Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Đăng ngày: 13/08/2021
Chia sẻ:

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp do vi-rút gây ra với các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu rõ dấu hiệu và cách chăm sóc để phòng ngừa các biến chứng xảy ra khi trẻ bị nhiễm bệnh.

Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là một bệnh nhiễm trùng do vi rút Herpes 6 và 7 (HHV6 và HHV7) ở người gây ra [1]. Trong nhiều trường hợp, bệnh này còn được gọi là “bệnh sởi” ở trẻ em.

Vi rút Herpes có thể sống trong da, phổi, nước bọt ở khoang miệng, mũi hay họng. Vì vậy, Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng lây qua:

  • Tiếp xúc với các giọt bắn khi ho, hắt hơi. Đây được coi là trường hợp phổ biến nhất.
  • Cho trẻ ăn bằng thìa như người lớn, sẽ dễ dàng làm lây vi-rút sang trẻ em.
  • Tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc người lớn khác bị nhiễm bệnh. Thường là từ mẹ sang con.
Sốt phát ban (roseola) là bệnh do vi-rút Herpes 6 và 7 gây ra

Sốt phát ban (roseola) là bệnh do vi-rút Herpes 6 và 7 gây ra

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là bệnh nhiễm trùng lành tính, thường thấy ở trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi. Tuy nhiên, đối với những trẻ có hệ miễn dịch yếu vẫn có thể bị sốt phát ban trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi.

Triệu chứng của sốt phát ban và biến chứng

Triệu chứng thường gặp

Sốt phát ban thường kéo dài khoảng 4 ngày và tự hết mà không cần đưa đến bác sĩ hay điều trị y tế. Các dấu hiệu thường nhẹ nên nhiều khi mẹ không nhận ra trẻ đã bị nhiễm vi rút. Dù vậy, mẹ cũng cần lưu ý các triệu chứng của sốt phát ban dưới đây để có biện pháp chăm sóc hợp lý:

  • Xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi nhiễm vi rút (được gọi là thời kỳ ủ bệnh).
  • Sốt nhẹ – nhiệt độ cơ thể tăng ( trong khoảng 3-5 ngày).
  • Một số ít trường hợp có thể bị sốt đột ngột và dẫn đến co giật (hoặc bị phù)
  • Phát ban da có màu hồng, sần sùi trên cánh tay và chân (trong khoảng 2 ngày). Khi ấn tay vào da trẻ chuyển sang màu trắng bệch.
  • Đôi khi sốt mà không xuất hiện phát ban ở các trường hợp nhẹ hơn.
  • Trẻ em bị phát ban chỉ có thể lây bệnh trước khi có triệu chứng sốt hoặc phát ban. Khi trẻ có các triệu chứng này thì sẽ không còn lây nhiễm cho trẻ khác được nữa.
  • Trẻ cũng có thể bị tiêu chảy, ho và mí mắt bị sụp hoặc sưng [2].
Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt phát ban ở trẻ

Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt phát ban ở trẻ

Các biến chứng của sốt phát ban ở trẻ

Một số trường hợp, khi trẻ bị sốt cao đột ngột có thể gây ra co giật từng cơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như [3]:

  • Tình trạng mất ý thức
  • Cơ bắp bị căng cứng và co giật
  • Mặt trẻ có đỏ hoặc chuyển xanh
  • Cơn co giật kéo dài trong vài phút
  • Sau đó trẻ sẽ tỉnh nhưng vẫn buồn ngủ / khó chịu

Các biến chứng nặng hơn có thể xảy ra khi trẻ bị sốt phát ban như viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ em, đi ngoài ra máu, hay đặc biệt nguy hiểm như viêm não [4].

Cách phòng ngừa và kiểm tra cho trẻ

Phòng ngừa cho trẻ

Vì sốt phát ban rất dễ lây lan trước khi trẻ có các triệu chứng nên mẹ khó có thể ngăn chặn sự lây lan từ trẻ khác. Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa cho bệnh nhiễm trùng này. Mẹ có thể phòng ngừa bằng cách biện pháp dưới đây:

  • Giữ gìn vệ sinh và rửa tay thường xuyên.
  • Vứt khăn giấy đã qua sử dụng cẩn thận, nên sử dụng thùng rác có nắp.
  • Chia thành nhiều bữa và cho trẻ bú nhiều hơn bình thường.
  • Hạn chế cho trẻ đi nhà trẻ, vì sẽ dễ lây bệnh từ các trẻ khác.

Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tư vấn về sức khỏe trong những trường hợp cần thiết.

Chẩn đoán và kiểm tra

Để biết trẻ có phải bị sốt phát ban bình thường hay có bị các biến chứng nào khác thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác. Hoặc có thể làm xét nghiệm máu tìm kháng thể với vi-rút HHV 6 hoặc 7.

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Cần đưa trẻ bị sốt phát ban đến bác sĩ khi nào?

Cần đưa trẻ bị sốt phát ban đến bác sĩ khi nào?

Mặc dù sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ với những triệu chứng nhẹ, nhưng mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khi có các biểu hiện:

  • Trẻ luôn trong trạng thái buồn ngủ và khó đánh thức.
  • Trẻ ít tè hơn.
  • Xuất hiện cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.

Các trường hợp nguy hiểm hơn:

  • Trẻ không tỉnh dậy sau 5 phút đánh thức.
  • Sốt lên đến 42 độ C, điều này rất nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng đến chức năng não của trẻ sau này.

Mẹ lưu ý rằng sốt phát ban là bệnh do vi rút gây ra nên không thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh [5]. Do đó, không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc khi chưa được chỉ định bởi bác sĩ nhé!

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh rất thường gặp với các dấu hiệu nhẹ, và thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý các triệu chứng và cách phòng ngừa để chăm sóc trẻ đúng cách. Cũng như kịp thời đưa đến bác sĩ để tránh các biến chứng xảy ra.

Nguồn tham khảo:

[1] https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Roseola_infantum/

[2,5] https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-is-roseola

[3] https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Febrile_Convulsions/

[4] https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cach-dieu-tri-sot-phat-ban-o-tre-so-sinh/

Xem thêm:

Sữa mát cho bé tăng cân, mẹ đã hiểu đúng chưa?
Não bộ của bé phát triển như thế nào trong 6 tháng đầu đời?

Đọc tiếp ...

Lần đầu tiên con cất tiếng khóc chào đời

Ngay lúc nghe tiếng khóc đầu tiên của con, biết con khỏe mạnh chào đời có lẽ sẽ là khoảnh khắc hạnh phúc và đáng nhớ nhất của mỗi người mẹ. Khi biết mình mang thai Lần đầu làm mẹ...

Chi tiết
Não bộ của bé phát triển như thế nào trong 6 tháng đầu đời?

Có thể bạn chưa biết, não của trẻ sơ sinh chỉ bằng ¼ não của người trưởng thành. Mặc dù trong giai đoạn từ 0-6 tháng trẻ chỉ bú sữa, ngủ, đi ngoài nhưng não của bé vẫn phát triển...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay