Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng bố mẹ nên làm gì?
Đăng ngày: 17/08/2022
Chia sẻ:
Hệ tiêu hoá còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện dễ khiến cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Đây là một trong những nguyên nhân gây chán ăn, quấy khóc ở trẻ nhỏ. Hãy cùng Little Étoile tìm hiểu cách khắc phục tình trạng đầy hơi, chướng bụng cho bé một hệ tiêu hoá thoải mái nhé.
Nội dung bài viết
Chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh là gì?
Trong khi bú hay khóc, trẻ sơ sinh thường dễ nuốt phải một lượng khí lớn gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi khiến bé có cảm giác “no giả”.Khi trẻ tới tuổi tập ăn dặm, quá trình tiêu hoá thức ăn cùng với sự hoạt động của hệ tiêu hoá cũng có thể sinh ra một lượng khí nhất định làm trẻ bị đầy hơi, khó tiêu hoá [1].
Nếu bố mẹ chủ quan xem nhẹ chứng đầy hơi, chướng bụng có thể làm trẻ lười ăn, lâu dài làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ do thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy ngay từ khi con có những dấu hiệu bị đầy hơi, bố mẹ nên chú ý để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đầy hơi
Nhận biết trẻ sơ sinh bị đầu hơi
Khi không khí bị tích tụ một lượng lớn trong bụng của bé gây nên chứng đầy hơi, bố mẹ có thể nhận thấy qua những biểu hiện sau [2]:
Ợ hơi: Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua nếu axit và chất lỏng trào ngược từ dạ dày lên miệng.
Chán ăn: bé bỏ bữa, chán ăn, không hợp tác.
Đầy hơi: bụng bé vẫn căng tròn, đầy khí sau ăn từ 1-2 giờ. Nếu vỗ nhẹ vào bụng bé. thì sẽ có tiếng như trống.
Khóc: bé khó chịu, quấy khóc nhiều hơn mà không rõ lý do.
Xì hơi: bé xì hơi nhiều lần hơn, hoặc không xì hơi như bình thường.
Nôn trớ thường xuyên.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi
Khi con có các dấu hiệu bất thường trên, bố mẹ không nên bối rối mà hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân gây để có cách cải thiện kịp thời. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đầy hơi ở trẻ mà bố mẹ nên tham khảo
Cho trẻ bú chưa đúng cách
Khi cho trẻ bú, bố mẹ vô tình để lọt khí vào bụng khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi:
Cả khi bú mẹ hay bú bình, bé có thể vô tình nuốt phải không khí vì con chưa biết cách tự điều chỉnh mà chỉ làm theo bản năng.
Cho trẻ sử dụng núm vú giả: trường hợp này cũng tương tự như khi con bú mẹ hay bú bình vậy. Trẻ sẽ vô ý nuốt vào bụng một lượng không khí nhất định khi ngậm núm vú.
Khóc: Khi trẻ khóc phải mở miệng vừa khóc vừa hít thở. Khi đó một lượng lớn không khí sẽ bị trẻ vô thức hít vào bụng gây nên tình trạng đầy hơi.
Không dung nạp đường lactose
Khi cơ thể trẻ không thể tiết đủ lượng men lactose để tiêu hoá các loại thực phẩm có chứa lactose, (chủ yếu là trong sữa) sẽ làm cho vi khuẩn lên men và tạo khí làm trẻ bị đầy hơi.
Dị ứng đạm sữa bò
Hệ miễn dịch non yếu của trẻ có thể không thích ứng được với một số loại đạm sữa bò, hay còn gọi là dị ứng đạm sữa bò. Khi đó trẻ có thể bị nôn trớ, khó thở hoặc tiêu chảy.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Thức ăn không tốt cho mẹ cho con bú
Khi con đang bú mẹ thì thức ăn mẹ ăn vào cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mà bé bú. Có thể do mẹ đã ăn những thực phẩm dễ gây đầy hơi như ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa, đồ chiên rán, nước uống có ga, hành, tỏi.
Rối loạn tiêu hoá
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày dễ khiến bé bị chướng bụng, đầy hơi do sự lên men của vi khuẩn và tình trạng mất điện giải.
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi
Khi trẻ có dấu hiệu bị dầu hơi, chướng bụng, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây cải thiện tình trạng cho bé.
Chỉnh lại tư thế khi cho bé bú
Cho trẻ bú đúng cách tránh trẻ sơ sinh bị đầy hơi
Khi mẹ đang cho con bú hoặc bú bình, mẹ cố gắng giữ cho đầu bé cao hơn vùng bụng của trẻ. Khi đó, sữa sẽ chìm xuống đáy dạ dày cho không khí đi lên trên, bé sẽ ợ hơi dễ dàng hơn. Nếu cho con bú bình, mẹ cần hướng bình sữa chếch lên một chút không để lọt không khí vào núm vú.
Giúp bé ợ hơi
Một trong những cách dễ dàng nhất để giảm bớt tình trạng đầy hơi là cho trẻ ợ hơi trong và sau bữa ăn. Nếu trẻ không ợ hơi ngay lập tức, bố mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa trong vài phút rồi thử lại.
Thay đổi bình sữa.
Nếu bố mẹ đang cho con bú bình, hãy quan sát tốc độ chảy ra của núm vú. Nếu sữa chảy ra quá nhanh thì bố mẹ nên chuyển sang loại núm vú có tốc độ chảy chậm hơn.
Massage cho bé
Massage bụng cho bé dễ chịu hơn
Bố mẹ có thể massage xoa tròn các đầu ngòn tay xung quanh vùng bụng của bé từ rốn di chuyển dần ra ngoài theo chiều kim đồng hồ. Bố mẹ có thể làm liên tục như vậy từ khoảng 8-10 lần.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể nhẹ nhàng giúp bé đạp chân qua lại giống như tư thế đạp xe khi trẻ nằm ngửa. Hoặc bố mẹ có thể cho trẻ nằm sấp và nhớ chú ý quan sát trẻ trong khoảng thời gian này.
Ngoài ra, cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi tắm nước ấm cũng có thể giúp trẻ loại bỏ khí thừa trong bụng.
Bổ sung các dưỡng chất có lợi cho tiêu hoá
Việc nâng cao sức khoẻ hệ tiêu hoá là rất cần thiết khi trẻ bị đầy hơi. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung thêm những sản phẩm có chứa probiotic (lợi khuẩn). Chẳng hạn, bổ sung chất xơ GOS giúp các hệ vi sinh đường rột phát triển khoẻ mạnh. Khi sức khoẻ đường ruột được cải thiện tốt sẽ có thể giúp trẻ giảm bớt tình trạng đầy hơi và chướng bụng.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi là tình trạng thường gặp và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lâu dài của trẻ. Ngay khi con có những biểu hiện ban đầu, bố mẹ nên lưu ý và có các biện pháp cải thiện hiệu quả nhé.
***Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện nhé!
Chắc hẳn không ít bố mẹ thắc mắc đâu là các thực phẩm giúp tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như giải thích cụ...
Có thể bố mẹ chưa biết rằng việc cho trẻ sơ sinh nằm sấp (tummy time) là điều cần thiết giúp trẻ phát triển mạnh mẽ. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ thì khoảng thời gian nằm sấp (Tummy...