Mang thai là niềm vui to lớn đối với chính bạn và cả gia đình. Đối với một sinh linh bé nhỏ sắp ra đời, bạn cần mang đến cho con mình món quà tuyệt vời của cuộc sống, chính là một sức khỏe thật tốt. Cách sống và môi trường trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong gian đoạn sơ sinh và thời thơ ấu. Vì vậy, mẹ bầu cần phải chăm sóc bản thân nhiều hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
Mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn không cần bổ sung thêm calo nhưng bạn cần hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hàng ngày.
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tam cá nguyệt đầu tiên
Axít folic
Axít folic có liên quan đến sự phát triển ống thần kinh của thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ. Bổ sung vitamin tổng hợp trước khi sinh giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Nên uống loại vitamin tổng hợp có chứa 400mcg axít folic ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai và trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú [1].
Nguồn axít folic trong chế độ ăn uống:
Rau xanh: cải bó xôi, cải xoăn, cải thìa, măng tây
Các loại đậu: đậu lăng, đậu Hà Lan và đậu gà.
Iốt
Bổ sung i-ốt được khuyến khích trong thời kỳ mang thai để giảm nguy cơ thiếu hụt, gây ra các bất thường cho thai nhi. Những rủi ro này có thể phòng ngừa được bằng cách bổ sung iốt, và mặc dù bạn có thể bổ sung iốt từ thức ăn, nhưng nhiều chế độ ăn uống không đủ hàm lượng cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh [2]
Nguồn iốt trong chế độ ăn uống:
Rong biển, sữa, muối iốt, hải sản, trứng, mận khô và đậu lima
Sắt
Sắt cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin (vận chuyển oxy) và phát triển thần kinh. Nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai tăng từ 17mg lên 27mg, tuy nhiên lượng vitamin tổng hợp trước khi sinh của bạn sẽ đủ để bù đắp sự gia tăng này nếu bạn ăn một chế độ ăn uống cân bằng, đủ sắt. Không phải lúc nào cũng nên bổ sung sắt, nếu quá liều có thể gây ngộ độc. Vì vậy, mẹ bầu không nên tự ý bổ sung sắt khi chưa xét nghiệm máu để xác nhận tình trạng thiếu sắt [3].
Các nguồn cung cấp sắt trong chế độ ăn uống:
Thịt đỏ, đậu lăng và các họ đậu, rau (có màu xanh đậm)
Omega-3 DHA
DHA trong omega-3 là chất cần thiết trong suốt thời kỳ mang thai và sau sinh, hỗ trợ sự phát triển của não, mắt và hệ thần kinh của thai nhi. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung Omega-3 trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, chuyển dạ sinh non và sinh con nhẹ cân [4].
Nguồn DHA trong chế độ ăn uống:
Cá: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu, cá trích
Hydrat
Uống đủ nước rất quan trọng trong thai kỳ vì cơ thể bạn cần thêm nước để hình thành nhau thai và nước ối cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Mẹ bầu cũng cần nước để có thêm lượng máu và các mô mới đang được xây dựng. Phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 8-12 cốc nước mỗi ngày [5].
Cách sống lành mạnh trong tam cá nguyệt đầu tiên
Bạn nên cân nhắc và tránh những điều được liệt kê dưới đây trong suốt thai kỳ của mình vì những tác hại kèm theo.
Những điều cần tránh |
Tác hại |
Rượu |
Rượu là chất độc và có thể làm chậm sự phát triển não bộ của thai nhi, sự phát triển của cơ thể và gây ra các vấn đề về hệ tuần hoàn. |
Thuốc lá |
Hút thuốc làm hạn chế quá trình cung cấp oxy và máu ở thai nhi, làm tăng huyết áp, hạn chế sự phát triển của các cơ quan và làm giảm hệ miễn dịch. Tiếp xúc với khói thuốc thụ động làm tăng chất độc hóa học trong máu và dễ truyền qua nhau thai. |
Chất kích thích |
Nhiều loại chất kích thích giải trí có thể gây ra dị tật bẩm sinh không thể phục hồi. |
Caffeine |
Lượng thích hợp thấp (dưới 200mg mỗi ngày) là khoảng 1-2 tách cà phê hoặc trà. Lượng cao hơn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng nguy cơ biến chứng ở mẹ. Hạn chế lượng caffein chỉ với 1 tách trà hoặc cà phê mỗi ngày. |
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao (cá mập, cá vảy, cá kiếm, cá cờ, cá nhám cam, cá chẽm, cá linh) |
Thủy ngân từ việc tiêu thụ thường xuyên một số loại cá có thể làm giảm quá trình phát triển đáng kể, đặc biệt là sự hình thành não bộ. Nên giảm lượng tiêu thụ xuống còn hai tuần một lần trong thời kỳ mang thai. Hãy thay thế bằng cá hồi, cá ngừ đóng hộp hoặc tôm. |
Hải sản / cá sống & thịt chưa nấu chín (sống) |
Có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi qua đường nhau thai, mặc dù bạn có thể không bị ảnh hưởng. Tránh ăn hải sản sống và cá, đảm bảo rằng thịt gà, thịt bò, thịt lợn được nấu chín đúng cách. |
Thịt chế biến, dăm bông và các sản phẩm chưa tiệt trùng (pho mát mềm) |
Có thể chứa vi khuẩn có hại cho em bé của bạn. Luôn kiểm tra ngày hết hạn trên bao bì sản phẩm. |
Vệ sinh thức phẩm cẩn thẩn khỏi đất, sạn (thịt gà, thịt sống, rau, xà lách chưa rửa, ) |
Có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn có hại. Cẩn thận hơn khi chuẩn bị thức ăn hoặc làm vườn. Luôn rửa tay bằng xà phòng ngay sau đó hoặc sử dụng găng tay. |
Hãy nhớ rằng bên cạnh chất dinh dưỡng thiết yếu thì chế độ ăn uống cân bằng là cách tốt nhất để hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.
Dưới đây là danh sách các vitamin và khoáng chất quan trọng có vai trò nhất định trong thời kỳ đầu mang thai của mẹ bầu.
Chất dinh dưỡng |
Nguồn thức ăn |
Chức năng |
Axít folic |
Các loại rau lá xanh |
Phát triển não và tim sớm, tổng hợp DNA, phân chia tế bào nhanh chóng ở tất cả các cơ quan của thai nhi |
Kẽm |
Hải sản
Thịt nạc |
Cấy ghép, phát triển tế bào, biệt hóa và tăng trưởng, chữa lành mô |
Vitamin D |
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Trứng
Cá |
Sự hình thành nhau thai, quá trình trao đổi chất, phiên mã gen và điều hòa các giai đoạn phát triển quan trọng |
Sắt |
Thịt đỏ
Cải bó xôi
Đậu lăng |
Sản xuất huyết sắc tố (vận chuyển oxy) & phát triển thần kinh. |
Vitamin B |
Thịt nạc
Đậu lăng
Các loại ngũ cốc |
Phát triển ống thần kinh và tế bào nói chung. Cần thiết cho sản xuất hồng cầu (tuần hoàn thai nhi) |
Iốt |
Hải sản
Rong biển
Muối Iốt |
Phát triển trí não, thần kinh, tăng trưởng chung, trao đổi chất |
Omega-3 (DHA & EPA) |
Hải sản
Cá |
Phát triển não và thần kinh, hành vi sớm, tăng trưởng chung |
Vitamin C |
Trái cây họ cam quýt
Trái cây nhiệt đới |
Chuyển hóa tế bào và protein, tăng khả năng hấp thụ sắt, hỗ trợ chống oxy hóa |
Vitamin E |
Các lạo hạt |
Hỗ trợ chống oxy hóa, tăng trưởng và phát triển tế bào |
Ma-giê |
Rau
Các loại hạt
Thịt & hải sản |
Phát triển tế bào và mô (hình thành bộ xương) |
Canxi |
Sản phẩm sữa
Rau xanh
Hạt mè |
Hình thành bộ xương, điều hòa hệ tuần hoàn |
Beta-caroten |
Cà rốt
Khoai lang
Quả bí ngô |
Bảo vệ chống oxy hóa, phát triển mắt, tăng trưởng và phát triển chung |
Nguồn tham khảo:
- https://www.who.int/elena/titles/guidance_summaries/daily_iron_pregnancy/en/
- https://www.who.int/elena/titles/guidance_summaries/iodine_pregnancy/en/
- https://www.health.qld.gov.au/__data/assets/pdf_file/0023/150089/antenatal-iron.pdf
- Middleton P, et al. Cochrane Database Syst Rev. 2018 Nov 15;11(11):CD0034025
- https://americanpregnancy.org/womens-health/dehydration-pregnancy