Trẻ bị sốt phát ban: Biến chứng nguy hiểm & cách phòng ngừa

Đăng ngày: 21/08/2021
Chia sẻ:

Có tới 95% trẻ bị sốt phát ban trong giai đoạn từ 6 tháng đến 2 tuổi [1]. Đây là căn bệnh dễ lây lan và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu như trẻ không được phát hiện sớm và chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có cách để các mẹ tránh được loại bệnh này. 

Trẻ bị sốt phát ban do đâu?

Sốt phát ban có tên khoa học là Roseola là bệnh do virus gây ra. Đây là căn bệnh rất dễ gặp, hầu hết trẻ em Việt Nam từng bị ít nhất một lần. Thường biểu hiện bằng việc trẻ sốt tối đa 1 tuần. Sau cơn sốt cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ gây ngứa ngáy.

Thủ phạm của sốt phát ban ở trẻ là do virus có tên herpes loại 6 và loại 7 (HHV6 và HHV7). Đây là loại vi-rút cùng họ với herpes simplex -  thường gây ra bệnh nhiễm trùng [2]. Vi-rút Herpes sống trong nước bọt và dễ dàng lây qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp. 

Vì vậy, trẻ có thể bị nhiễm vi-rút gây sốt phát ban khi tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn từ người mang vi-rút thông qua cơ chế hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Nếu trẻ sờ vào các giọt bắn lưu lại trên đồ vật và đưa lên mũi miệng cũng dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh. 

Trẻ dưới 2 tuổi dễ bị sốt phát ban hơn các độ tuổi khác vì đây là giai đoạn trẻ có sức để kháng kém nhất. Ở giai đoạn này, lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền lại trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ đã giảm. Trong khi đó hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện. 

Phát hiện sớm, điều trị nhanh triệu chứng sốt phát ban

Bệnh sốt phát ban thường có thời gian ủ bệnh khoảng 7 ngày sau đó mới biểu hiện ra bên ngoài. Các mẹ sẽ thấy con có dấu hiệu nóng và quấy khóc nhiều. Sau đó, trẻ sẽ sốt cao (thường trên 39 độ C). Thời gian sốt có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày [3]. Trong khoảng thời gian này trẻ sẽ có các triệu chứng như viêm họng, sổ mũi, ho, tiêu chảy nhẹ, mí mắt sưng… Cơ thể khó chịu cũng khiến trẻ biếng ăn và bỏ bữa.

Trẻ bị sốt phát ban sẽ thường xuyên sốt cao

Trẻ bị sốt phát ban sẽ thường xuyên sốt cao

Các cơn sốt cao thường kết thúc đột ngột. Trong thời gian đó mẹ sẽ thấy trên cơ thể trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ. Để kiểm tra, mẹ có thể sờ vào các nốt nếu nó chuyển sang màu trắng khi bị tác động thì đúng là nốt ban. Vị trí các nốt ban đỏ thường xuất hiện đầu tiên ở cổ, mặt, sau đó sẽ lan xuống cánh tay, chân và cuối cùng là phát toàn cơ thể. 

Cùng trẻ vượt qua những ngày “ngứa ngáy” thế nào?

Trong thời gian trẻ sốt, các mẹ cần túc trực và chăm sóc trẻ 24/24 để phát hiện những triệu chứng bất thường. Mẹ cần thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao phải được chườm ấm, nới lỏng quần áo và uống thuốc hạ sốt (khi trẻ sốt trên 38,5 độ).

Để tránh tình trạng trẻ sốt cao dai dẳng, dẫn đến mất nước, các mẹ cần bù nước cho trẻ bằng các loại sữa, sữa công thức, nước hoa quả, nước oresol… Tuỳ theo độ tuổi và sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Khi nào đưa trẻ bị sốt phát ban đi bệnh viện?

Thông thường trẻ sẽ khỏi sốt phát ban trong vòng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu, có khoảng từ 10 – 15% trẻ sốt phát ban sẽ bị co giật [4]. Biểu hiện co giật là cơ bắp trẻ bị cứng lại, mặt trẻ đỏ mặt hoặc tái xanh, không phản ứng khi mẹ gọi.

Các cơn co giật, mất ý thức thường diễn biến trong khoảng từ 2 – 3 phút. Nếu co giật liên tục và thiếu ý thức trong hơn 5 phút có thể cần được điều trị khẩn cấp để ngăn ngừa biến chứng não.

Khi trẻ bị sốt phát ban xuất hiện co giật cần đưa đến bệnh viện

Khi trẻ bị sốt phát ban xuất hiện co giật cần đưa đến bệnh viện

Ngoài ra, khi trẻ sốt cao trong thời gian dài thường dẫn đến bỏ bú, bỏ ăn và lả đi vì mất nước. Trong trường hợp này trẻ cũng cần được đưa đến bệnh viện để các bác sĩ có phương pháp bù nước, bù dinh dưỡng ngay cho trẻ.

Những sai lầm thường gặp

Không tắm, tránh ra gió, trùm kín trẻ là những phương pháp hết sức sai lầm nhưng vẫn được cái mẹ rỉ tai nhau. Vậy trẻ bị sốt phát ban cần kiêng gì?

Trẻ bị sốt phát ban phải được tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm nếu không các nốt ban sẽ bị nhiễm trùng, gây ngứa ngáy. Phòng ngủ của bé phải luôn thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh để giúp bé có không gian tốt nhất trong thời gian điều trị. Không gian tối tăm, không thoáng khí sẽ càng làm cho trẻ càng bức bối, khó chịu hơn. 

Không trùm kín trẻ bị sốt phát ban

Không trùm kín trẻ bị sốt phát ban

Sử dụng kháng sinh để điều trị sốt phát ban cũng là một sai lầm. Bệnh sốt phát ban là do virus gây ra không phải do vi khuẩn nên kháng sinh không có tác dụng. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt chứ không dùng aspirin. Tránh dùng aspirin khi đang sốt vì dễ để lại biến chứng về gan hoặc não [5].

***Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc cho trẻ cho trẻ. 

Phòng bệnh sốt phát ban cho trẻ thế nào?

Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt phát ban. Cách tốt nhất là tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, việc này tương đối khó vì sốt phát ban có thời gian ủ bệnh khá lâu trước khi có biểu hiện ra ngoài.  

Việc làm dễ nhất là thường xuyên giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, khử khuẩn, lau rửa đồ chơi cho trẻ. Ngoài ra cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn, ngủ, chơi hợp lý giúp trẻ có sức khoẻ “chiến đấu” với bệnh.

***Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện nhé!

Nguồn tham khảo

(1) https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Roseola_infantum/ 

(2,3,4).https://www.hopkinsallchildrens.org/Patients-Families/Health-Library/HealthDocNew/Roseola 

(5) https: //www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Febrile_Convulsions/ 

Đọc tiếp ...

Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì? Những quan niệm sai lầm

Nhiều mẹ thường băn khoăn sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì và nên chăm sóc trẻ như thế nào? Đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý. Mẹ cũng đừng...

Chi tiết
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mùa dịch Covid

Làm sao để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là điều nhiều mẹ băn khoăn và đầy bỡ ngỡ. Đây cũng khởi đầu của những trải nghiệm khó khăn khi lần đầu làm mẹ. Những...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay