Ba mẹ nào cũng muốn con mình thật thông minh và khỏe mạnh. Làm thế nào giúp trẻ thông minh hơn luôn là trăn trở của nhiều bậc ba mẹ. Cùng theo dõi bài viết để không bỏ lỡ những cơ hội “vàng” giúp trẻ phát triển trí não ngay từ khi chào đời nhé!
Nội dung bài viết
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ
Tổ chức Y Tế thế giới WHO khuyến nghị rằng nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có rất nhiều lợi ích của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Sữa mẹ đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bé phát triển trí não và hạn chế nhiễm trùng.
Dưỡng chất trong sữa mẹ giúp trẻ thông minh hơn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp hoàn hảo cho sự phát triển trí não và cơ thể ở trẻ sơ sinh. Trong đó, mức độ chất béo Omega 3 thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống của người mẹ. Trẻ được bú mẹ lâu hơn có chỉ số thông minh cao hơn những trẻ không được bú mẹ và những lợi ích này có thể kéo dài đến 5 tuổi [1].
Bổ sung dinh dưỡng cân đối và đầy đủ giúp trẻ thông minh hơn
Các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ, giúp bé thông minh
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nền tảng cho sự phát triển trí não, hỗ trợ giúp trẻ thông minh hơn sau này:
Axit béo Omega-3 (DHA, EPA) có trong sữa mẹ, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của dây thần kinh trong não và võng mạc. Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung hàm lượng DHA cao cũng giúp cải thiện thị lực và chức năng nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ trong độ tuổi tập đi. Lượng Omega 3 phù hợp có thể giúp tăng trí thông minh ở trẻ sơ sinh đến 10 tháng [2].
Axit béo omega-6 ARA (Axit arachidonic): cần thiết cho hoạt động của khớp thần kinh trong não. Khớp thần kinh là một cấu trúc trong não cho phép một tế bào thần kinh truyền tín hiệu đến một tế bào thần kinh khác. Đó là hệ thống nhắn tin của não cho chúng ta biết cách sử dụng cơ thể của mình. Ngoài ra ARA cũng giúp hình thành các mạch máu của em bé, hỗ trợ sự phát triển xương và đóng vai trò trong sự phát triển và chức năng của hệ miễn dịch.
Chất đạm
Protein: cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển chung của não và cơ thể. Thiếu protein trong thời kỳ mang thai có thể gây ra tình trạng chậm phát triển trước khi sinh và thời thơ ấu của trẻ. Điều này cũng khiến kích thước não nhỏ hơn và trẻ phát triển chậm hơn.
Vi chất dinh dưỡng
Choline: Tương tự như DHA, Choline cũng là một dưỡng chất hỗ trợ trí não, giúp cho hệ thần kinh luôn khỏe mạnh, tăng khả năng học hỏi ở trẻ. Hơn nữa, choline cũng góp phần tạo ra acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Hỗ trợ phát triển trí nhớ, chuyển động cơ, điều hòa nhịp tim và các chức năng khác. Sự kết hợp của Choline và các vitamin khác, chẳng hạn như B12 và folate, cũng giúp trong quá trình trong việc tổng hợp DNA.
Lutein: là một loại caroten có trong sữa mẹ hoặc rau có màu xanh đậm. Lutein ngoài tốt cho thị lực của trẻ, còn giúp cải thiện tốc độ xử lý của tế bào thần kinh và bảo vệ các tế bào hoạt động mạnh khỏi bị tổn thương ở vùng não. Từ đó giúp trẻ phát triển nhận thức tốt hơn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một chế độ ăn giàu lutein có thể cải thiện khả năng xử lý hình ảnh, học tập, trí nhớ, giải quyết vấn đề và nói trôi chảy [3].
Sắt: trẻ sơ sinh có hàm lượng sắt thấp gây phát triển chậm về nhận thức, vận động, khám phá xã hội. Nếu mẹ bầu thiếu sắt trong thai kỳ cũng gây ra tình trạng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh [4].
Kẽm: giúp phát triển kỹ năng vận động và các hoạt động chức năng ở trẻ sơ sinh và trẻ tập đi có cân nặng thấp [5]. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập và chậm phát triển trí tuệ. Vì cơ thể không thể tự tạo ra kẽm nên mẹ có thể bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm chẳng hạn như thịt, cá, ngũ cốc, sữa.
I-ốt là một chất dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng cho thai phụ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. I-ốt cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh, 5 giác quan, sự tỉnh táo và sự phối hợp. Trẻ sơ sinh sẽ bị phát triển trí não kém và giảm chỉ số thông minh nếu thiếu hụt I-ốt nghiêm trọng [6].
Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ thông minh hơn?
Bên cạnh chất dinh dưỡng, môi trường xung quanh và tương tác giữa bố mẹ với trẻ cũng góp phần kích thích sự tò mò, giúp phát triển trí thông minh tốt hơn.
Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ thông minh hơn?
Tạo môi trường an toàn, thú vị
Cung cấp cho trẻ một môi trường sống thú vị, kích thích sự tò mò của trẻ. Môi trường khiến trẻ cảm thấy an toàn. Vì khi trẻ cảm thấy hoảng sợ, não bộ sẽ tạo ra phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn.
Để trẻ được chơi ngoài trời, khuyến khích trẻ khám phá thế giới bên ngoài, kích thích thị giác, thính giác, khả năng nhận thức của trẻ. Đây cũng là cách tự nhiên để bổ sung vitamin D, quan trọng cho hệ miễn dịch của trẻ. Bố mẹ chỉ cần lưu ý rửa tay sạch sẽ cho con sau khi chơi và trước mỗi bữa ăn.
Tương tác với trẻ
Bạn có biết rằng tích cực tương tác với con cũng là một cách giúp con phát triển não bộ ngay từ những tháng đầu đời? Những trải nghiệm và mối quan hệ đều tác động đến khả năng học tập, hành vi, sức khỏe thể chất và tinh thần sau này của trẻ. Bố mẹ có thể tương tác với con qua các trò chơi như: Trò liên quan đến tay (ví dụ: trò ú òa, múa rối hay vỗ tay và cười đều giúp bé phát triển khả năng phản xạ học và chức năng nhận thức)
Thường xuyên khích lệ, khen thưởng trẻ.
Cho trẻ chơi các loại đồ chơi phát triển giác quan và sử dụng tay. Như lego, đồ chơi có chuyển động, nhiều màu sắc. Hay đồ chơi tạo ra các loại âm thanh khiến trẻ chú ý.
Đọc và chỉ vào hình vẽ minh họa để thu hút sự chú ý của trẻ nhằm khơi gợi sự tò mò ở trẻ. Để trẻ làm quen với giọng nói của người lớn, học cách lắng nghe các từ và ngữ điệu. Giúp kích thích khả năng nghe và nói từ não.
Trò chuyện với bé giúp bé nhận thức nhanh và học từ mới hiệu quả
Hát cho bé nghe giúp cho sự phát triển ngôn ngữ.
Thường xuyên trò chuyện với trẻ giúp phát triển khả năng nhận thức tốt hơn
Cách giúp trẻ thông minh tốt nhất là ba mẹ cần quan tâm, chăm sóc trẻ ngay từ trong bụng mẹ và cả giai đoạn sơ sinh. Chú ý bổ sung dưỡng chất để trẻ phát triển não bộ tối ưu cũng như cho trẻ tham gia các hoạt động kích thích não bộ phát triển hoàn thiện trong giai đoạn này.
Nắm rõ kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ em giúp bố mẹ tự tin hơn khi chăm sóc con. Nhất là giai đoạn sơ sinh (0-6 tháng) sức đề kháng của bé còn yếu, dễ bị nhiễm...
Nuôi con bằng sữa mẹ sự lựa chọn tốt nhất vì sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng và các chất miễn dịch tốt cho sự phát triển của trẻ. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ...