Bí quyết giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa Covid – 19
Đăng ngày: 23/09/2021
Chia sẻ:
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi hệ miễn dịch còn non yếu nên có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, mẹ cần chú trọng chăm sóc trẻ để tăng cường đề kháng tự nhiên cho bé chống lại các nguy cơ gây bệnh.
Nội dung bài viết
Vì sao trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc Covid – 19?
Theo thống kê của UNICEF số trẻ em tử vong do Covid – 19 ở 78 quốc gia là 8.700/ 2,7 triệu ca, chiếm khoảng 0,3% các ca tử vong. Tại Mỹ, tỷ lệ trẻ em nhiễm Covid – 19 chiếm tới 13% tổng số ca nhiễm [1]. Còn tại Việt Nam, chỉ tính riêng ở Hà Nội, trong thời gian từ ngày 5/7 – 30/7 có khoảng 5% số ca mắc Covid -19 là trẻ em trong độ tuổi từ 0 – 5 tuổi [2].
Trẻ có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm bệnh
Đây là những con số đáng báo động về tình trạng trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh bị tổn thương trong đại dịch Covid – 19. Theo các bác sĩ, mặc dù phần lớn trẻ em nhiễm Covid – 19 ở thể nhẹ, nhưng những trẻ có bệnh nền, trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa phát triển hoặc suy giảm có thể bị diễn biến nặng.
Trong giai đoạn Việt Nam chưa có vaccine ngừa Covid – 19 dành cho trẻ em và trẻ sơ sinh, các bác sĩ khuyến cáo: Cha mẹ cần chăm sóc trẻ sơ sinh hợp lý, giúp trẻ tăng sức đề kháng, tối ưu hệ miễn dịch một cách tự nhiên trong thời điểm này [3]
4 tip chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa dịch
Để tăng cường đề kháng, giúp trẻ khỏe mạnh hơn trong tình hình dịch bệnh lây lan nhanh như hiện nay mẹ cần có cách chăm sóc trẻ sơ sinh hợp lý. Không chỉ về mặt dinh dưỡng mà còn về môi trường sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng đúng cách cho cả bé và mẹ đang cho con bú nhé!
“Chìa khoá” dinh dưỡng Đầy đủ
Dinh dưỡng đầy đủ với chế độ ăn hợp lý
Đối với trẻ sơ sinh
Chế độ dinh dưỡng tối ưu nhất cho trẻ sơ sinh là một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm đầy đủ tinh bột, protein, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Ngoài việc tiếp tục cho bé bú sữa, mẹ có thể bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho tăng cường đề kháng cho bé trong các bữa ăn dặm hàng ngày.
Khoai lang, xoài, bí đỏ, cà rốt… giúp tăng cường vitamin A.
Các thịt, hải sản sẽ bổ sung kẽm cho bé. Hơn nữa, mẹ có thể bổ sung sắt cho be qua bữa ăn dặm với các loại thịt đỏ, các loại đậu, rau (rau bina, cải xoăn, cải ngọt)
Các bữa ăn nên có cá hồi sẽ giúp tăng cường Omega-3 EPA / DHA cho bé.
Bổ sung vitamin có trong hoa quả cho bé
Ngoài ra, đường ruột khỏe mạnh, hấp thu tốt sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Vì vậy khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa dịch, mẹ cần quan tâm đặc biệt đến hệ tiêu hóa của bé. Mẹ có thể bổ sung chất xơ prebiotic từ trái cây (táo, lê), ngũ cốc nguyên hạt… để đường ruột bé luôn khỏe mạnh. Nếu trẻ có sử dụng sữa công thức, mẹ hãy chọn loại sữa chứa chất xơ prebiotic như GOS, nucleotide…để hỗ trợ tiêu hóa cho bé.
Một gợi ý là mẹ có thể thêm yến mạch vào chế độ ăn uống của bé bằng cách nấu cháo, pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé uống. Bởi vì trong yến mạch có chứa Beta-glucan rất tốt để tăng cường khả năng miễn dịch [4].
Đối với bà mẹ đang cho con bú
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ đừng quên chăm sóc chính bản thân mình nhé. Bởi lẽ, mẹ được chăm sóc tốt sẽ có nguồn dinh dưỡng tốt nhất bổ sung các kháng thể giúp con khỏe mạnh qua dòng sữa.
Mẹ cho con bú nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Nhu cầu năng lượng cần bổ sung thêm đối với mẹ là từ 550 – 625 kcal/ngày so với nhu cầu của người trưởng thành. Trong đó các chất cần được tăng thêm là: Protein; Lipid; các loại vitamin B2; C; A… và các khoáng chất [6].
Để làm được điều này mẹ cần được đảm bảo các bữa ăn cân bằng chất dinh dưỡng. Ngoài thịt, cá, trứng, sữa và rau xanh… trong giai đoạn dịch bệnh, nếu có thể, mẹ nên tăng cường thực đơn với cá hồi từ 2 – 3 lần/ tuần. Mẹ cần ăn 2 bữa trái cây, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày.
Đảm bảo mẹ có lượng vitamin tốt nhất bổ sung cho bé qua nguồn sữa, mẹ nên đi kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu. Nếu lượng chất dinh dưỡng không đủ, các bác sĩ sẽ tư vấn giúp mẹ bổ sung thêm.
Thực hiện lối sống lành mạnh
Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ có đủ năng lượng để hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo cho bé ngủ từ 9-12 tiếng mỗi ngày khi ở độ tuổi 6 -12 tháng. Bé có thể ngủ từ 9 giờ tối và thức dậy từ 7-10 giờ sáng hôm sau. Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên cho trẻ vận động, hít thở không khí ngoài trời. Nếu đang trong thời gian giãn cách, mẹ có thể bế bé ra ngoài ban công tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng để cơ thể bé tổng hợp vitamin D cần thiết cho hệ miễn dịch [6]
Tập thể dục thường xuyên cũng là cách hiệu quả để tăng cường đề kháng cho bé. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho bé tập các bài tập tay, chân, đạp xe,…
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Môi trường sống xung quanh bé cần được đảm bảo sạch sẽ trong mùa dịch. Mẹ hãy thường xuyên lau chùi sàn nhà, bàn ghế, giường cũi, các nắm cửa.. các dụng cụ mà bé có thể tiếp xúc tại nhà. Đồ chơi của bé cần được rửa sạch và diệt khuẩn cẩn thận.
Thường xuyên tắm rửa, thay đồ để giúp cơ thể bé được sạch sẽ. Nếu bé đã biết rửa tay, xúc miệng, mẹ có thể tạo thói quen thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh….
Tắm rửa sạch sẽ và giữ vệ sinh cho bé thường xuyên
Hạn chế tiếp xúc
Trong mùa dịch Covid – 19 nhiều thói quen chăm sóc trẻ sơ sinh trước đó sẽ cần phải thay đổi. Người thân trong gia đình, người chăm sóc bé cần hạn chế các hành động như: ôm ấp, thơm, hôn… Bởi lẽ, những hành động yêu thương này sẽ khiến bé có nguy cơ tiếp xúc với các giọt bắn có thể chứa mầm bệnh.
Bố mẹ cần hạn chế đưa bé đến những nơi đông người. Nếu trong trường hợp không cần thiết, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ.
Không chỉ tránh cho bé tiếp xúc với người lạ, bố mẹ và người chăm sóc trẻ cần thực hiện nghiêm 5K. Đặc biệt là hạn chế tiếp xúc để tránh nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài về nhà lây lan cho trẻ.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa dịch sẽ khó khăn hơn bởi những tiềm ẩn lây lan dịch bệnh từ cộng đồng sẽ đến bất cứ lúc nào, bởi bất kỳ ai. Hi vọng những gợi ý trong bài viết này sẽ giúp mẹ bớt hoang mang trong việc đồng hành cùng bé vượt qua đại dịch Covid – 19.
Tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh trong quá trình ăn dặm luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm đau đầu. Vậy làm sao để cải thiện tình trang này? Mẹ đã thực sự hiểu đúng về cách...
Từ 6 tháng tuổi trở đi, sốt mọc răng ở trẻ là hiện tượng thường khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Sốt mọc răng thường có những biểu hiện thế nào? Mẹ nên chăm sóc bé ra sao?...