Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ trong giai đoạn 2-6 tuổi
Đăng ngày: 16/11/2021
Chia sẻ:
Bước sang 2 tuổi là lúc trẻ có thể bắt đầu đi nhà trẻ, do đó mẹ cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ đầy đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh. Bởi vì, đây là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp hay bị lây bệnh từ bạn bè.
Nội dung bài viết
Khẩu phần ăn phù hợp cho trẻ
Trẻ 2-6 tuổi là giai đoạn tiền đề để trẻ phát triển về sau, nhưng cũng là độ tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi chiếm tới 20% [1]. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn nhưng vẫn đảm bảo cân đối về số lượng và chất lượng để có thể phát triển toàn diện.
Trẻ từ 2-3 tuổi:
Theo Viện dinh dưỡng [2], hàm lượng thực phẩm trong ngày phù hợp với trẻ từ 2-3 tuổi như sau:
Gạo tẻ : 150 – 200g. Nếu trẻ có ăn thêm bún, mỳ, phở thì có thể giảm bớt lượng gạo.
Ở giai đoạn này trẻ vẫn ăn 4 bữa/ ngày, nhưng mẹ nên tăng số lượng thức ăn nhiều hơn cho bé. Lượng thực phẩm hàng ngày cho trẻ gồm [3]:
Gạo (200-300g).
Thịt hoặc cá, tôm (150-200g)
Dầu mỡ (30-40g)
Rau xanh (200-250g)
Quả chín (200-300g)
Sữa (300-400 ml).
Lưu ý: Hãy cho trẻ ăn những món trẻ yêu thích và không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả chín trước bữa ăn.
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ tùy thuộc vào từng độ tuổi
Các thực phẩm không tốt cho trẻ
Một số thực phẩm không cần thiết cho trẻ em vì chúng thường chứa nhiều calo, chất béo bão hòa, đường hoặc muối. Bạn nên hạn chế những thực phẩm này để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ nhỏ vì chúng có thể khiến trẻ bị thừa cân hoặc mắc các bệnh về sau này.
Các món ăn không tốt cho trẻ
Các loại thực phẩm mẹ cần hạn chế cho bé ăn như:
Bánh ngọt và các đồ ngọt ăn vặt.
Thịt chế biến sẵn, xúc xích.
Kem, bánh kẹo và sô cô la.
Pizza, khoai tây chiên, gà rán và các loại đồ chiên khác.
Kem (cream) và bơ.
Nước ngọt và nước trái cây đóng chai.
Những món ăn này có thể làm trẻ no giữa các bữa ăn và trở nên biếng ăn hơn vào các bữa chính. Hơn nữa các thực phẩm này còn chứa đường, muối, chất béo có hại và các chất phụ gia khác không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ giai đoạn này
Để dinh dưỡng cầng bằng thì mẹ cần bổ sung đa dạng thực phẩm, không nên chỉ tập trung vào một số loại nhất định nào đó. Trong bữa ăn hàng ngày, hãy đảm bảo thức ăn cho trẻ đầy đủ 5 nhóm chính:
Trái cây
Rau, các loại đậu và đậu.
Ngũ cốc (bao gồm bánh mì, gạo, mì ống và mì sợi), tốt nhất là ngũ cốc nguyên hạt.
Thịt nạc, cá, gia cầm và hải sản.
Sữa, sữa chua, pho mát…
Lưu ý: Trẻ em dưới 2 tuổi có thể sử dụng sữa nguyên kem, nhưng đối với những trẻ lớn hơn nên dùng các loại sữa giảm chất béo (reduced-fat).
Năm nhóm thực phẩm chính
Để trẻ phát triển toàn diện lẫn thể chất và trí tuệ thì không thể thiếu các chất như Canxi, DHA, Lutein,…
Canxi
Canxi là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng liên tục của xương. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác tốt cho sự phát triển và tăng trưởng của xương còn có: phốt pho, magiê và vitamin D. Lượng canxi khuyến nghị cho trẻ 1-3 tuổi khoảng 500mg / ngày và 4-8 tuổi: 700mg / ngày.
DHA
DHA cũng là một dưỡng chất quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển và khả năng nhận thức của não bộ. Mẹ có thể tìm thấy nguồn DHA dồi dào trong cá hồi, cá ngừ, dầu tảo / rong biển và sữa bò ăn cỏ. Các chuyên gia không đề nghị cụ thể mức DHA cần thiết hàng ngày. Tuy nhiên theo RDI, tổng hàm lượng Omega-3 cần thiết cho trẻ 1-3 tuổi: 40mg / ngày và 4-8 tuổi: 55mg / ngày.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác giúp phát triển trí não như: choline (trứng), lutein (lá rau xanh), sắt (thịt đỏ, đậu lăng, rau bina), kẽm (thịt, hải sản, hạt). Để thị lực phát triển và bảo vệ thì trẻ cũng cần bổ sung thêm vitamin A / beta-carotene (rau và trái cây màu cam, cá, gan) và lutein (rau lá xanh).
Hơn nữa, chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với lượng đường (đường sucrose) hạn chế sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Mặt khác, nếu trẻ ăn quá nhiều “đồ ăn vặt” và không đủ chất dinh dưỡng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ trong giai đoạn này.
Vì vậy, mẹ cần cho trẻ ăn với chế độ ăn uống cân bằng theo các hướng dẫn được khuyến nghị để đáp ứng đủ nhu cầu chất dinh dưỡng hàng ngày.
Lời khuyên cho trẻ kén ăn
Để trẻ tự chọn thức ăn mình thích
Hầu như đứa trẻ nào cũng trải qua giai đoạn kén ăn, ít nhất một lần trong đời. Vì vậy sẽ rất cần thiết nếu mẹ tìm hiểu và áp dụng cách cách dưới đây để giải quyết tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Mẹ hãy để trẻ tiếp xúc, làm quen nhiều hơn với thực phẩm như cùng mẹ chuẩn bị thức ăn hay các việc liên quan đến làm vườn (tưới rau, nhổ cỏ,…). Việc này sẽ giúp trẻ hào hứng hơn với thức ăn, đặc biệt các món có rau củ.
Cho con tự lựa chọn các món ăn yêu thích dựa trên thực đơn của mẹ. Từ đó, bé sẽ bớt “kén chọn” hơn vì con sẽ được ăn món mà mình thích. Bé sẽ thích được tự lựa chọn hơn là bị ép buộc.
Trong mỗi bữa ăn mẹ hãy đảm bảo có ít nhất một món quen thuộc. Bên cạnh đó, cũng nên thử các món mới cho trẻ. Để dễ dàng hơn, mẹ hãy lên hẳn 1 danh sách có các món mà bé thích và món mới định cho bé thử.
Để trẻ tự ăn: mẹ có thể bày thức ăn ra đĩa và để trẻ tự gắp thức ăn. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy mình được tự do chọn lựa chứ không phải bị ép buộc. Do đó, bữa ăn của mẹ và bé sẽ dễ dàng và ít áp lực hơn.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn 2-6 tổi. Bố mẹ cần hiểu tìm hiểu rõ nhu cầu cụ thể của con theo từng giai đoạn khác nhau để có chế độ ăn phù hợp cho trẻ nhé!
Không ít bố mẹ phải đau đầu khi đối mặt với lần đầu bé đi nhà trẻ, nhất là khi con còn khá bé. Để con đến trường thuận lợi, “ không nước mắt”, bố mẹ hãy tìm hiểu và...
Tình trạng béo phì ở trẻ em tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam đang tăng dần những năm gần đây. Cụ thể tại Việt Nam, tỷ lệ này tăng gấp 2 lần trong 10 năm qua, tại...