Đường Sucrose là gì và tác hại của Sucrose với trẻ em
Đăng ngày: 29/10/2021
Chia sẻ:
Nội dung bài viết
Đường SUCROSE là gì?
Đường surose có tự nhiên trong thực vật, nó được tìm thấy trong thực phẩm và đồ uống đóng gói như một chất phụ gia hay đường bổ sung nhằm tăng hương vị cho các món ăn, thường nó được liệt kê là ‘sucrose’ hoặc ‘sugar’ trong danh sách thành phần.
SUCROSE là một loại carbohydrate mà chúng ta gọi là “đường ăn”, “đường cát”, được tạo thành từ hai loại đường, glucose và fructose. Đây là loại đường trắng mà chúng ta quen dùng để làm bánh ngọt hoặc dùng để làm ngọt trà và cà phê.
Nguồn gốc và các tên gọi khác?
Sucrose xuất hiện tự nhiên trong thực vật, trái cây, rau quả. Khi được sản xuất thành đường ăn, chúng được lấy từ mía đường hoặc củ cải đường.
Ngoài ra, sucrose còn có tên gọi khác là đường kính, đường ăn, đường cát, đường phèn, đường mía, đường thốt nốt, …
Đường (sucrose) có ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe của trẻ nhỏ?
Khi tiêu thụ đường bổ sung từ thực phẩm, chẳng hạn như trong trường hợp đường sacaroza nguyên chất, nó sẽ thiếu chất xơ và chất chống oxy hóa. Kết quả là sản phẩm có chỉ số đường huyết (GI) rất cao, có nghĩa là đường được giải phóng vào máu rất nhanh, khiến lượng đường trong máu tăng vọt nhanh chóng. Điều này khiến cơ thể sản xuất insulin, hormone chịu trách nhiệm loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu và lưu trữ trong mô mỡ dưới dạng chất béo.
Theo báo cáo dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 của viện dinh dưỡng quốc gia, tỉ lệ béo phì ở trẻ em Việt Nam tăng hơn gấp đôi, từ 8.5% năm 2010 lên 19% năm 2020, đặc biệt là khu vực thành thị. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, nước ngọt công nghiệp là những nguyên nhân gây tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ.
Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đường tự nhiên từ trái cây
Còn khi chúng ta ăn toàn bộ thực phẩm như trái cây và rau quả, lượng đường tự nhiên có trong những thực phẩm này được cân bằng bởi chất xơ, làm chậm tốc độ giải phóng đường vào máu.
Trái cây và rau quả cũng chứa chất chống oxy hóa phytonutrient giúp bảo vệ tế bào của chúng ta khỏi tổn thương oxy hóa do ăn nhiều đường. Cả chất xơ và chất chống oxy hóa đều làm giảm tác động của đường lên cơ thể.
Thay thế bằng xi-rô ngô có tốt cho trẻ?
Ngoài ra, xi-rô ngô Fructose cao (corn syrub) cũng không tốt cho cơ thể thể, nó có thể dẫn đến béo phì và kháng insulin dẫn đến bệnh đái tháo đường loại 2. Nó có thể gây viêm trong cơ thể. Tất cả những điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như các bệnh lý khác.
Trê thực tế, các chuyên gia cũng khuyên rằng trẻ nên được hạn chế tiêu thụ đường bổ sung, bất kể là Sucrose hay Fructose.
Một số tác hại của Đường (sucrose) với sức khỏe trẻ em
Sâu răng:
Đường sucrose cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, sâu răng và bệnh nha chu. Vì các vi khuẩn trong miệng phát triển khi vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường để tạo ra một loại axit khử khoáng men răng, làm hư hại răng.
Ăn nhiều đường khiến trẻ sâu răng
Ảnh hưởng đến tim mạch:
Thêm vào đó, bổ sung nhiều đường trong chế độ ăn của trẻ em còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do tăng năng lượng ăn vào, tăng chất béo và mất cân bằng cholesterol trong máu (rối loạn lipid máu).
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Thường xuyên tiêu thụ đường tinh luyện như sucrose gây ra sự dao động về lượng đường trong máu, lượng đường trong máu tăng cao và sau đó là sự cố đường (lượng đường trong máu thấp). Theo thời gian, điều này làm cho các thụ thể insulin trở nên mẫn cảm dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Chứng nghiện đồ ngọt:
Vì chất làm ngọt nhân tạo – bao gồm sucrose – có vị ngon, ngọt, nên nó làm trẻ nhỏ tăng lên sự phụ thuộc vào đường và gây ra cảm giác thèm đường, thèm đồ ngọt hơn.
Nguy cơ mắc bệnh béo phì:
Đường sucrose có hàm lượng calo cao, làm tăng thêm calo (năng lượng) không cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ, có thể dẫn đến thừa cân và béo phì ở trẻ em nếu tiêu thụ thường xuyên.
Trẻ béo phì nếu hấp thu đường sucrose thường xuyên
Thiếu chất dinh dưỡng, nguy cơ kén ăn, biếng ăn:
Mặt khác, việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường sucrose có thể khiến cơ thể trẻ cảm giác lâu đói, khiến trẻ lười ăn. Do đó, con bạn sẽ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh đó, ăn nhiều đường khiến trẻ chỉ thích ăn đồ ngọt, có vị ngọt, mà chê bai, không muốn ăn thực phẩm lành mạnh như rau củ, các loại đậu, cá… Từ đó, trẻ sẽ bị thiếu các vitamin, khoáng chất và các vi chất dinh dưỡng khác.
Ăn đường sucrose lâu dần khiến trẻ biếng ăn
Hệ miễn dịch suy yếu
Trẻ tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột, ảnh hưởng đến cách tế bào bạch cầu tấn công vi khuẩn, khiến hệ miễn dịch suy yếu.
Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO cũng khuyên rằng nên duy trì chế độ ăn lành mạnh và tránh ăn thực phẩm bổ dung nhiều đường để có một cơ thể khỏe mạnh trong thời gian dịch Covid-19, chẳng hạn như:
Thay nước ép hoa quả đóng hộp, nước ngọt đóng chai bằng nước trái cây tươi.
Chọn hoa quả tươi thay vì sô-cô-la, bánh kẹo ngọt, bánh quy, các loại snacks.
Kết luận:
Mặc dù, hậu quả của việc tiêu thụ nhiều đường sucrose không đến ngay nhưng các bậc cha mẹ chớ nên xem nhẹ. Hãy đảm bảo trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, thức ăn, nước uống chứa nhiều đường để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh bố mẹ nhé! Bản thân trẻ em không thể tự quyết định được có nên giảm đồ ngọt hay không. Tất cả đều phụ thuộc vào sự quyết định của cha mẹ.
Thiếu dinh dưỡng không chỉ khiến trẻ còi cọc, yếu ớt, dễ nhiễm bệnh, nó còn là “cơn ác mộng” gây ra việc chậm đi ở trẻ. Dinh dưỡng quan trọng thế nào với việc tập đi? Làm gì để...
Chúng ta đều biết rằng canxi rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Trẻ thiếu canxi dễ bị thấp bé, suy dinh dưỡng, còi xương cũng như các vấn đề khác về...