Các tuần khủng hoảng của trẻ hay wonder week là giai đoạn thay đổi tâm sinh lí mạnh mẽ thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nắm rõ thời điểm khi nào xảy ra có thể giúp ích rất nhiều cho bố mẹ để “đối phó” với những sự thay đổi đột ngột của con. Hãy cùng Little Étoile tìm hiểu chi tiết các tuần khủng hoảng trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Tuần khủng hoảng của trẻ là gì?
Tuần khủng hoảng của trẻ (wonder weeks) là thời điểm trẻ có nhiều thay đổi cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Thường ngày con ngủ rất ngon, ít quấy khóc thì ở giai đoạn này bé lại “khó ở”, lười bú hay quấy khóc đòi ba mẹ. Không ít bố mẹ hoang mang, lo lắng khi ở trong các tuần khùng hoảng của trẻ.
Trong giai đoạn này, bé trải qua quá trình phát triển tinh thần nhảy vọt (mental leap). Các nghiên cứu về thần kinh học đã chỉ ra những bước nhảy vọt như vậy xảy ra cùng lúc với những thay đổi trong não bộ. Các tuần khủng hoảng của trẻ bao gồm 10 giai đoạn phát triển trí não nhảy vọt mà trẻ phải trải qua trong 20 tháng đầu đời. Mỗi bước sẽ có những thay đổi quan trọng trong nhận thức của trẻ về thế giới cũng như cách trẻ dung các hiểu biết đó để phát triển các kỹ năng mới khác.
Vậy tại sao lại xảy ra khủng hoảng trong giai đoạn này? Đó là bởi vì các thay đổi về nhận thức và giác quan xảy ra quá đột ngột khiến trẻ chưa thể thích nghi kịp thời về mặt nhận thức, thể chất. Từ đó dẫn tới trẻ thường có những biểu hiện bất thưởng, hay quấy khóc vô cớ.
Trẻ hay cáu gắt khi ở trong các tuần khủng hoảng
Biểu hiện trẻ đang trong các tuần wonder week
Khi mẹ nhận thấy trẻ đợt nhiên có một số dấu hiệu dưới đây, thì có thể trẻ đang bước vào tuần khủng hoảng đầu đời:
Bé sẽ khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ giấc ngắn hơn bình thường, hay khóc đêm.
Tâm trạng thay đổi thất thường. hay cáu gắt, quấy khóc và bám mẹ nhiều hơn.
Trẻ trở nên muốn được mẹ âu yếm, vỗ về hơn trước.
Hay bám mẹ là một trong các dấu hiệu trẻ đang trong các tuần khủng hoảng
Các giai đoạn khủng hoảng của trẻ xảy ra khi nào?
Các tuần khủng hoảng của trẻ được chia ra làm 10 giai đoạn trong vòng 20 tháng đầu đời.
5 Tuần tuổi
Khoảng thời gian này trẻ sẽ hay quấy khóc từ khoảng 5 – 10 hoặc 11 giờ tối. Mẹ hãy thường xuyên ôm bé hoặc có thể dùng địu bé để bớt mỏi hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cần cho trẻ ăn thường xuyên hơn vào buổi tối. Em bé cũng có thể trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc vào thời điểm này
Từ 8-9 tuần tuổi
Khi bước sang tuần tuổi thứ 8, bé đang bắt đầu nhận biết các việc đơn giản trong thế giới của mình. Trẻ lặp đi lặp lại cách di chuyển bàn tay của mình theo cùng một cách, hoặc nói đi nói lại cùng 1 từ/ âm thanh dù các từ này chưa có nghĩa rõ ràng.
Những điều này có thể khiến trẻ khó ổn định và đi vào giấc ngủ, vì vậy hãy đảm bảo phòng của trẻ yên tĩnh và ánh sáng nhẹ dịu. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để mẹ có thể tập được cho trẻ các thói quen ngủ đúng giắc, đúng giờ.
12 tuần tuổi
Lúc này trẻ đã có thể phát triển vận động của mình rõ ràng hơn với việc lật, lẫy, và trườn. Trẻ cũng bắt đầu nhận ra những thay đổi xung quanh như khi mẹ rời khỏi phòng hay khi máy sấy kêu.
Ở độ tuổi này, em bé ngày càng nhạy cảm hơn và trở nên năng động hơn. Con có thể biết lật và trườn. một số bố mẹ sẽ thấy trẻ nằm sấp kể cả khi ngủ.
Từ 15-19 tuần tuổi
Tới độ tuổi này, nhận thức của trẻ đã phát triển mạnh mẽ. Bé sẽ học cách nhận biết nguyên nhân và kết quả cũng dự đoán kết quả của sự việc. Chẳng hạn, nếu làm rơi đồ chơi này, nó sẽ rơi xuống đất và mẹ sẽ đến nhặt nó lên. Đấy là lý do tại sao trẻ rất phấn khích hay đùa nghịch, làm đi làm lại hoài một hành động cho dù mẹ có ngăn cản.
Bên canh đó, giấc ngủ của trẻ sẽ bị thay đổi. Vì vậy mẹ cần tiếp tục giúp trẻ làm quen với thói quen ngủ đúng giờ.
Hãy tập thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc cho trẻ
Từ 23-26 tuần tuổi
Bé bắt đầu nhận thức được khoảng cách vào thời điểm này, vì vậy trẻ sẽ thấy thế giới trở nên rộng lớn hơn nhiều! Đây có thể là một lý do nhiều trẻ hay thích bắt đầu lăn / bò để khám phá vào thời điểm này. Trẻ bắt đầu nhận biết được sự chia cách. Khi trẻ hiểu rằng mẹ sẽ rời đi khi mình ngủ.
Từ 33-37 tuần tuổi
Bé cũng có những bước tiến lớn trong khả năng vận động, học cách bò, vịn đứng lên và có thể dần dần bước đi. Ở các tuần khủng hoảng này có thể khiến giấc ngủ của trẻ có thể bị gián đoạn nghiêm trọng, có thể do trẻ bắt đầu phát triển nhiều về các khả năng vận động.
Từ 42-46 tuần tuổi
Lúc này, bé bắt đầu nhận biết các bước để thực hiện các việc thường diễn ra như mặc quần áo. Bên cạnh đó, bé cũng có thể tự làm một số việc đơn giản như mang tất trước khi mang giày.
Các thói quen rất quan trọng trong giai đoạn này. Hầu hết trẻ sơ sinh thích biết trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, vì vậy hãy cố gắng hình thành thói quen ngủ của trẻ.
Từ 52-55 tuần tuổi
Có thể nói giai đoạn này là một bước ngoặc vì trẻ đã bắt đầu chập chững biết đi. Trẻ cũng thể hiện sở thích mạnh mẽ hơn, chẳng hạn chỉ ăn với chiếc tô màu hồng, chỉ mặc bộ đồ công chúa yêu thích,…
Từ 61-64 tuần tuổi
Giai đoạn này liên quan đến bước đột phá về nhận thức nguyên nhân và kết quả mà trẻ đã thấy trong giai đoạn 15-19 tuần. Sự khác biệt là lúc này trẻ đã biết học cách sử dụng nhân – quả để đạt được mục tiêu của mình.
Vì vậy, đây cũng là lúc bố mẹ nên rèn tính kỷ luật cho con. Hãy dạy cho trẻ biết điều gì nên làm và không nên làm.
Từ 72-76 tuần tuổi
Con bạn bây giờ có thể có nhận thức nhiều hơn. Ví dụ, trẻ biết sự khác biệt ở lớp học và ở nhà. Như trẻ có thể nghe lời cô giáo hơn, còn hay làm nũng, gắt gỏng với mẹ. Đấy là vì con có sự thay đổi hành vi và hành động của mình để phù hợp với các tình huống khác nhau
Bố mẹ cần làm gì để đối phó với tuần khủng hoảng này
Cùng trải qua các tuần khủng hoảng của trẻ
Như mẹ đã biết thì khi bước vào các tuần khủng hoảng của trẻ thì có rất nhiều thay đổi bất thường xảy ra. Bí quyết để mẹ có thể trải qua các tuần này một cách êm ái là học cách hiểu bé qua từng tiếng khóc, vẻ mặt khó chịu hay mỗi khi bé mè nheo. Có một số mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng để trải qua giai đoạn wonder week dễ dàng cùng con:
Cho bé đi ngủ sớm hơn bình thường khoảng từ 30-45 phút.
Cho bé ngủ ít hơn, có thể giảm bớt một giấc trong ngày (áp dụng từ tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55).
Không nên thúc ép bé ăn nếu bé biếng ăn.
Thường xuyên trò chuyện, âu yếm và quan tâm đến bé nhiều hơn.
Bất cứ đứa bé nào cũng có thể trải qua giai đoạn khó khăn trong những năm đầu đời. Tùy vào tình trạng phát triển của mỗi trẻ mà các tuần khủng hoảng của trẻ có thể có các dấu hiệu khác nhau. Vì vậy, mẹ hãy kiên trì đồng hành cùng con và biến những ngày khủng hoảng thành những kỷ niệm đẹp, mẹ nhé!
Chứng tăng động, giảm chú ý là một trong những bệnh lý ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, nhất là những năm đầu đời rất khó phân biệt các biểu hiện của trẻ bị tăng động. Vậy lời...
Nhu cầu chất xơ ở trẻ nhỏ không quá cao nhưng vai trò của chất xơ lại đặc biệt quan trọng đối với hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của trẻ. Vậy chất xơ là gì? Hãy cũng...