Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì? Những quan niệm sai lầm
Đăng ngày: 20/08/2021
Chia sẻ:
Nhiều mẹ thường băn khoăn sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì và nên chăm sóc trẻ như thế nào? Đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý. Mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy tham khảo bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Sốt phát ban ở trẻ
Sốt phát ban còn gọi ban hồng (roseola) là bệnh do vi-rút Herpes 6 và 7 gây ra.
Khi trẻ sốt phát ban sẽ có các triệu chứng bao gồm sốt, chảy nước mũi, ho và đau họng. Sau khi hết sốt sẽ bắt đầu phát ban trên da trẻ. Sốt phát ban thường không nghiêm trọng và tự khỏi trong vòng một tuần hoặc lâu hơn sau khi các triệu chứng xuất hiện [1].
Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?
Mẹ nên biết sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?
Tuy là bệnh nhẹ nhưng mẹ vẫn cần biết những điều sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng để có cách chăm sóc cho phù hợp.
Không sử dụng thuốc Ibuprofen cho em bé dưới 6 tháng tuổi.
Dù bé bị sốt cũng không sử dụng aspirin vì có thể gây ra các vấn đề về gan hoặc não.
Không nên đi nhà trẻ hoặc nơi có đông trẻ khác xung quanh. Tránh lây bệnh cho trẻ khác.
Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ bị sốt phát ban
***Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc điều trị cho trẻ.
Một số sai lầm mẹ thường mắc phải?
Chúng ta đã tìm hiểu khi bị sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì, nhưng vẫn có nhiều mẹ lo lắng quá mức và kiêng khem cho trẻ không đúng cách. Vậy những sai lầm này là gì?
Kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn
Theo Bs. Lê Văn Quang (suckhoedoisong) [2], mẹ không nên kiêng khem quá nhiều, mà hãy:
Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng bằng cách tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng nước theo những quan niệm sai lầm. Khi mẹ không tắm cơ thể cho trẻ, dễ gây ra khó chịu, nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, mẹ nên sử dụng nước ấm tránh để trẻ bị lạnh.
Ngoài ra, thói quen kiêng gió bằng cách trùm kín trẻ sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao.
Kiêng ăn: không nên cho trẻ kiêng khem quá mức rất dễ bị suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch kém. Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều chất lỏng cho trẻ. Chia nhỏ bữa ăn hơn để giúp trẻ tiêu hóa nhanh chóng.
Vệ sinh sạch sẽ khi trẻ sốt phát ban
Hiểu sai về sốt phát ban Roseola vs rubella (bệnh sởi Đức)
Đều là hiện tượng phát ban ở trẻ nhưng hai bệnh này đều có dấu hiệu khác nhau.
Sốt phát ban (Roseola) thường có màu đỏ hồng. Vết phát ban sẽ bắt đầu ở thân và lan rộng ra.
Phát ban (rubella) có màu nâu đỏ, bắt đầu xuất hiện trên mặt và di chuyển dần xuống dưới khắp người.
Ngoài ra, trẻ em bị bệnh sởi trông nghiêm trọng hơn so với trẻ bị sốt phát ban (roseola).
Hiện chưa có vaccince cho bệnh sốt phát ban (Rosella). Tuy nhiên, mẹ có thể cho bé tiêm vaccine Rubella [3]. Mẹ đang dự định có con hãy tiêm để bảo vệ em bé nhé.
Một số sai lầm khác
Ngoài ra, mẹ cần chú ý một số điều khác trong giai đoạn trẻ bị sốt phát ban:
Sử dụng sai loại hoặc vị trí của nhiệt kế (chỉ sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số dưới cánh tay hoặc bên đầu, không sử dụng trong tai hoặc trực tràng)
Trẻ sơ sinh có thể nhiễm vi-rút này trong tối đa 10 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng. Do đó, nếu bạn biết rằng vi-rút này đang xuất hiện xung quanh nơi chăm sóc trẻ của bạn, bạn nên ở nhà cho đến khi bạn thấy các dấu hiệu phát ban trước khi quay trở lại.
Chỉ sốt sẽ không khiến trẻ khóc mà có thể do trẻ bị đau hoặc khó chịu, vì vậy mẹ cần kiểm tra cẩn thận nguyên nhân làm trẻ khóc. Hội chứng Colic cũng có thể làm trẻ khóc dai dẳng.
Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn chứ không phải vi-rút, vì vậy mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ bị sốt phát ban.
Làm thế nào để chăm sóc trẻ bị sốt phát ban?
Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban hợp lý
Nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là từ virus lành tính. Nếu được chăm sóc tốt trẻ sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Vì vậy, mẹ hãy chăm sóc trẻ bị sốt phát ban đúng cách:
Tuân thủ uống thuốc hạ sốt theo toa bác sĩ hoặc dược sĩ đã kê.
Lau cơ thể trẻ bằng nước ấm và chườm mát lên trán để hạ thân nhiệt.
Tắm rửa cho bé bằng nước ấm có pha muối loãng hoặc dùng bọt biển ấm tắm để giảm ngứa.
Sử dụng ga trải giường mỏng nhẹ thay vì chăn dày để giữ thông thoáng.
Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu các triệu chứng nhẹ thì mẹ có thể cho trẻ tự chơi, không nhất thiết chỉ nằm trên giường.
Bổ sung nhiều chất lỏng cho trẻ như sữa, nước và các loại nước ép trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất.
Cung cấp chất dinh dưỡng nhanh hơn bằng thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám khi trẻ bị sốt cao đột ngột.
Mẹ cần cho trẻ đến khám lại ngay khi phát hiện trẻ có những biểu hiện nghiêm trọng sau: sốt cao không hạ sau khi đã phát ban, ngủ li bì, lừ đừ, hôn mê, co giật. Trẻ có các dấu hiệu thở mệt, thở nhanh, khó thở…
Tóm lại
Qua bài này, chắc mẹ đã hiểu rõ hơn về sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì cũng như những quan niệm sai lầm mà mẹ thường mắc phải. Hãy nhận biết cẩn thận các dấu hiệu trẻ có để xử lý kịp thời, đúng cách mẹ nhé!
***Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện nhé!
Lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ là những trải nghiệm vô cùng quý giá, thú vị tuy nhiên cũng không kém phần áp lực, với nhiều khó khăn. Vì chưa có kinh nghiệm và thi thoảng sẽ bỡ ngỡ...
Có tới 95% trẻ bị sốt phát ban trong giai đoạn từ 6 tháng đến 2 tuổi [1]. Đây là căn bệnh dễ lây lan và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu như trẻ không được phát hiện sớm và chăm...