Bước vào giai đoạn tập đi, trẻ lười ăn kéo theo vấn đề nhẹ cân, chậm phát triển khiến bạn lo lắng. Thực tế, có rất nhiều bố mẹ đang phải đối mặt với tình trạng biếng ăn ở trẻ, nhất là giai đoạn phát triển khi 2 tuổi. Bạn đã biết nguyên nhân bé lười ăn và cách xử lý chưa? Nếu chưa, bài viết này dành cho bạn.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ lên 2
Tình trạng trẻ biếng ăn thường do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Với trẻ 2 tuổi, tình trạng này có thể do tác động của một số nguyên nhân dưới đây:
Trẻ mất tập trung khi ăn
Tự xúc ăn dễ khiến trẻ lười ăn hơn do bị mất tập trung
Giai đoạn 2 tuổi là lúc trẻ phát triển nhận thức mạnh mẽ, có xu hướng khám phá thế giới xung quanh nên trẻ sẽ không chú ý nhiều đến thức ăn. Đặc biệt là trẻ dễ bị xao lãng bới các yếu tố xung quanh (chẳng hạn như tivi, điện thoại, máy tính bảng, đồ chơi,…) khiến trẻ lười ăn hơn trong giai đoạn này.
Nhiều bố mẹ thường cho con xem hoạt hình, xem máy tính bảng… khi ăn để trẻ có thể ăn ngon miệng hơn, tuy nhiên, điều này cũng vô tình tạo thành một thói quen trẻ phụ thuộc vào các đồ điện tử. Chính vì thế trẻ sẽ biếng ăn, lười ăn hơn khi không được chơi với máy tính bảng, điện thoại.
Trẻ lười ăn vì muốn gây sự chú ý
Tâm lý trẻ ở giai đoạn 2 tuổi luôn muốn mọi người trong gia đình phải chú ý đến mình, nhất là khi bố mẹ có thêm em bé. Bé thích bố mẹ dồn sự tập trung vào mình, được chăm sóc, âu yếm và luôn ở bên cạnh bé như trước. Do đó bé sẽ thường quấy khóc, không chịu ăn,…để thu hút sự chú ý từ người lớn.
Trẻ không đói hoặc chán nản với việc tự ăn
Trẻ giai đoạn này cần ít thức ăn hơn do sự phát triển lúc này chậm hơn so với giai đoạn sơ sinh [1]. Hoặc bé không hứng thú với việc tự ăn do chưa thể tự xúc ăn thành thạo được. Nếu bố mẹ hỗ trợ bé sẽ ăn nhanh và dễ dàng hơn.
Với các trường hợp trẻ lười ăn khi lên 2 tuổi, nếu bé không có dấu hiệu của việc chậm phát triển thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Khi gặp tình trạng này, bố mẹ có thể lựa chọn cách xử lý tình huống khác nhau tùy vào định hướng nuôi dạy con.
Nhiều bố mẹ có thể sẽ đút để bé ăn nhanh và nhiều hơn, đảm bảo con ăn đầy đủ chất thay vì để con tự ăn. Mặt khác, một số bố mẹ lại khuyến khích bé tự ăn, rèn cho bé tính tự lập, kiên nhẫn và chủ động ngay từ nhỏ.
Trẻ bị bệnh
Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ lười ăn là trẻ không được khỏe, có thể là do bị cảm lạnh, đau họng, mọc răng, bị lở miệng… Hay rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, táo bón cũng khiến trẻ ăn không ngon miệng, biếng ăn.
Những trường hợp trẻ lười ăn bố mẹ nên lưu ý
Khi nào tình trạng biếng ăn ở trẻ cần chú ý
Tình trạng biếng ăn ở trẻ bước vào giai đoạn 2 tuổi thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, có một số trường hợp dưới đây bố mẹ cần lưu ý:
Bé không thể sử dụng thìa hoặc nĩa
Nếu bé không thể dùng thìa hoặc nĩa để tự ăn, đây có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển. Bố mẹ cần đưa bé đi thăm khám để tìm lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa hoặc các trung tâm dinh dưỡng trẻ em.
Trẻ chậm phát triển so với tiêu chuẩn
Bố mẹ theo dõi, đối chiếu với bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng mà tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyện nghị. Trong trường hợp bé đang chậm phát triển so với mức trung bình như còi xương, chậm lớn, nhẹ cân, có thể do trẻ lười ăn, không ăn đủ thức ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Nếu bố mẹ lo lắng về thói quen ăn uống cũng như lượng dinh dưỡng hàng ngày của con chưa đủ, hãy đưa bé đến gặp các bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng trưởng chậm
Điều lo lắng nhất của các bậc cha mẹ hẳn là con chậm phát triển. Bé tăng trưởng chậm có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
Bé không đạt được các mốc phát triển phù hợp với độ tuổi: các mốc phát triển có thể kể đến: lật, ngồi, trườn, bò, đứng, phát ra âm thanh, nói từ đơn, các cử chỉ lắc đầu, vỗ tay,…
Cân nặng, chiều cao thấp hơn trung bình: mẹ có thể thấy con gầy, thấp hơn các bạn cùng trang lứa hoặc đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng của trẻ tương ứng với từng độ tuổi chưa đạt mức trung bình.
Trẻ phát triển dưới 5cm chiều cao/năm sau 2 tuổi: Sau sinh nhật lần thứ 2, nếu bé không đạt mức tăng trưởng chiều cao trên 5cm/năm nghĩa là bé đang chậm phát triển.
Chậm phát triển các kỹ năng thể chất: chậm biết đi, biết nói, không thể tự uống nước hay ăn bằng thìa,..
Các kỹ năng xã hội và tinh thần: bé không biết biểu đạt cảm xúc, không tò mò về thế giới xung quanh, thích chơi một mình,…
Để cải thiện tình trạng lười ăn ở trẻ giai đoạn lên 2, bố mẹ nên chú ý đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của bé. Thực đơn mỗi ngày của bé cần được xây dựng dựa trên tiêu chí đa dạng các món ăn và đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ nên có 2 món mà bé đã biết và thích ăn để đảm bảo bé không bỏ bữa. Với những món mới, có thể cần đến 10-15 lần thử để bé chấp nhận. Vì vậy, sau khi ăn các món mới, nếu bé từ chối, hãy cho bé ăn lại lần nữa sau 1 tuần. Ngược lại, nếu bé thể hiện sự thích thú, có thể bắt đầu cho vào thực đơn các bữa ăn tiếp theo.
Nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ thường xuyên, kéo dài và không được cải thiện, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa nhé!
Nhìn chung, trẻ lười ăn khi bước vào 2 tuổi không có gì đáng lo ngại nếu không có các dấu hiệu tăng trưởng chậm. Do đó, bố mẹ hãy theo dõi, quan sát bé để phát hiện nếu có bất thường và có những hướng xử lý phù hợp đảm bảo sự phát triển của bé nhé.
Ngày nay, hầu hết bố mẹ đều ý thức được tầm quan trọng của chiều cao và hiểu rằng dù bố mẹ thấp vẫn có nhiều cách giúp con cải thiện chiều cao. Có những cách giúp tăng chiều cao...
Chúng ta đều biết rằng có hai giai đoạn vàng phát triển chiều cao ở trẻ là 1000 ngày đầu đời và ở giai đoạn dậy thì. Chính vì điều này mà nhiều bố mẹ không mấy quan tâm khi...