Sữa tăng cân cho bé 6 tháng – Little Étoile Ngôi Sao Nhỏ

Đăng ngày: 20/04/2023
Chia sẻ:

Trẻ dưới 1 tuổi cơ thể vẫn chưa có sức đề kháng hoàn chỉnh và khá nhạy cảm với các tác nhân gây hại. Lúc này nguồn cung dinh dưỡng chủ yếu của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức (trong trường hợp mẹ thiếu hoặc không có đủ cho con bú). Tuy nhiên, không phải trẻ nào sinh ra cũng có khả năng tăng trưởng tốt. 

Vậy làm sao để lựa chọn nguồn sữa giúp trẻ tăng cân và phát triển phù hợp. Hãy cùng Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile tìm hiểu ngay.

2 GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ DƯỚI 6 THÁNG:

Giai đoạn 1: từ 0 – 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn đầu tiên này, cơ thể và bộ não của trẻ đang học làm quen với thế giới ngoài bụng mẹ. Từ sơ sinh đến ba tháng, em bé của bạn có thể bắt đầu:

  • Học cách cười và đáp lại nụ cười của mẹ;
  • Trẻ sẽ cố gắng để nâng đầu và ngực lên cao. Điều này cho thấy hệ cơ và xương của trẻ đã được nâng lên một mức độ mới;
  • Chăm chú nhìn theo những đồ vật dễ gây sự chú ý;
  • Đưa tay lên miệng;
  • Cầm nắm đồ vật;
  • Nắm hoặc chạm vào những đồ vật trong tầm mắt.

Từ 3 – 6 tháng, các bé thực sự học cách tiếp cận và thực hiện những điều mà trẻ muốn với ở xung quanh chúng. Trẻ có thể nắm chặt đồ vật xung quanh bằng tay. Hoặc trẻ có thể tạo ra những âm thanh như tiếng nói, tiếng cười một cách rõ nét. Cụ thể, giai đoạn này trẻ có thể sẽ:

  • Lật qua lật lại và trườn tới nơi mà mình muốn;
  • Phát ra âm thanh như ngôn ngữ thực;
  • Cười thành tiếng;
  • Đưa tay ra và lấy các đồ vật trong tầm mắt của trẻ. Trẻ có thể dùng tay để điều khiển đồ chơi và các vật khác.
Ba Mẹ Tương Tác Và Chơi Cùng Trẻ Kích Thích Sự Phát Triển
Ba Mẹ Tương Tác Và Chơi Cùng Trẻ Kích Thích Sự Phát Triển

Nhìn chung, giai đoạn này có vai trò quan trọng giúp xây dựng nền tảng cơ bản cho sự phát triển của trẻ. Do đó, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học và hợp lý nhất. Mẹ hãy lưu ý về vấn đề dinh dưỡng cho con trong cả 2 trường hợp: mẹ đủ sữa và mẹ thiếu sữa hoặc sữa không đủ dinh dưỡng.

1. Trường hợp mẹ đủ sữa: 

Khi mẹ đủ sức khỏe và không gặp trường hợp tắc sữa, thiếu sữa, trẻ hoàn toàn có thể phát triển nhờ sữa mẹ trong 6 tháng đầu mà không cần hỗ trợ từ các loại sữa ngoài. Trong trường hợp này, mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống, điều trị sau sinh (nếu có). Vì mỗi loại chất, thức ăn đưa vào cơ thể mẹ đều trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ. 

Nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ [1]

  • Trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong 1 giờ đầu) để kích thích mẹ tiết sữa.
  • Cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm.
  • Bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác.
  • Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối.
  • Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút.
  • Nên cai sữa khi trẻ được 24 tháng hay lâu hơn nếu có thể.
  • Khi mẹ bị bệnh, trẻ ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.

Chế độ nghỉ ngơi, lao động của bà mẹ cho con bú [1]

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa. Mẹ cần có thời gian để nghỉ ngơi, lao động vừa phải. Nếu phải lao động nhiều mà ăn uống không đủ, mẹ sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa và vận động. Điều này có thể dẫn đến mẹ bị suy dinh dưỡng, thiếu sức khỏe để nuôi con. 

Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ nuôi con bú [1]

  • Mẹ ăn uống đầy đủ sẽ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con bú.
  • Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
  • Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường.
  • Uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít/ngày) vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa.
  • Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi).
  • Không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá.
  • Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
Sữa Tăng Cân Tăng Chiều Cao Cho Tẻ. 6 Tháng
Mẹ cho con bú nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

2. Trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc sữa không đủ dinh dưỡng: 

Sữa công thức là trợ thủ đắc lực của mẹ

Trong trường hợp trên mẹ bị thiếu sữa hoặc sữa không đủ dinh dưỡng, trẻ có nguy cơ chậm tăng cân hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, mẹ cần đến sự hỗ trợ của sữa công thức. Tuy nhiên, mẹ chỉ cần sử dụng sữa công thức khi xác định đúng các tình trạng: 

  • Mẹ thiếu sữa so với nhu cầu của bé: 

“Tắc sữa” hoặc thiếu sữa là tình trạng không hiếm ở các mẹ trong giai đoạn mới sinh nở. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến cơ địa, hormone, tuyến giáp, các vấn đề khách quan khác,.. Thông thường, “tắc sữa” sẽ gây hiện tượng đau nhức, tức ở bầu ngực. Mẹ cần có thiết bị hỗ trợ vắt sữa thường xuyên (hoặc theo chỉ định của bác sĩ). Về nhu cầu của bé, nếu bé vẫn còn quấy khóc khi đã bú hết lượng sữa trong một lần mẹ có thể cho con bú, rất có khả năng lượng sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu bình thường của con.

  • Mẹ phải sử dụng thuốc đặc trị sau sinh: 

Trường hợp này xảy ra có thể do mẹ đang trong quá trình điều trị bệnh lý đặc biệt. Mẹ cũng có thể gặp các vấn đề phát sinh hậu sinh nở, cần can thiệp thuốc đặc trị. Nhiều loại thuốc mẹ sử dụng có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ. Do vậy, không hoàn toàn an toàn để cho con bú. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đánh giá tình trạng ảnh hưởng đối với sữa mẹ.

Khi đã xác định đúng các tình trạng nêu trên, mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng sữa công thức. Khi không đủ sữa mẹ, trẻ thường có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc gặp các vấn đề về hệ miễn dịch. Khi đó, mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại sữa dành cho bé chậm tăng cân, đặc biệt là các loại sữa mát tăng cân cho bé từ 0 – 6 tháng

Bổ sung thêm các nguyên nhân khách quan khiến mẹ phải dùng kèm sữa công thức trong quá trình nuôi con.

  • Đi làm sớm, không có thời gian cho con bú.
  • Đi làm stress công việc khiến sữa không đạt chất lượng, không đủ dinh dưỡng.
  • Mẹ không có nhiều thời gian cho con bú

Do điều kiện và hoàn cảnh đặc thù, nhiều mẹ bỉm phải quay trở lại sớm với công việc. Vì vậy, trẻ phải xa mẹ từ sớm. Mẹ không thể cho con bú đúng theo nhu cầu, chế độ mà con cần mỗi ngày. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến mẹ cần dùng kèm sữa công thức để bảo đảm trẻ được hấp thu đầy đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình phát triển

Sữa Tăng Cân Úc Nhập Khẩu Ngôi Sao Nhỏ
Bổ sung sữa công thức cho trẻ khi mẹ quay trở lại công việc
  • Sữa mẹ không đạt chất lượng dinh dưỡng 

Trong thời kì hậu sinh nở, có rất nhiều yếu tố tác động đến tâm trạng lẫn thể chất của mẹ. Điển hình: Tự ti về vóc dáng sau sinh, stress sau khi quay lại với công việc, áp lực với những chuyển biến của con trẻ,… Đây đều có thể là nguyên nhân khiến mẹ luôn trong trạng thái lo âu, bất an, không thoải mái, vui vẻ. 

Những chuyển biến tiêu cực về tinh thần của mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Khi tâm lý bất ổn, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra các loại hoocmon để phản ứng lại. Tuy nhiên, các hoocmon này qua sữa mẹ đi vào cơ thể bé dẫn đến một số tác hại nhất định.

Vì vậy, không tốt cho sự phát triển của trẻ. Lúc này, mẹ nên cân nhắc sử dụng thêm sữa công thức cho con. Hơn hết, trẻ cần được bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Khi thấy con vui khỏe mỗi ngày, mẹ cũng sẽ yên tâm hơn, tâm trạng cũng thoải mái hơn rất nhiều.  

Nhận biết trẻ đã bú đủ sữa

Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ không nên cho trẻ bú quá nhiều hoặc quá ít. Cần cân bằng lượng sữa được hấp thu mỗi ngày vào cơ thể của trẻ. Dưới đây là 3 dấu hiệu giúp mẹ biết trẻ đang được bú đủ sữa:

  • Trẻ tăng cân đầy đủ: Bác sĩ sẽ đo cân nặng em bé trong mỗi lần khám kiểm tra để theo dõi sự phát triển của bé. Sau 5 ngày đầu sau sinh, trẻ nên tăng từ 14 đến 28g mỗi ngày trong 3 tháng đầu tiên, và 14g mỗi ngày trong khoảng từ 3 đến 6 tháng.
  • Số lần đi ngoài: Trẻ sơ sinh nên thay ít nhất 4-6 tã sau khi tè và đi ngoài nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Trẻ bú thường xuyên: Trong 1 ngày, trẻ nên bú ít nhất từ 8 đến 12 lần trong tháng đầu tiên sau sinh và ít nhất 7 lần ở tháng tiếp theo. Nếu mẹ nghe thấy tiếng trẻ bú chóp chép là dấu hiệu tốt cho thấy trẻ đang bú sữa.

Đây là những dấu hiệu khách quan mẹ dễ nhìn nhận. Tuy nhiên, mẹ là người thấu hiểu con nhiều nhất. Hãy chú ý đến các trạng thái của trẻ khi bú để cảm nhận con đã no sữa hoặc có gặp dấu hiệu lạ nào khi bú hay không, mẹ nhé!

Nhận biết khi nào trẻ cần bổ sung sữa công thức

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ chưa bú đủ sữa hoặc sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của con: 

  • Giảm cân nhiều hơn bình thường ở trẻ sơ sinh: Em bé giảm tới 10% trọng lượng sơ sinh trong 5 ngày đầu đời. Sau 2 tuần, trẻ sẽ trở lại cân nặng khi sinh.
  • Trẻ đi vệ sinh ít. Mẹ chỉ thay tầm 6 tã trong khoảng thời gian 24 giờ khi trẻ được 5 ngày tuổi
  • Khó chịu mỗi khi bú và xảy ra thường xuyên trong ngày.
  • Khoảng cách giữa các cữ bú rất ngắn hoặc rất dài. Nếu bé thường bú ít hơn 10 phút hoặc nhiều hơn 50 phút một lần, điều đó có nghĩa là trẻ không bú đủ sữa.
  • Trẻ nôn trớ nhiều sau bú. Điều này làm trẻ không hấp thu đủ dưỡng chất dẫn tới chậm tăng cân.

Nếu có xuất hiện những dấu hiệu trên, mẹ cần bắt đầu tìm hiểu và cân nhắc sử dụng thêm sữa công thức cho con. Tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ trong giai đoạn quan trọng đầu đời này. Các loại sữa công thức hiện nay đều được nghiên cứu kỹ càng để đáp ứng mọi mong muốn của mẹ và hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển của trẻ. 

Cách tính lượng sữa cần bổ sung hàng ngày cho bé [2]

Để bổ sung đủ lượng sữa mỗi ngày cho con, mẹ cần biết cách tính lượng sữa. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, mẹ có thể căn cứ vào công thức tính lượng sữa cho trẻ như sau:

  • Lượng sữa trẻ bú tối thiểu mỗi ngày phụ thuộc vào cân nặng. Ta có công thức 150ml nhân với số cân nặng hiện tại của trẻ. Chẳng hạn như trẻ nặng 4,9kg thì lượng sữa bú mỗi ngày là 4,9 x 150ml = 740ml. Trung bình mỗi 3 giờ trẻ bú khoảng 92ml. Để tránh trường hợp trẻ bị trớ sữa do bú nhiều, mẹ nên cho trẻ nghỉ xả hơi sau khi bú được nửa lượng sữa.
  • Đối với trẻ sơ sinh, lượng sữa đủ cho trẻ mỗi ngày có thể được tính như sau: Trẻ sơ sinh trong những ngày đầu chỉ chứa được lượng ít sữa trong mỗi lần bú. Lượng sữa cho trẻ bú sẽ tăng lên 30ml/lần. Trẻ ở giai đoạn sau sinh một tuần có thể bú được 60ml sữa mỗi lần bú. Đến giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi, trẻ có thể bú được 90 – 120ml sữa mỗi lần bú với 4 – 5 lần bú mỗi ngày. Đến giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi, trẻ có thể bú được 180 – 240ml sữa mỗi lần bú với 3 – 4 lần bú mỗi ngày vì ở độ tuổi này bé đã bắt đầu ăn dặm. 

Tuy nhiên các công thức trên chỉ mang tính chất khái quát. Lượng sữa cho trẻ bú mỗi ngày còn phụ thuộc vào mức độ ăn của mỗi trẻ. Hơn hết, trong các giai đoạn phát triển mạnh, trẻ có thể được bú sữa nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày. Tốt nhất mẹ nên cho bé bú theo hướng dẫn sử dụng của từng dòng sữa công thức.

  1. Các vitamin cần bắt buộc bổ sung trong giai đoạn tăng cân của trẻ:
Vitamin D3 [3]
  • Tại sao cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ?

Sự thiếu hụt vitamin D3 khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp bé, nhẹ cân. Đồng thời, chức năng miễn dịch của cơ thể cũng suy giảm, dễ mắc bệnh. Đặc biệt, dễ mắc phải các bệnh liên quan đến hô hấp. Do đó, chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên chú trọng bổ sung vitamin D3 cho trẻ, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh. Vitamin D3 được bổ sung đầy đủ sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình tăng cân của trẻ một cách khoa học, hiệu quả.

Bo Sung Vitamin D3 Cho Tre Trong Nhung Thang Dau Doi
Bổ sung vitamin D3 cho trẻ trong những tháng đầu đời
  • Bổ sung Vitamin D3 cho trẻ như thế nào? 

Năm 2008, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng vitamin D chung và không có khuyến cáo dành riêng cho vitamin D3. Do đó, bố mẹ có thể tham khảo khuyến cáo này như sau:

  • Tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên nhận được tối thiểu 400 IU vitamin D mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung.
  • Bố mẹ cần bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức có lượng vitamin D đầy đủ nên có thể không cần bổ sung thêm.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc một phần, cũng như trẻ em và thanh thiếu niên tiêu thụ ít hơn 01 lít sữa bổ sung vitamin D/ngày thì nên bổ sung thêm 400 IU vitamin D mỗi ngày.
  • Bổ sung vitamin D3 đúng cách: 

Các loại sữa công thức dành cho bé chậm tăng cân hiện nay trên thị trường đa phần có bổ sung Vitamin D3. Mẹ có thể tham khảo kỹ bảng thành phần dinh dưỡng trước khi quyết định cho con sử dụng. Ngoài ra, nếu cần sử dụng thêm các loại vitamin D3 dạng thuốc thì cần nghe theo chỉ định của bác sĩ để đưa ra phương pháp tối ưu nhất. 

Sắt [4]
  • Tại sao cần bổ sung sắt cho trẻ? 

Sắt là chất thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển của não và hệ thống thần kinh của trẻ. Sắt cũng là thành phần tham gia cấu tạo máu. Vì vậy, thiếu sắt kéo dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Tình trạng thiếu sắt nặng kéo dài làm trẻ xanh xao, nhợt nhạt, ốm yếu, sức đề kháng giảm. Từ đó, trẻ cũng dễ bị các bệnh về nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp…

  • Bổ sung sắt cho trẻ như thế nào? 

Trẻ có thể bổ sung sắt nhờ sữa mẹ và từ các loại sữa công thức hỗ trợ tăng cân:

  • Với trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, lượng sắt trẻ tích lũy được từ mẹ trong  thai kỳ đủ cho nhu cầu của trẻ trong 5-6 tháng sau sinh. Vì vậy, trẻ không cần phải bổ sung thêm sắt.Trẻ sinh non cần được bổ sung thêm sắt 2mg/kg mỗi ngày, tối đa 15 mg/ngày. Cần bổ sung bắt đầu từ 1 tháng tuổi, tiếp tục đến 12 tháng tuổi (khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kì). Lượng sắt này được cung cấp đủ trong sữa công thức. 
  • Từ khoảng 6 tháng tuổi, trẻ cần được tập ăn dặm. Ăn dặm tốt nhất là bắt đầu từ các thực phẩm giàu sắt và kẽm.
  • Những nguồn thực phẩm nào có thể giúp trẻ bổ sung sắt?

Đây là cách phổ biến và an toàn nhất để dự phòng thiếu sắt cho trẻ. Cách này có thể bổ sung sắt cho trẻ bị thiếu sắt mức độ nhẹ.  Có hai loại sắt được tìm thấy trong thực phẩm hàng ngày:

  • Sắt động vật: thường hay có trong những loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu…), hải sản ( cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, nghêu, sò…), gia cầm, trứng và nội tạng động vật như gan, thận.
  • Sắt thực vật: hiện diện trong các loại rau có màu xanh đậm (rau bó xôi, rau muống, bông cải xanh…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây khô…
Cho trẻ ăn chế độ ăn hợp lý, đủ chất

Nguồn sắt thực vật sẽ không được cơ thể hấp thu tốt như sắt động vật. Vì vậy nếu trẻ ăn chay, trẻ cũng không được bổ sung sắt đầy đủ. Tuy nhiên, dùng chung với các loại thực phẩm giàu vitamin C (như cam quýt, dâu tây, đu đủ, bông cải xanh…) sẽ góp phần giúp trẻ tăng hấp thu sắt.

Sữa tăng cân cho bé 6 tháng – Little Étoile Ngôi Sao Nhỏ

Sữa Ngôi Sao Nhỏ – Little Étoile được nhập khẩu 100% từ Úc, là thương hiệu thuộc tập đoàn Max Biocare. Đây là một hãng dược uy tín của Úc với hơn 20 năm kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em.

Công thức của Little Étoile được phát triển dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu với bằng chứng khoa học về y tế và dinh dưỡng. Đồng thời, kết hợp với nguồn nguyên liệu chất lượng cao cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển quan trọng đầu đời của trẻ. Để bé tăng cân hiệu quả, mẹ cần quan tâm các loại sữa mát.

Bởi vì, sữa mát được xem là loại sữa chứa các thành phần dễ tiêu hoá, không gây nóng trong trẻ. Một số dưỡng chất trong sữa mát giúp tăng cân cho bé 0 – 6 tháng – Little Étoile Ngôi Sao Nhỏ: Chất xơ GOS, Đạm Whey, Lysine, Kẽm, Sắt, Vitamin D3, Vitamin nhóm B.

Sữa Ngôi sao nhỏ Little Étoile có hơn 40 chất dinh dưỡng thiết yếu

Ở sữa Ngôi sao nhỏ Little Étoile số 1 (0-6 tháng) bổ sung lượng đạm whey cần thiết để trẻ tăng cân đều theo tiêu chuẩn. Đặc biệt, hàm lượng đạm whey/ casein tương tương với tỷ lệ có trong sữa mẹ, giúp trẻ hấp thu và tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng bón hay nôn trớ.Với những ưu điểm trên, Little Étoile luôn được nhiều mẹ bỉm gợi ý khi review về sữa tăng cân cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể tham khảo Review Sữa Little Étoile Ngôi Sao Nhỏ – sữa mát tăng cân đến từ Úc.

Tìm hiểu thêm: Ăn dặm ở trẻ 

Ăn dặm nghĩa là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Trẻ có thể ăn tinh bột, protein, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa,… Các thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, chứ không thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng đề kháng tốt hơn. Chính vì vậy, mẹ vẫn cần cho trẻ bú đầy đủ. Đồng thời, tiến hành giảm lượng sữa và tăng lượng thức ăn dần theo độ tuổi của trẻ.

1. Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm [5]

Theo khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ tăng trưởng mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng tăng lên. Đặc biệt, sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn dặm. Ăn dặm giúp bé phát triển tốt và khỏe mạnh rõ rệt. 

Từ 6 – 12 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Từ 12 – 24 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

2.  Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách [6]

Cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều

Thời gian đầu cho trẻ ăn dặm, bố mẹ nên tập cho trẻ ăn từng chút một. 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen. Hơn nữa, giúp trẻ thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.

Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày. Mẹ có thể thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa,…

Cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc

Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày, sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần. Mẹ có thể cho ăn từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,… Từ đó, trẻ có thể dần dần ăn được các loại thức ăn như người lớn.

Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.

Chế biến đồ ăn dặm cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh

Chế độ ăn uống hợp lý
Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh

Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng, cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn: Gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả.  Đây là cách để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Từ đó, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.

Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch. Đảm bảo vệ sinh là yếu tố quan trọng nhất. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Tóm lại, có nhiều cách để giúp trẻ tăng cân khoa học, hiệu quả. Trên đây là một số gợi ý và thông tin mẹ có thể tham khảo từ Little Étoile. Tuy nhiên, để đưa ra phương pháp phù hợp nhất với tình trạng của trẻ, mẹ cần xin đánh giá, lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn và kinh nghiệm đáng tin cậy

Sữa ngôi sao nhỏ – little étoile

Nguồn tham khảo:

[1] Bệnh Viện nhi Trung ương (2016) Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ.

[2]  Công thức tính lượng sữa cho trẻ theo cân nặng (VinMec).

[3]  Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ như thế nào là an toàn? (VinMec).

[4]  Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (2017) Bổ sung sắt cho trẻ nhỏ.

[5,6] Sức khỏe & Đời sống (2022) Hướng dẫn ăn dặm đúng cách cho trẻ để tốt cho hệ tiêu hóa.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đọc tiếp ...

Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile - Sữa công thức ÚC nhập khẩu chính hãng

Trẻ dưới 1 tuổi cơ thể vẫn chưa có sức đề kháng hoàn chỉnh và khá nhạy cảm với các tác nhân gây hại. Lúc này nguồn cung dinh dưỡng chủ yếu của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức (trong trường hợp mẹ thiếu hoặc không có đủ cho con bú). Tuy […]

Chi tiết
Sữa công thức - Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile - Sữa Úc Nhập Khẩu

Trẻ dưới 1 tuổi cơ thể vẫn chưa có sức đề kháng hoàn chỉnh và khá nhạy cảm với các tác nhân gây hại. Lúc này nguồn cung dinh dưỡng chủ yếu của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức (trong trường hợp mẹ thiếu hoặc không có đủ cho con bú). Tuy […]

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay