Giúp trẻ phát triển cảm xúc (EQ) quan trọng không kém chỉ số thông minh (IQ). Bố mẹ cần hiểu rõ tầm quan trọng và phương pháp giúp con phát triển EQ tốt nhất ngay từ khi còn bé. Dưới đây sẽ làm rõ lý do tại sao trẻ cần phát triển EQ và những việc bố mẹ cần làm để giúp bé.
Nội dung bài viết
Tầm quan trọng của phát triển cảm xúc (EQ) ở trẻ
Trẻ em có trí thông minh cảm xúc (EQ) cao hơn có khả năng chú ý tốt hơn, năng nổ trong các hoạt động, có nhiều mối quan hệ tích cực hơn và đồng cảm hơn [1]. Cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến những quyết định, hành vi của trẻ về sau. Vì thế, ngay từ những năm tháng đầu đời giúp trẻ phát triển EQ là việc mà mẹ cần làm.
Để giúp bé phát triển EQ, chúng ta có thể thông qua hoạt động vui chơi mỗi ngày. Điều này không chỉ tốt cho cảm xúc của trẻ mà còn giúp phát triển trí não và khả năng vận động cơ thể. Vui chơi là cách trẻ sơ sinh học hỏi và phát triển tự nhiên.
Bộ não của bé phát triển rất nhanh trong năm đầu tiên. Dó đó, bé có thể qua bất kỳ hoạt động nào: nhìn, sờ, nghe, nếm, ngửi và di chuyển. Từ đó, bé sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ, tương tác xã hội, khuyến khích trí tưởng tượng tốt hơn.
Các giai đoạn phát triển cảm xúc của trẻ (trong 6-12 tháng)
Giai đoạn 6-12 tháng là lúc trẻ có thể học hỏi và khám phá những điều mới
Giai đoạn 6-12 tháng là lúc bé quan sát mọi thứ xung quanh để học hỏi. Đây cũng là lúc trẻ bắt đầu có nhiều cách thể hiện cảm xúc của mình. Vì vậy, bố mẹ hãy tạo điều kiện để trẻ khám phá và thể hiện mọi cảm xúc: tức giận, hạnh phúc, thất vọng,…
Giai đoạn 6 tháng tuổi, bé sẽ biết cười khi cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Giai đoạn 8 tháng tuổi, bé bắt đầu có cảm xúc lo sợ khi tiếp xúc với người lạ, tỏ ra sợ hãi, lo lắng, tránh né. Thậm chí khóc khi gặp những người không quen. Khi xa mẹ, bé cũng thường có biểu hiện bất an, quấy khóc.
Giai đoạn 10 tháng tuổi, bé đã thể hiện đa dạng cảm xúc hơn, là lúc bố mẹ nên âu yếm và thể hiện tình cảm nhiều hơn với bé.
Giai đoạn 12 tháng là cột mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc của bé. Mối quan hệ giữa em bé và mẹ được hình thành và ảnh hưởng trực tiếp đến cách tiếp cận của bé với thế giới xung quanh [2]. Mẹ cần tạo cho bé cảm giác tin tưởng, an toàn, dễ chịu. Nếu không được quan tâm, chăm sóc thì các cảm xúc nghi ngờ, thiếu tự tin, sợ hãi… của bé sẽ có khả năng phát triển trội hơn. Từ đó, có thể ảnh hưởng xấu đến tính cách của bé sau này.
Những trò chơi giúp trẻ phát triển cảm xúc (EQ)
Thông qua các hoạt động vui chơi hàng ngày, bé sẽ phát triển ở tất cả các mặt, trong đó có phát triển cảm xúc (EQ). Bố mẹ có thể cùng bé chơi những trò chơi dưới đây để khuyến khích quá trình phát triển cảm xúc ở con tốt hơn nhé!
Cùng trẻ tạo ra âm nhạc
Âm nhạc giúp trẻ phát triển cảm xúc
Âm nhạc có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc. Bố mẹ có thể cùng con chơi các đồ chơi âm nhạc như đàn, trống, các đồ chơi phát ra âm thanh, bài hát. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng các vật dụng đơn giản trong nhà như nồi, thìa gỗ để cùng con tạo ra âm thanh. Hơn nữa, lời hát ru của mẹ cũng có ảnh hưởng tích cực đến phát triển cảm xúc của bé.
Chơi với nước, cát, bùn
Bé thỏa thích nghịch bùn cát giúp phát triển sự sáng tạo và cảm xúc
Hãy để trẻ tự do nô đùa với nước, cát, bùn, … và thể hiện cảm xúc của mình. Ví dụ bé vui vẻ, thích thú khi nghịch nước, ném bùn khi tức giận, vẽ màu để kích thích khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, những trò chơi này đòi hỏi bố mẹ cần giám sát cẩn thận để tránh bé bị sặc nước, cát bay vào mắt,…
Sử dụng đồ chơi hoặc gấu bông giúp trẻ phát triển cảm xúc
Tạo nên câu chuyện và nhân vật từ những đồ chơi, thú nhồi bông của trẻ để dạy con biết những cảm xúc đơn giản như buồn, vui vẻ,…Ví dụ, mẹ tạo câu chuyện chú gấu đang buồn vì phải xa mẹ, rồi mẹ sẽ ôm chú gấu vào lòng để an ủi và giải thích cho bé.
Sử dụng sách để giải thích cảm xúc đơn giản
Đọc sách cùng bé để làm quen với các biểu hiện cảm xúc khác nhau
Có rất nhiều cách để giúp trẻ phát triển cảm xúc ở giai đoạn 6-12 tháng, bố mẹ hãy khéo léo chọn cách phù hợp với từng mốc phát triển của con. Chẳng hạn như sử dụng sách để giải thích cảm xúc chỉ nên áp dụng khi bố mẹ thấy bé đã có nhiều biểu hiện cảm xúc rõ ràng (giai đoạn 8-12 tháng).
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đầu sách giáo dục phát triển cảm xúc ở trẻ. Những loại sách này được thiết kế hình ảnh rõ ràng màu sắc hấp dẫn rất dễ để giải thích cho con các biểu cảm khác nhau:hạnh phúc, tức giận, buồn bã,…Hay bố mẹ cũng có thể thể hiện cảm xúc của mình để bé nhận biết tốt hơn.
Cảm xúc (EQ) ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, các quyết định của trẻ khi trưởng thành. Vì thế, bố mẹ hãy giúp trẻ phát triển cảm xúc ngay từ những giai đoạn đầu đời bằng những cách mà Little Étoile đã gợi ý trong bài viết này nhé.
Nguồn tham khảo:
The roles of emotion regulation and emotion knowledge for children’s academic readiness; Raver, Garner & Smith-Donald, 2007; Eggum et al, 2011
Thiếu kẽm ở trẻ em không phải là hiện tượng xa lạ với các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi từ 6 -12 tháng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm...
Tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh trong quá trình ăn dặm luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm đau đầu. Vậy làm sao để cải thiện tình trang này? Mẹ đã thực sự hiểu đúng về cách...