Chất dinh dưỡng đa lượng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ
Đăng ngày: 15/12/2021
Chia sẻ:
Chất dinh dưỡng đa lượng là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cân bằng cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ. Cùng tìm hiểu vai trò cụ thể và cách bổ sung đúng cách cho bé trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Chất dinh dưỡng đa lượng là gì?
Chất dính dưỡng đa lượng là các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với hàm lượng lớn nhằm đáp ứng quá trình tăng trưởng và phát triển. Ngoài ra, chất đa lượng còn tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Các chất đa lượng gồm có: carbohydrate, protein và chất béo.
Vai trò của chất đa lượng đối với trẻ
Chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ cần có đủ năng lượng từ các chất đa lượng (carbohydrate, chất béo và protein) để trẻ phát triển toàn diện về tăng trưởng, hệ miễn dịch, nhận thức,…cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.
Tăng trưởng và phát triển
Chất đa lượng như protein sẽ được tiêu hóa thành các axit amin để hình thành các bộ phận của tế bào. Theo đó, protein sẽ được các cơ bắp sử dụng trong quá trình tăng trưởng.
Carbohydrate và axit béo được sử dụng để tạo, dự trữ và giải phóng năng lượng trong cơ thể Ngoài ra axit béo cùng cần để cấu tạo nên các bộ phận của mô.
Khả năng miễn dịch
Tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng đều quan trọng, nếu bị thiếu hụt bất kỳ chất nào cũng có thể gây ra suy dinh dưỡng protein-năng lượng (PEM). Đây là tình trạng trẻ bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng do thiếu hụt năng lượng và protein khiến khẻ ốm yếu, dễ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, carbohydrate gồm có chất xơ không hòa tan (như GOS và beta-glucan) giúp kích thích vi khuẩn đường ruột để bảo vệ ruột khỏi ký sinh trùng, vi khuẩn và vi rút. Ngoài ra, chất xơ cũng kích thích các tế bào miễn dịch trong ruột non, giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Nhận thức và thị giắc
Bé phát triển nhận thức và thị giác tối ưu khi được bổ sung đủ chất béo Omega-3
Chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng não bộ nhanh chóng ở trẻ, bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng (protein và chất béo). Cụ thể, để sản xuất các hoóc môn nhỏ trong não cần sự có mặt của protein. Còn chất béo như omega 3 (DHA, EPA) góp phần duy trì màng tế bào thần kinh và võng mạc của trẻ.
Hơn nữa, não bộ và thị giác có liên kết với nhau và cùng sử dụng khoảng 20% năng lượng carbohydrate của cơ thể.
Bổ sung chất đa lượng cho bé hợp lý
Trẻ em thường hoạt động rất nhiều, nên năng lượng của trẻ cũng bị tiêu hao nhanh chóng. Cho nên, bố mẹ cần bổ sung các chất đa lượng hợp lý trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ.
Chất béo
Trẻ em được bổ sung chất béo đầy đủ trong chế độ ăn. Bởi vì, chất béo cần thiết cho sự phát triển của não bộ và giúp hấp thụ hiệu quả hơn đối với các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K).
Tuy nhiên, mẹ nên bổ sung các loại chất béo tốt,tránh sử dụng chất béo đã qua chế biến từ thức ăn nhanh, khoai tây chiên, bánh ngọt, bánh nướng,… Chất béo trong các thực phẩm này không chứa các axit béo có lợi để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cho trẻ. Mặt khác, chúng còn làm tăng cân và nguy cơ nhiễm trùng khi cho trẻ ăn quá thường xuyên.
Thực phẩm chứa chất béo có lợi nên được dùng như: các loại hạt, bơ, dầu ô liu nguyên chất, trứng, các sản phẩm từ sữa được nuôi bằng cỏ và thịt được nuôi bằng cỏ (tốt nhất là sản phẩm hữu cơ).
Carbohydrate
Các thực phẩm giàu carbohydrate
Trẻ em cũng cần bổ sung đủ carbohydrate để cung cấp năng lượng cho các hoạt động và sự phát triển ở trẻ. Carbohydrate gồm có carbohydrate phức tạp (complex carbohydrate) và carbohydrate đơn giản (simple carbohydrates). Trong đó, carbohydrate phức tạp ta mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và cũng là nguồn năng lượng ổn định hơn.
Carbohydrate phức tạp có trong thực phẩm như bánh mì và mì ống.
Carbohydrate đơn có trong thực phẩm như đường ăn, hoặc đường lactose. Lactose là nguồn carbohydrate cung cấp năng lượng chủ yếu cho trẻ sơ sinh. Lactose thường có trong sữa mẹ (7,3%) hay sữa công thức (4,7%).
Ngoài ra, các nguồn carbohydrate tốt từ thực phẩm gồm có:
Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên hạt),
Chúng ta đều biết carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể mà trẻ em cần với số lượng lớn. Thế nên, mẹ nên tránh các loại carbohydrate không tốt đã qua chế biến như bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh quy,… Vì chúng không chứa các chất dinh dưỡng có lợi và chất xơ.
Nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều carbohydrate đã qua chế biến có thể khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, tăng cân hoặc tăng trưởng kém.
Protein
Một số thực phẩm giàu protein
Protein giúp thúc đẩy sự hình thành, duy trì và tái tạo các tế bào vì vậy protein rất cần thiết cho mọi hoạt động và chức năng của cơ thể. Không những vậy, protein cũng cần cho chức năng não bộ và hệ thống miễn dịch phát triển khỏe mạnh
Trẻ em cần protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể đang phát triển nhanh chóng. Nếu cơ thể trẻ bị thiếu protein gây ra các hậu quả nghiêm trọng như chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm,…
Nhu cầu đạm khuyến nghị cho trẻ: từ 1-3 tuổi = 1,08g / kg thể trọng và tử 4-8 tuổi = 0,91g / kg thể trọng [1]. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung một số thực phẩm giàu protein sau: thịt, cá, thịt gà, đậu phụ, các loại hạt, sữa, sữa đậu nành.
Lưu ý: Mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều hơn hoặc ít hơn lượng khuyến nghị tùy thuộc vào cân nặng, chiều cao và cường độ hoạt động của trẻ.
Tại Việt Nam, bệnh còi xương ở trẻ em có xu hướng tăng trong những năm gần đây, chiếm 9,4% với trẻ dưới 3 tuổi [1]. Nếu bố mẹ không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ gây...
Vậy là Little Étoile cũng đã tìm ra chủ nhân của các giải thưởng hấp dẫn trong Minigame: "GIÁNG SINH ĐOÁN ĐÚNG Ô CHỮ – NHẬN QUÀ LIỀN TAY TỪ LITTLE ÉTOILE " diễn ra từ ngày 8/12-15/12 vừa qua....