẹ rất cần hiểu, đồng hành và bổ sung những “chất xúc tác” giúp con phát triển một cách thuận lợi nhất.

Các mốc phát triển của trẻ giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi

Có 6 cột mốc phát triển quan trọng trong giai đoạn này:

Cột mốc 7 tháng: Bé yêu bắt đầu biết trườn, bò

Nếu bạn phải hồi hộp chờ đợi suốt 6 tháng để thấy bé yêu chuyển từ trạng thái lẫy sang nhổm dậy và trườn bò thì cơ hội đến rồi đấy.

Từ 7 tháng tuổi bé bắt đầu biết trườn, bò

Từ 7 tháng tuổi bé bắt đầu biết trườn, bò

Ở tháng này, bé yêu bắt đầu tò mò hơn về thế giới và các đồ vật xung quanh. Khả năng quan sát của bé cũng tốt hơn rất nhiều. Bé đã có thể nhận ra những gương mặt thân quen như bố, mẹ, ông, bà,… và bắt đầu biết theo, đòi được bế. Đây cũng những là động lực để bé nhổm lên và trườn, bò tới các “mục tiêu” của mình.

Nhiều bé mọc răng sớm hơn nhưng đa số các bé đều có những chiếc răng đầu tiên ở giai đoạn này. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để cho bé bắt đầu ăn dặm và bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Giai đoạn này, nếu như bé yêu không giao tiếp bằng mắt, không cười, không thể hiện sự vui, buồn hoặc ít thể hiện tình cảm với mẹ… thì mẹ cần đưa bé đi khám để có biện pháp can thiệp sớm [1].

Cột mốc 8 tháng: Phát triển vượt bậc về trí não

Khi được 8 tháng tuổi, bé sẽ phát triển rất tốt về mặt cảm xúc. Mẹ sẽ thấy con khóc, cười, sợ hãi nhiều hơn và thể hiện tình cảm rõ rệt hơn. Bé cũng bắt đầu có sự cảnh giác đối với người lạ và từ chối khi được bế, ẵm.

Bé phát triển mạnh mẽ về mặt cảm xúc

Bé phát triển mạnh mẽ về mặt cảm xúc

Ở tháng 8 tuổi, bé bắt đầu ê a những từ hơn được lặp lại. Những âm điệu bé phát ra thường không rõ ràng nhưng thể hiện thái độ của bé đối với tác động xung quanh.

Mẹ cũng có thể hình dung được ra một phần tính cách ở mốc phát triển này của bé: Con khó tính hay dễ tính? Nhút nhát hay bạo dạn? Thích khám phá, tò mò hay không?…

Từ 8 tháng trở đi, bé yêu có thể bắt đầu học cầm thìa, xúc thức ăn rồi mẹ nhé. Tuy đã ăn nhiều thức ăn đặc hơn nhưng bé yêu vẫn cần 1 nửa lượng calo hàng ngày từ sữa mẹ hoặc sữa công thức…vì vậy mẹ vẫn cần bổ sung cho bé nhé [2].

Cột mốc 9 tháng: Thế giới của bé bắt đầu… đứng lên

Ở cột mốc phát triển này bé yêu sẽ cho bạn rất nhiều bất ngờ, nhưng đặc biệt nhất là khả năng đứng dậy.

Bé có thể đứng lên nhờ vịn vào mẹ, giường, ghế...

Bé có thể đứng lên nhờ vịn vào mẹ, giường, ghế…

Bé bắt đầu sử dụng bàn, ghế, tay vịn hoặc xe đẩy để kéo mình đứng lên. Mẹ đừng sợ và vội vàng đỡ bé khi thấy bé ngã nhé. Hãy cho bé một diểm tựa vững chắc để có thể tự mình đứng lên.

Ở mốc phát triển này, bé cũng có thể bắt đầu dùng ngón tay để lấy thức ăn, chỉ trỏ các mục tiêu xác định và những đồ vật muốn lấy. Ngoài ra, bé sẽ bắt đầu bập bẹ những tiếng đầu tiên như ba ba, ma ma, ạ và biết vẫy tay chào.

Cột mốc 10 tháng: Những câu nói đầu đời của bé

Khi bé được 10 tháng tuổi, bạn sẽ bắt gặp những từ đầu tiên có vẻ “tròn vành rõ chữ” của bé. Thời điểm này, bé có thể hiểu ý nghĩa của một số “mệnh lệnh” từ mẹ và có phản xạ lại. Chẳng hạn, không được, đứng lên nào, ngồi xuống nào, con đừng khóc nhé…

Lúc này, chân bé cũng cứng cáp hơn để đứng lên hay ngồi xổm xuống từ tư thế đứng. Con cũng có thể thành thục việc xúc ăn bằng thìa, cầm bình sữa tự uống hoặc đồ uống từ cốc bạn cầm cho bé.

Nếu như trong cột mốc phát triển này bé không có được những kỹ năng: tự ngồi vững và mất đi những kỹ năng trước đó… thì mẹ cần đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn nhé [2].

Cột mốc 11 tháng: Bước đi bằng… đôi chân của mình

Mặc dù đa số trẻ sơ sinh thường chưa biết đi cho đến khi được 15 tháng tuổi hoặc hơn nhưng cũng rất nhiều trẻ bắt đầu những bước đi đầu tiên khi mới 11 tháng tuổi.

Bé cứng cáp hơn và chập chững những bước đi đầu tiên

Bé cứng cáp hơn và chập chững những bước đi đầu tiên

Mẹ quan sát sẽ thấy bé thích leo trèo và khám phá những đồ vật xung quanh. Bé cũng thích thú với âm nhạc, thường nhún nhảy khi nhạc được bật lên.

Hơn nữa, nếu quan sát mẹ sẽ thấy bé dần hình thành tính cách rõ rệt. Một số trẻ sẽ bộc lộ tư duy độc lập bằng cách chống lại và phản kháng nếu như không được làm theo ý muốn của mình [3].

Giai đoạn này, thức ăn đặc không còn là trở ngại với bé. Tuy nhiên, bé vẫn cần được bú từ 1 – 2 cữ sữa mỗi ngày.

Cột mốc 12 tháng:  Phát triển mạnh về cảm xúc

Tròn 1 tuổi là thời điểm quan trọng nhất trong các cột mốc phát triển của bé. Lúc này, bé sẽ chuyển sang chế độ ăn dặm hoàn toàn. Mẹ vẫn cho bé bú sữa nhưng cần duy trì 3 bữa chính với thức ăn đặc và 2 bữa phụ cho bé.

Ngoài ra, các kỹ năng về ăn uống của bé được phát triển mạnh trong độ tuổi này. Bé có thể tự ăn, tự xúc thức ăn bằng thìa, muỗng hoặc tay. Giấc ngủ của bé ở cũng đã được nề nếp hơn. Bé yêu có thể ngủ 11 tiếng vào ban đêm và ngủ ngắn từ 1 – 2 lần vào ban ngày.

Nhiều trẻ ở giai đoạn này đã biết đi, nhưng mẹ đừng quá lo lắng nếu như con chưa làm được điều này. Quan trọng nhất ở mốc 1 tuổi là con biết thể hiện được những cảm xúc như thận trọng, sợ hãi và có biết thể hiện nhu cầu của bản thân cho người chăm sóc như: đói, buồn tè, đau… [4]

Các hoạt động kích thích sự phát triển của bé từ 6-12 tháng

Mẹ hãy cùng đồng hành trong suốt các mốc phát triển của trẻ

Cùng đồng hành trong suốt các mốc phát triển của trẻ

Ở các mốc phát triển này của trẻ, mẹ hãy dành thời gian nhiều hơn cho bé hoạt động phát triển cả về cảm xúc và vận động như:

  • Kích thích khả năng vận động của bé: Mẹ hãy đặt đồ chơi vừa tầm với của bé khuyến khích bé di chuyển (trườn, bò) để với lấy. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chơi cùng bé các trò phát triển khả năng vận động của tay như: vỗ tay, đập tay nhẹ hay trò chơi ú òa. Khi bé đã biết đứng, mẹ có thể cho bé nhún nhảy theo nhạc.
  • Trò chuyện với bé: Bé rất thích trò chuyện. Ở mỗi mốc phát triển của bé mẹ hãy chọn những cách phù hợp để trò chuyện nhằm tăng khả năng giao tiếp cho bé.
  • Chơi cùng con: Cùng con chơi các đồ chơi khuyến khích trí tưởng tượng và sự sáng tạo như các khối hình, hình các con vật hay đọc sách với các hình nhiều màu sắc.
  • Học ngôn ngữ ký hiệu cùng bé: Bé chưa biết nói nhưng không có nghĩa là bé không thể giao tiếp. Theo Jann Fujimoto – một nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ được chứng nhận ở Wisconsin, thời điểm tốt để bắt đầu học ngôn ngữ ký hiệu cùng bé là khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi [5].

Chắc hẳn rằng mẹ đã hiểu rõ hơn về các mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi. Để bé có thể phát triển tốt nhất, mẹ hãy kiên trì và đồng hành cùng bé mỗi ngày nhé!

Nguồn tham khảo

  1. Baby development at 7-8 months | Raising Children Network
  2. Baby development at 9-10 months | Raising Children Network
  3. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/tre-11-thang-tuoi-phat-trien-chat-van-dong-nhan-thuc-va-cam-xuc/
  4. Baby development at 11-12 months | Raising Children Network
  5. https://www.thebump.com/a/how-to-teach-baby-sign-language

Xem thêm:

Những cột mốc phát triển của trẻ bố mẹ cần biết (2-6 tuổi)

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đâu mới là thời điểm “vàng” ?

Đọc tiếp ...

Những rủi ro khiến trẻ bị ngạt thở (choking) mẹ cần biết

Tình trạng trẻ bị ngạt thở thường xảy ra khi đường thở của trẻ bị tắc nghẽn bởi vật cản nào đó. Chỉ cần một vật nhỏ cũng có thể gây tắc nghẽn đường thở và gây nguy hiểm cho...

Chi tiết
DHA:EPA:ARA – Dinh dưỡng phát triển não bộ cho trẻ sơ sinh

Mẹ có biết não trẻ sơ sinh khi 1 tuổi có thể tăng gấp đôi kích thước so với lúc mới sinh? Đây được coi là giai đoạn vàng cần chú trọng cung cấp các axit béo DHA, EPA, ARA...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay