Vi chất dinh dưỡng và vai trò đối với sức khỏe của trẻ em
Đăng ngày: 20/12/2021
Chia sẻ:
Theo báo cáo của Unicef đối với trẻ dưới 5 tuổi thì có hơn 50% trẻ em bị “đói tiềm ẩn” do thiếu vi chất dinh dưỡng. Đây là các chất nào và có vai trò ra sao đối với sự phát triển của trẻ? Mẹ hãy tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Vi chất dinh dưỡng là gì?
Vi chất dinh dưỡng là các chất chỉ cần một lượng nhỏ cho cơ thể nhưng nếu thiếu sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Bởi vì các dưỡng chất này góp phần xây dựng tế bào, tham gia chuyển hóa, hô hấp, hệ miễn dịch… cùng nhiều cơ chế hoạt động khác của cơ thể.
Vai trò của các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ
Omega 3 (DHA)
DHA là vi chất dinh dưỡng quan trọng trong phát triển não bộ
DHA là chất béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của não bộ. Cụ thể, DHA tạo nên chất xám của não cũng như tạo ra các kết nối não mới và giúp tăng trọng lượng não.
Bên cạnh đó thì DHA cũng tham gia vào phát triển mắt và chức năng của hệ thống miễn dịch. Theo nghiên cứu cho thấy, lượng DHA cao có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện thị lực và chức năng nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi [1].
Nếu trẻ bị thiếu hụt DHA trong quá trình phát triển trí não (từ khi mang thai đến 3 tuổi) có thể khiến chỉ số IQ thấp hơn. Vì DHA có liên quan mật thiết đến chỉ số IQ và cải thiện chức năng nhận thức ở trẻ.
Lutein
Lutein là một trong hai loại carotenoid chính được tìm thấy trong điểm vàng và võng mạc ở mắt [2]. Nó có vai trò như chất chống oxy hóa quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ thị giác của trẻ. Trong những năm đầu đời, lutein tích tụ trong võng mạc sẽ bảo vệ đôi mắt trẻ khỏi tác hại của sự oxy hóa. Chẳng hại như tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, TV, ipad,…
Do đó, lượng lutein thấp có thể gây mất cân bằng oxy hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của mắt cũng như phát triển nhân thức ở trẻ. Bởi vì giai đoạn đầu đời trẻ sẽ học hỏi, tiếp thu để phát triễn não bộ bằng cách quan sát. Nên khi thị giác trẻ không phát triển tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến phát triển nhận thức, khiến trẻ chậm tiếp thu hơn.
Lutein có nhiều trong các loại rau lá màu xanh
Vitamin A
Vitamin A cần thiết cho sự phát triển thị lực và võng mạc.
Thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa có thể phòng ngừa được ở trẻ em và làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do các bệnh nhiễm trùng nặng như bệnh tiêu chảy và bệnh sởi [3].
Ngoài ra, vitamin A còn giúp bảo vệ biểu mô và tăng cường hệ miễn dịch [4]. Những người bị thiếu vitamin A có thể gặp các vấn đề về da của họ, chẳng hạn như khô, ngứa và đóng vảy. Hơn nữa, vitamin A tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cơ thê, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Vitamin nhóm B
Thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin nhóm B là một “đội quân” quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Chẳng hạn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh, cơ bắp, các cơ quan, mắt,… Ngoài ra, vitamin B là thành phần cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và giúp điều hòa các phản ứng của enzyme, protein.
Canxi
Canxi là một vi chất dinh dưỡng chủ yếu hình thành nên hệ khung xương và răng. Trẻ nhỏ cần hàm lượng canxi cao để cung cấp cho quá trình khoáng hóa. Vì vậy, muốn trẻ cao lớn, xương chắc khỏe thì mẹ cần bổ sung canxi đầy đủ cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
Không những vậy, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh còn cần sự kết hợp của canxi và vitamin D để ngăn ngừa bệnh còi xương. Một bệnh khiến mềm xương và gây chân vòng kiềng, chậm phát triển và đôi khi đau hoặc yếu cơ cho trẻ.
Nếu mẹ bắt gặp bé nhà mình có các dấu hiệu dưới đây thì có thể bé đang bị thiếu canxi [5]:
Thấp lùn hơn bạn bè.
Da và tóc khô.
Móng tay dễ gãy.
Thường bị chuột rút.
Bị ngứa ran ở các ngón tay và ngón chân.
Men răng ngả màu, dễ bị sâu răng.
Phốt pho
Bên cạnh canxi thì phốt pho cũng là khoáng chất vi lượng cần thiết cho quá trình khoáng hóa xương. Nhưng vì phốt pho chỉ có trong một số thực phẩm nên trẻ cũng dễ bị thiếu chất này.
Khi trẻ bị thiếu phốt pho sẽ dẫn đến đau xương hoặc xương yếu dễ gãy hơn. Ngoài ra, những trẻ không có đủ phốt pho trong cơ thể có thể gặp các vấn đề về phát triển xương và răng kém.
Kẽm
Trong các vi chất dinh dưỡng thì kẽm góp phần thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng trưởng và duy trì sức khỏe của tóc, da, móng.
Thế nên trẻ khi thiếu hụt kẽm sẽ dễ bị suy giảm hệ miễn dịch và các vấn đề về da, tóc như: móng tay yếu, đốm trắng, tóc yếu. Ngoài ra, kẽm cũng ảnh hưởng đến khẩu vị của bé, làm bé ăn không ngon miệng dẫn dến tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Thiếu kẽm có thể khiến bé lười ăn hơn
Sắt
Khi nói đến các nguyên tố vi lượng quan trọng thì không thể bỏ qua sắt. Bởi sắt giúp phát triển não bộ, tế bào hồng cầu, tạo năng lượng. Đồng thời vi chất dinh dưỡng này tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác.
Thế nên, thiếu sắt khiến giảm hệ miễn dịch, trẻ dễ bị ốm, cơ thể mệt mỏi, phát triển kém. Đặc biệt, sắt liên quan đến tình trạng thiếu máu, nhất là ở trẻ nhỏ. Vì trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu sắt ở trẻ tăng cao.
Theo Viện dinh dưỡng thì nhu cầu Sắt ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể [6].
Selen
Các thực phẩm giàu selen
Selen là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa hormone tuyến giáp, sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa thoái hóa thần kinh, ung thư và tăng cường miễn dịch tối ưu [7]. Với vai trò là chất chống oxy hóa, selen bảo vệ các tế bào khỏe mạnh chống lại tác hại của quá trình oxy hóa.
Selen còn là đồng nhân tố (cofactor) giúp điều hòa enzyme, duy trì sức khỏe của mô, cơ và da. Không những vậy, selen có thể làm mất tác dụng của các kim loại nặng và tăng cường quá trình đào thải các chất này ra khỏi cơ thể.
Đồng
Trong cơ thể, đồng giúp hình thành huyết sắc tố và các tế bào hồng cầu. Vi chất dinh dưỡng này cũng cần cho quá trình sản xuất năng lượng tế bào. Đồng giúp cơ thể hấp thụ sắt từ ruột tốt hơn, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng đóng một vai trò trong việc tạo ra xương và mô liên kết mới [8]
Các triệu chứng cho thấy cơ thể bị thiếu đồng bao gồm thiếu hụt tế bào máu, gặp vấn đề về xương, mô liên kết, và rối loạn thần kinh.
Các thực phẩm bổ sung vi chất cần thiết cho bé
Bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho bé trong mỗi bữa ăn
Khi bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thì cơ thể trẻ sẽ không có dấu hiệu rõ ràng ngay mà thường xảy ra âm thầm trong một thời gian dài trước khi mẹ có thể phát hiện. Do vậy, mẹ hãy chủ động bổ sung các thực phẩm dưới đây trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ các vi chất cần thiết cho bé.
DHA có nhiều trong một số loại các biển (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi) và tảo biển (rong biển).
Lutein có rau có lá màu xanh: rau bina, cải xoăn, cải ngọt,…
Vitamin A: thịt, sữa, trứng, gan / pate. Hay, beta-carotene (chất tiền vitamin A) có trong khoai lang, xoài, cải xoăn, bông cải xanh.
Tác hại của ô nhiễm không khí gây ra cho trẻ các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp, não bộ, hành vi và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Trong khi tình trạng ô nhiễm...
Tình trạng bé bị dị ứng thời tiết rất thường gặp ở thời điểm giao mùa vì trẻ em có làn da nhạy cảm và hệ miễn dịch còn yếu. Lúc này bố mẹ cần làm gì? Cùng tìm hiểu...