Thừa cân béo phì ở trẻ em, bố mẹ đừng nên chủ quan

Đăng ngày: 18/11/2021
Chia sẻ:

Tình trạng béo phì ở trẻ em tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam đang tăng dần những năm gần đây. Cụ thể tại Việt Nam, tỷ lệ này tăng gấp 2 lần trong 10 năm qua, tại Hà Nội hơn 41% và TP.HCM hơn 50% [1].

Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ

Nhắc tới thừa cân béo phì có lẽ nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy lo lắng vì hiện nay tỷ lệ báo phì ở trẻ em đang ở mức báo động, nhất là sau thời gian giãn cách do dịch.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em là do chế độ ăn uống không hợp lý và lối sống ít vận động gây dư thừa và tích tụ mỡ. Ngoài ra, yếu tố gia đình và di truyền cũng góp một phần nhỏ dẫn đến vấn đề sức khỏe này.

Sử dụng thực phẩm không lành mạnh

Các loại thức ăn dễ gây thừa cân, béo phì cho trẻ em

Các loại thức ăn dễ gây thừa cân, béo phì cho trẻ em

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: pizza, burger, gà rán, bánh, kẹo, siro, nước ngọt với nhiều màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon được rất nhiều bé yêu thích. Tuy nhiên, đây đều là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hoá và đường (đường sucrose). Nếu trẻ ăn quá nhiều các thức ăn này không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và sức khoẻ răng miệng của bé.

Bé ít vận động

Hàng ngày, công việc của bố mẹ bận rộn không có thời dẫn bé ra ngoài tập thể dục, tham gia các hoạt động thể thao thường xuyên. Hoặc, gia đình sinh sống ở nơi không có không gian vui chơi thoải mái, bé lại bị thu hút bởi các chương trình trên TV, điện thoại nên chỉ ngồi lỳ trước màn hình. Tình trạng xảy ra phổ biến với các bé ở thành phố.

Chưa kể, hiện nay dịch bệnh vẫn chưa ổn định, nhiều bố mẹ vẫn còn ngại cho con ra ngoài để vận động hay tập thể dục. Mỗi ngày trẻ không được hoạt động, vui chơi, chạy nhảy thì năng lượng nạp vào cơ thể không được tiêu hao, từ đó gây ra thừa cân béo phì ở trẻ.

Nhiều bé không thích vận động mà chỉ xem TV, điện thoại,...

Nhiều bé không thích vận động mà chỉ xem TV, điện thoại,…

Thói quen ăn uống của gia đình gây béo phì ở trẻ em

Trẻ từ 2 tuổi đã có thể ngồi ăn chung với bố mẹ. Nếu gia đình có chế độ ăn không lành mạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bé.

Ví dụ, bố mẹ ít ăn rau, hoa quả thì bé cũng sẽ ít ăn rau, hoa quả. Hơn nữa, nhiều gia đình còn có thói quen xem TV khi ăn uống, điều này vô tình khiến bé mất tập trung, không kiểm soát được lượng thức ăn đã nạp vào cơ thể, lâu dần gây thừa cân.

Di truyền

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, di truyền cũng là nguyên nhân có thể khiến trẻ tăng cân, béo hơn so với các bạn cùng tuổi. Nếu bố hoặc mẹ của bé bị béo phì thì bé sẽ có khả năng cao cũng gặp tình trạng trên.

Sự phát triển của ngành thực phẩm

Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của ngành thực phẩm. Đi kèm với đó là rất nhiều quảng cáo đồ ăn mỗi ngày với các sản phẩm màu sắc bắt mắt, hình thù ngộ nghĩnh kích thích sự tò mò của trẻ. Các món ăn nhanh ngày càng nhiều, các điểm bán hàng tiện lợi cũng mọc lên nhiều tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tiếp cận và sử dụng những loại thực phẩm này.

Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khoẻ bé như thế nào?

Có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi trẻ bị thừa cân

Có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi trẻ bị thừa cân

Không chỉ xấu về mặt thẩm mỹ, khi trẻ bị béo phì còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh tật, có nhiều tác động xấu lên sức khoẻ của bé. Cụ thể:

  • Bệnh tiểu đường loại 2: Đây là bệnh lý thường gặp ở người lớn, nhưng hiện nay trẻ béo phì cũng có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
  • Rối loạn ăn uống: bé ăn uống vô độ, tiêu thụ một lượng thức ăn lớn bất thường và không thể ngừng ăn.
  • Rối loạn chỉnh hình: áp lực từ trọng lượng cơ thể xuống chân, các khớp xương có thể gây ảnh hưởng đến khớp gối, cột sống lưng, nhất là chân.
  • Các bệnh về gan: điển hình nhất là nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
  • Rối loạn hô hấp, tắc nghẽn đường thở gây khó thở khi tập thể dục và ảnh hưởng đến hô hấp của bé về sau.
  • Ngủ ngáy, khó thở khi ngủ do hệ hô hấp hoạt động kém.
  • Một số vấn đề về tim như: làm suy giảm chức năng tim, bắt tim phải hoạt động nhiều hơn, tăng nguy cơ viêm hệ thống.
  • Trẻ bị thừa cân, béo phì khi còn nhỏ sẽ dễ bị tình trạng này cho đến khi trưởng thành.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: Từ 4-6 tuổi là trẻ đã tự cảm nhận về ngoại hình của mình. Vì vậy, trẻ bị béo phì rất dễ bị tự ti, mặc cảm với bản thân, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến trầm cảm.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị béo phì

Để biết được bé nhà mình có nguy cơ bị béo phì hay không, mẹ có thể thực hiện theo công thức dưới đây:

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)]2

Theo WHO Dưới 5 tuổi Từ 5-19 tuổi
Thừa Cân >+2SD >+1SD
Béo phì >+3SD >+2SD

Khi bé đã có những biểu hiện của thừa cân béo phì, bố mẹ cần có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng này.

Trước hết, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống giảm cân phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Sau khi đã có chế độ ăn uống phù hợp cho bé, hãy tạo thói quen ăn uống lành mạnh. Cần giúp bé tránh xa các loại thực phẩm không lành mạnh đang tiêu thu như: đồ ăn nhanh, bánh kẹo, nước uống có ga,..Thay vào đó, bổ sung thêm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt xen kẽ vào các bữa ăn chính, bữa phụ của bé.

Cuối cùng, song song với một chế độ ăn lành mạnh, bố mẹ hãy khuyến khích bé hoạt động thể chất. Ví dụ cùng con đạp xe; nếu trường gần nhà thì đi bộ đến trường thay vì đi xe. Bố mẹ hãy cùng con ra ngoài chơi nhiều hơn, thay vì ngồi xem ipad, điện thoại, TV.

Cho trẻ vận động thường xuyên

Cho trẻ vận động thường xuyên

Cách tạo thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ

Để tạo thành thói quen cho con, bố mẹ cần kiên trì và thực hiện mỗi ngày. Lâu dần sẽ giúp bé có thói quen ăn uống lành mạnh, không chỉ giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em mà còn giúp bé phát triển toàn diện. Những cách bố mẹ có thể áp dụng gồm:

  • Bổ sung rau và trái cây vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bé
  • Khi cho bé lựa chọn đồ ăn nhẹ, bố mẹ hãy cầm sẵn rau và trái cây trên tay để cho bé chọn. Các bữa phụ ưu tiên dùng các món: sữa chua ít béo, bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, vừng,…
  • Chế độ ăn hàng ngày đa dạng các nguồn protein từ trứng, cá, đậu,…
  • Tránh đồ chiên rán, hạn chế chế biến đồ ăn cho bé bằng cách chiên rán, thay vào đó hãy chọn chiên không dầu, đồ hấp, luộc,…
  • Cho bé uống nước và sữa ít béo thay vì các loại nước ngọt, soda,…

Béo phì ở trẻ em là tình trạng đáng lo ngại ở thời điểm hiện tại. Để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và sự phát triển của bé, bố mẹ hãy cố gắng xây dựng thực đơn và thói quen ăn uống lành mạnh cho con từ nhỏ nhé.

Nguồn tham khảo:

  • https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-ty-le-beo-phi-o-tre-em-noi-thanh-tai-ha-noi-tp-hcm-da-vuot-41-50-169210925083802206.htm
  • Obesity in children – causes – Better Health Channel
  • Healthy Eating (for Parents) – Nemours KidsHealth
  • http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/nhung-loi-khuyen-cho-tre-thua-can–beo-phi.html

Xem thêm:

Giai đoạn phát triển chiều cao cho trẻ thường bị bỏ quên
Chất dinh dưỡng đa lượng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Đọc tiếp ...

Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ trong giai đoạn 2-6 tuổi

Bước sang 2 tuổi là lúc trẻ có thể bắt đầu đi nhà trẻ, do đó mẹ cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ đầy đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh. Bởi vì,...

Chi tiết
Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Sâu răng ở trẻ em là một bệnh nhiễm khuẩn khá phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách chăm sóc và ngăn ngừa sâu răng cho...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay