Não bộ của bé phát triển như thế nào trong 6 tháng đầu đời?
Đăng ngày: 13/08/2021
Chia sẻ:
Có thể bạn chưa biết, não của trẻ sơ sinh chỉ bằng ¼ não của người trưởng thành. Mặc dù trong giai đoạn từ 0-6 tháng trẻ chỉ bú sữa, ngủ, đi ngoài nhưng não của bé vẫn phát triển 1% mỗi ngày ngay từ khi vừa chào đời. Theo một nghiên cứu bản đồ não của trẻ sơ sinh trong ba tháng đầu đời, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng não trẻ sơ sinh phát triển cực nhanh sau khi sinh nhưng chậm lại với tốc độ tăng trưởng 0.4% mỗi ngày vào cuối tháng thứ ba.
Nội dung bài viết
Não bộ của trẻ sơ sinh
Trong 6 tháng đầu đời, cấu trúc não bộ của trẻ sơ sinh đều đã xuất hiện. Tuy nhiên, các cấu trúc này vẫn chưa hoàn thiện và chưa bắt đầu hoạt động hoàn toàn. Các phần não bộ đã hoạt động có thể kiểm soát các phần như:
Thở (thân não).
Nhịp tim.
Sự chuyển động.
Ngủ / thức.
Những tiếng e e, khóc.
Phản ứng đau.
Cơ mặt và miệng.
Kiểm soát các cơ quan khác.
Não bộ của em bé sẽ tăng gấp đôi kích thước trong 12 tháng đầu đời. Giai đoạn này, não đã có đầy đủ các bộ phận rồi. Nhưng hãy thử tưởng tượng nó giống như một chiếc máy tính đã có các chương trình nhưng chưa được chạy.
Não bộ của trẻ sơ sinh tăng gấp đôi kích thước trong 12 tháng đầu đời
Các bộ phận trong não sẽ được kích hoạt để kiểm soát cảm giác. Đặc biệt là xúc giác, vị giác, thính giác, thị giác (nhận biết màu sắc, hình dạng, khuôn mặt) và các chuyển động (phối hợp, sử dụng tay, di chuyển xung quanh). Tất cả những điều này đều giúp ích cho việc học và ghi nhớ khi bé bắt đầu khám phá. Dần dần, bé sẽ bắt đầu học hỏi và bộ não của bé tiếp tục phát triển khi bé nhìn, nghe và chạm vào thế giới xung quanh.
Một số mốc phát triển trí não quan trọng trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi:
Phát triển nhận thức và cảm xúc
Trí nhớ được hình thành từ các giác quan cơ bản
Làm quen với sự tiếp xúc của con người bằng thị giác, khứu giác và xúc giác
Khả năng nhận dạng khuôn mặt
Nhận biết ánh sáng và bóng tối và di chuyển về phía các vật thể sáng
Nhận biết màu sắc (2-4 tháng)
Cảm nhận được sự an ủi, dỗ dành, an toàn bằng những cái chạm, từ đó giúp thúc đẩy sự tự tin.
Giao tiếp
Bé học cách giao tiếp khi cần thứ gì đó bằng cách khóc
Bắt đầu thể hiện niềm vui/ cảm xúc bằng cách mỉm cười
Bé lắng nghe lời nói của con người (hóng chuyện) và bắt đầu học bắt chước và nhận ra âm thanh, giọng điệu.
Bé có thể nhận ra những người khác ngoài người chăm sóc chính
Điều phối và kiểm soát vật lý
Bắt đầu sử dụng phản xạ (ví dụ: nắm chặt tay, ngẩng cao đầu, nghiêng người…)
Kiểm soát chuyển động khi nhìn mọi thứ
Phối hợp cử động chân và tay khi nằm sấp
Học cách lật, giữ thăng bằng bằng cách ngồi thẳng lưng
Dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển trí não
Dinh dưỡng (đa lượng và vi lượng) cũng đóng vai trò quan trọng và có tác động tích cực đến sự phát triển nhận thức, trí thông minh, sự phát triển cảm xúc của trẻ. Ngoài DHA, EPA, ARA, các nhà khoa học công nhận các dưỡng chất khác cũng giúp hỗ trợ cho chức năng nhận thức và trí não của trẻ quan trọng không kém như: Choline, Lutein, Sắt, I-ốt, Folate, Kẽm, Vitamin B1 và vitamin D.
Các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ
Các dưỡng chất này đảm bảo tế bào rằng các tế bào não và thần kinh được phát triển và hoạt động bình thường. Tế bào thần kinh cũng yêu cầu choline để hỗ trợ các thông điệp hóa học trong hệ thần kinh (tức là chất dẫn truyền thần kinh). Thiếu các chất dinh dưỡng này có thể làm tăng nguy cơ suy giảm thần kinh, chậm phát triển trí tuệ, khiếm khuyết về nhận thức, tâm lý xã hội, học tập và hành vi.
Bố mẹ nên làm gì để kích thích sự phát triển nhận thức của trẻ
Ngoài cung cấp các dưỡng chất thiết yếu ra, sau đây là một số điều đơn giản mà mẹ có thể làm để giúp cho sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh trong giai đoạn này:
Dành thời gian cho con: Thử đọc và kể chuyện, nói chuyện và hát cho bé nghe. Làm những điều này hàng ngày cũng giúp bé làm quen với âm thanh và từ ngữ. Điều này giúp kích thích các tế bào thân kinh, khả năng nhận thức và phát triển các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ mà trẻ cần khi lớn hơn. Khả năng ngôn ngữ của bé cũng phát triển theo, bé có thể nói bập bẹ những âm thanh đơn giản như a, e, ba, ma.
Mẹ nên dành thời gian nhiều hơn với bé
Nhìn vào mắt con bạn: nếu bé đang nhìn bạn, hãy nhìn lại, đây là một cách tương tác quan trọng để gắn kết với em bé của bạn. Khi bé quay mặt đi, Nghĩa là bé đang cho bạn biết rằng bé đã ăn đủ và cần được nghỉ ngơi.
Cười với con: khi bé nhìn thấy bạn cười, nó sẽ giải phóng các chất hóa học tự nhiên trong cơ thể. Điều này làm cho bé cảm thấy thoải mái và an toàn. Nó cũng giúp xây dựng sự gắn bó với bạn.
Chơi với trẻ: điều này giúp não bộ của trẻ phát triển và giúp trẻ tìm hiểu về thế giới. Nó cũng tăng cường mối quan hệ giữa hai bạn.
Cho bé thời gian nằm sấp: 1-5 phút chơi trên bụng mỗi ngày giúp bé có sức mạnh về đầu, cổ và phần trên cơ thể. Em bé của bạn cần những cơ này để nâng đầu, bò và kéo mình lên để đứng khi lớn hơn. Luôn quan sát trẻ trong thời gian nằm sấp và đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ.
Thử massage: massage cho bé là một cách tuyệt vời để gắn kết với em bé của bạn. Nó cũng có thể giúp bé thư giãn, thoải mãi, từ đó bé của bạn cũng bớt cáu kỉnh hơn.
Thử massage cho bé
Sự phát triển não bộ trong những năm đầu đời của trẻ đang phát triển nhờ vào nguồn dinh dưỡng, những trải nghiệm và mối quan hệ mà bé tiếp xúc hàng ngày. Trẻ sơ sinh học được xảm xúc và bắt chước theo thông qua việc quan sát cha mẹ và người chăm sóc bé. Vì vậy cha mẹ hãy kiên nhẫn, dành thời gian hơn tìm hiểu, vui chơi cùng bé, cho bé cơ hội khám phá thế giới xung quanh, đây cũng chính là nền tảng vững vàng để bé phát triển trí tuệ sau này.
Bài viết có sự tư vấn của tiến sĩ George – Nurture Central
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp do vi-rút gây ra với các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu rõ dấu hiệu và cách chăm sóc để phòng ngừa các biến chứng xảy ra...
Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ rất dễ nhận biết, điển hình là sốt và bị phát ban đào hay dỏ khắp người. Khi gặp tình trạng này, bố mẹ nên bình tĩnh xem xét các để có cách...