Trẻ bị chàm sữa có đáng lo và cách xử trí bố mẹ cần biết

Đăng ngày: 11/01/2023
Chia sẻ:

Trẻ bị chàm sữa là tình trạng tổn thương da khá phổ biến đối với trẻ từ 2 tháng tuổi. Bài viết này, Little Étoile sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng này ở trẻ.

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa là tình trạng da trẻ bị khô, mẩn đỏ và ngứa thường xảy ra với các bé sơ sinh dưới 1 tuổi. Đôi khi những vùng da này có thể bị nứt, chảy nước và sau đó đóng vảy [1].

Thực tế, chúng ta không có cách chữa trị tình trạnh chàm sữa ở trẻ một cách cụ thể. Tuy nhiên, bố mẹ có thể thực hiện nhiều cách để kiểm soát bệnh và giúp con cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, chàm sữa là tình trạng viêm da mãng tính, không bị lan.

Các dấu hiệu chàm sữa ở trẻ

Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa
Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa

Trẻ sơ sinh bị chàm thường nổi mẩn đỏ, da khô trên mặt. Cụ thể, dấu hiệu chàm sữa chỉ là những nốt mẩn đỏ, rồi thành mụn nước nhỏ li ti, rồi sau đó có thể gây nứt da đóng vảy và bong tróc vảy.

Ở những vùng da của trẻ bị chàm sữa, khi chạm vào sẽ cảm giác thấy thô ráp, có vảy nhỏ, da khô và căng. Những mảng da khô này thường xuất hiện ở trên mặt và các vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, sau đầu gối. Đồng thời, trẻ có thể bị phát ban ở phần da đầu, cánh tay, chân hoặc toàn

Khi trẻ bị chàm sữa sẽ gây khó chịu vùng da bị tổn thương, làm trẻ hay gãi. Nếu bố mẹ không giữ vệ sinh tốt, những vùng da bị tổn thương có thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn (hoặc bội nhiễm).

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa

Trên thực tế, chúng ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và chính xác gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ. Một số nguyên nhân có thể kể đến là do di truyền từ bố mẹ hoặc do dị ứng cơ địa hay dị ứng các chất khác.

Di truyền

Nếu bố mẹ bị hen suyễn, mề đay, dị ứng thời tiết thì trẻ cũng có khả năng bị chàm sữa cao hơn. Theo thống kê yếu tố di truyền chiếm 60% bố mẹ bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh [2]. Thường thì khi trẻ lớn hơn thì các triệu chứng chàm sữa cũng dần thuyên giảm hoặc bớt hẳn.

Một số trẻ em bị chàm sữa cũng có thể mắc bệnh hen suyễn hoặc sốt.

Dị ứng

Bệnh chàm có thể được kích hoạt bởi một số nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Mặc quần áo nóng, khó thoát khi và mồ hôi.
  • Thời tiết hanh khô, nóng ẩm
  • Da khô
  • Trẻ bị kích ứng từ xà phòng, chất tẩy rửa, vải hoặc các hóa chất khác
  • Bị dị ứng hoặc không dung nạp 1 số loại thực phẩm
  • Trẻ dị ứng phấn hoa, khói bụi hoặc lông động vật (chó, mèo)
  • Do vi rút và các bệnh nhiễm trùng thông thường gây ra khác.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị chàm sữa

Bố mẹ có thể xử lý khi trẻ bị chàm sữa ở nhà  bằng cách xác định nguyên nhân và tránh các tác nhân gây bệnh.

Hãy thử các phương pháp sau đây sẽ giúp kiểm soát chàm sữa và giúp con thoải mái hơn.

Tránh những thứ gây kích ứng da

Trẻ sơ sinh có làn da khá nhạy cảm, vì vậy có nhiều thứ dễ khiển trẻ bị kích ứng da và gây ra chàm sữa. Một số thứ có thể gây dị ứng da, gây chàm sữa như:

  • Núm vú cao su, vì khi ngậm núm vú trẻ dễ bị chảy nước miếng. mệ cần chú ý lau miệng cho trẻ thường xuyên.
  • Quần áo, ga trải giường làm bằng chất liệu dễ gây dị ứng như len, acrylic,…
  • Chất tẩy rửa, xà phòng, nước rửa sát trùng
  • Các chất gây dị ứng trong môi trường, như lông thú cưng, phấn hoa và mạt bụi nhà.
Tắm trẻ với sữa tắm dịu nhẹ
Tắm trẻ với sữa tắm dịu nhẹ

Nếu bố mẹ cho rằng trẻ có thể bị dị ứng với một trong những chất yếu tố này, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được tư vấn.

Giữ ẩm cho da

  • Nên sử dụng kem dưỡng ẩm không có mùi thơm cho trẻ, ngay cả khi da đã bớt chàm sữa. Thoa chất dưỡng ẩm thường xuyên sau tắm 3 phút. Ngày 3-4 lần.
  • Không để trẻ tiếp xúc với bột giặt, hoá chất, phấn rôm, nước hoa…

Giữ cho trẻ mát mẻ

Cho trẻ mặc đồ thoáng mát
Cho trẻ mặc đồ thoáng mát
  • Thời tiết nóng ẩm là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh chàm. Bạn có thể giữ cho trẻ mát mẻ bằng cách:
  • Cho mặc quần áo cotton mỏng, dễ thấm hút mồ hôi
  • Dùng ga trải giường mỏng, thông thoáng.
  • Giữa cho nhà cửa thông thoáng, vệ sinh hợp lý.
  • Bạn nên tắm cho trẻ ít nhất một lần một ngày với nước mát (không quá 30 độ C).

Kiểm soát “cơn ngứa” của trẻ

Trẻ thường xuyên chạm hay gãi vào vùng bị chàm sẽ khiến tình trạng nặng hơn và có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy, bố mẹ hãy thử các biện pháp sau:

  • Thử đắp một chiếc khăn mềm, mát và ướt lên vùng ngứa 5-10 phút để giảm ngứa ngay tức. Lấy khăn ra và thoa một lớp kem dưỡng ẩm dày cho bé.
  • Cố gắng đánh lạc hướng trẻ khi trẻ muốn gãi lên vết chàm
  • Cắt và vệ sinh móng tay trẻ sạch sẽ.

Trẻ bị chàm sữa cần tránh ăn gì?

Hầu hết trẻ bị chàm không có bất kỳ phản ứng nào với thức ăn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì dị ứng thức ăn có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Đối với trẻ vẫn còn đang bú mẹ, thì mẹ cần hạn chế ăn một số thực phẩm để không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cho bé:

  • Thức ăn có mùi tanh: Cá, tôm, cua, cá, thậm chí cả tảo cũng không nên ăn. Đây là các thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
  • Các thức ăn giàu chất béo: Như thịt mỡ, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ… Khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ dễ làm khởi phát cơ địa dị ứng, chàm sữa trẻ em dễ bị lan rộng hơn;
  • Các thức ăn cay nóng như ớt, chanh, tiêu. Về cơ bản, đây là những gia vị giúp kích thích tiêu hóa mạnh, tuy nhiên, chúng dễ gây ngứa và kích thích tiết mồ hôi, khiến trẻ bị chàm sữa sẽ càng nặng hơn.

Bên cạnh kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ, cho trẻ uống thêm nước (ở trẻ không bú mẹ hoặc đã trên 6 tháng tuổi). Đòng thời vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ sau mỗi lần trẻ bú hoặc ăn dặm.

Một số thực phẩm có thể gây dị ứng
Một số thực phẩm có thể gây dị ứng

Lưu ý:

Bố mẹ nên đưa con đến khám tại bác sĩ chuyên khoa nếu:

  • Tình trạng chàm sữa ở trẻ không thuyên giảm sau hai ngày điều trị.
  • Trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng: các vùng da bị chàm vỡ ra, chảy nước, đóng vảy,…

Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm và mỏng manh, nhất là ở những năm tháng đầu đời. Vì vậy, nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ bị chàm sữa thì không nên tự ý xử lý mà nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín nhé!

***Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện!

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Eczema
  2. https://suckhoedoisong.vn/cham-sua-o-tre-em-phan-loai-va-xu-tri-dung-giai-toa-noi-lo-khi-mua-dong-ve-169211208171126443.htm

Đọc tiếp ...

Wellmune® Beta-glucan

Wellmune® là một dạng beta-glucan được cấp bằng sáng chế có nguồn gốc từ men bánh (Saccharomyces cerevisiae ). Ngoài ra, beta-glucan cũng là là thành phần làm giảm cholesterol có trong yến mạch. Đối với trẻ nhỏ, wellmune giúp...

Chi tiết
Cách giao tiếp tốt với trẻ để phát triển cảm xúc và trí tuệ

Giai đoạn 1000 ngày đầu đời rất quan trọng để trẻ phát triển về nhận thức. Thực chất, não bộ của trẻ phát triến vô cùng mạnh mẽ, có thể tăng gấp 2 lần khối lượng khi được 1 tuổi....

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay