Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, bổ sung chất xơ cho bé thế nào cho đúng cách và hiệu quả là vấn đề luôn được nhiều mẹ quan tâm. Vậy có bao nhiêu loại chất xơ? Bổ sung thế nào hợp lý cho bé khi đang ăn dặm? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các chất xơ cần thiết cho bé tiêu hóa tốt hơn tránh tình trạng táo bón mẹ nhé!
Nội dung bài viết
Chất xơ là gì?
Chất xơ là một loại carbohydrate có nguồn gốc thực vật mà cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa được [1]. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chất xơ trong các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc.
Chất xơ có nhiều trong rau củ, trái cây và ngũ cốc
Vì chất xơ không được cơ thể tiêu hóa nên nó sẽ đi qua hệ thống tiêu hóa và ra ngoài ruột kết. Từ đó giúp làm mềm phân và thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Cho nên, bổ sung chất xơ cho bé khi mới bắt đầu ăn dặm rất quan trọng cho hệ tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón ở trẻ em.
Có hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan (có trong trái cây và rau quả) và chất xơ không hòa tan (chủ yếu có trong ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt).
Chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan có thể hòa tan trong nước và tạo thành chất giống như gel khi gặp phải nước. Điều này sẽ làm mềm phân, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng. Hơn nữa, chất xơ cũng sử dụng nước để hỗ trợ quá trình hoạt động của cơ thể. Nên mẹ cũng cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ để nhu động ruột khỏe mạnh.
Thành phần chất xơ hòa tan bao gồm pectin, gôm và chất nhầy, chủ yếu được tìm thấy trong tế bào thực vật [2]. Mẹ có thể bổ sung chất xơ hòa tan cho bé từ các thực phẩm như trái cây, rau, cám yến mạch, lúa mạch, các loại hạt (hạt lanh, đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành).
Chất xơ không hòa tan
Chất xơ không hòa tan là chất xơ không thể hòa tan trong nước, nhưng có vai trò giữ nước để tăng khối lượng phân và thúc đẩy nhu động ruột. Trong khi chất xơ không hòa tan hỗ trợ sự phồng lên của phân thì chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân. Vì vậy, trẻ cần cân bằng cả chất xơ không hòa tan và hòa tan để hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Các chất có trong chất xơ không hòa tan bao gồm cellulose, hemicelluloses và lignin. Để bổ sung loại chất xơ này, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn từ cám lúa mì, cám ngô, cám gạo, vỏ của trái cây và rau quả, các loại hạt, đậu khô và ngũ cốc nguyên hạt.
Vai trò của chất xơ đối với hệ tiêu hóa ở trẻ
Chất xơ có vai trò quan trọng đối với tiêu hóa của trẻ
Chúng ta có chất xơ prebiotic là một loại chất xơ hòa tan rất quan trọng đối với hệ vi sinh ở ruột già. Khi vào hệ tiêu hóa, chất xơ prebiotics giúp cho sự phát triển của vi sinh vật có lợi và axit béo chuỗi ngắn (SCFA).
Mẹ có thể hiểu SCFA là nguồn năng lượng cần thiết của các tế bào trong ruột và giúp điều chỉnh sự hấp thụ nước cũng như tăng cường hấp thu canxi và các khoáng chất khác. Hơn nữa, SCFA cũng giúp giảm độ pH của ruột kết, có thể ngăn chặn sự phát triển của các mầm bệnh tiềm ẩn, cũng như thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi.
Bổ sung chất xơ prebiotic cho bé trong chế độ ăn giúp đa dạng hệ vi sinh vật đường ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, tăng chức năng hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng, và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Các loại chất xơ prebiotic
Chất xơ prebiotic được phân thành 7 loại: Fructo-oligosaccharides, galacto-oligosaccharides, inulin, pectin, arabinoxylan, kháng tinh bột, proanthocyanidin.
Trong đó, Galacto-oligosaccharides (GOS) là một trong những chất xơ tiền sinh học mà trẻ sơ sinh tiếp xúc đầu tiên. Chất này được tìm thấy trong sữa mẹ, được thiết kế để giúp bắt đầu hình thành hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh.
GOS hoạt động như chất xơ hòa tan hỗ trợ phát triển bifidobacteria (vi khuẩn tốt). Ngoài ra, GOS cũng làm giảm các triệu chứng táo bón hiệu quả. Ở trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn sữa công thức có chứa GOS hay fructo-oligosaccharides để có thể điều chỉnh chức năng ruột và các đặc tính của phân như khi bú sữa mẹ.
Bổ sung chất xơ cho bé đúng cách
Bổ sung chất xơ cho bé khi ăn dặm
Mẹ hãy xay rau cùng với trái cây để bổ sung chất xơ cho bé và giúp bé có cảm giác ngon miệng hơn. Tránh thêm quá nhiều trái cây vì bé cần tập làm quen mùi vị của rau củ hơn trong giai đoạn này.
Ngoài ra, mẹ có thể nấu chung các loại củ như cà rốt, bí đỏ và khoai lang mà không cần trộn thêm trái cây vì các loại củ này đã đủ vị ngọt. Khi mẹ nấu bông cải xanh, rau bina thì có thể trộn với một ít táo hoặc lê để tạo vị ngọt, giúp bé dễ ăn hơn.
Để bé có thể làm quen với loại thức ăn mới sẽ mất thời gian khá lâu, thậm chí đến 10 lần thử. Do đo, nếu bé từ chối, không chịu ăn các loại rau xanh thì mẹ hãy kiên nhẫn nhé.
Mẹ hãy đảm bảo bé có đủ chất xơ, cân bằng giữa chất xơ không hòa tan và hòa tan, cũng như cung cấp đủ chất lỏng (nước). Chú trọng bổ sung chất xơ prebiotics có thể giúp hạn chế tình trạng táo bón. Vì GOS giúp phát triển vi khuẩn bifidobacteria cần thiết cho hoạt động nhu động ruột khỏe mạnh.
Tốt nhất mẹ nên cho trẻ hấp thu chất xơ từ nguồn thức ăn và chỉ dùng thực phẩm bổ sung chất xơ khi được bác sỹ khuyên dùng. Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa khi mẹ muốn bổ sung chất xơ cho bé. Bác sỹ sẽ cho mẹ lời khuyên chính xác về loại chất xơ, hàm lượng và thời gian cần bổ sung.
Thực phẩm bổ sung chất xơ cho bé tốt nhất khi ăn dặm
Các loại trái cây: lê, táo, anh đào, mơ, bơ, yến mạch, gạo lứt đều là những thực phẩm giàu chất xơ và giúp giảm táo bón cho trẻ hiệu quả. Trong táo và lê chứa nhiều sorbitol có vai trò làm mềm phân và hỗ trợ nhuận tràng. Sorbitol là một loại carbohydrate có tác dụng nhuận tràng nhẹ nhàng. Vì vậy, mẹ có thể xay kèm táo, lê trong bữa ăn dặm nếu trẻ có dấu hiệu táo bón.
Xay kèm táo, lê để bổ sung chất xơ cho bé khi ăn dặm
Ngoài ra, mẹ có thể thêm những loại trái cây này vào bữa sáng của bé. Xay cho trẻ một ly sinh tố trái cây thơm ngon vào bữa phụ hay thêm yến mạch vào thức ăn nghiền của bé cũng là một ý tưởng tuyệt với mà mẹ nên thử.
Tránh sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung chất xơ nào khi ăn dặm. Nếu trẻ bị táo bón mà không chịu ăn các thức ăn có bổ sung chất xơ, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ mẹ nhé!
Phát triển trí não cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời là ưu tiên hàng đầu của rất nhiều cha mẹ. Làm thế nào để giúp con thông minh hơn ngay từ giai đoạn sơ sinh? Nếu bạn đang...
Mẹ có biết nhiều sản phẩm thức ăn cho trẻ chứa kim loại nặng như asen, chì, cadmium và thủy ngân nằm trong 10 hóa chất đáng ngại nhất đối với sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ em. Các...