Bé chậm tăng cân phải làm sao? Bật mí giải pháp dành cho mẹ

Đăng ngày: 27/12/2021
Chia sẻ:

Bé chậm tăng cân so với các bạn cùng lứa, con không chịu ăn hoặc có trường hợp con ăn đủ bữa nhưng vẫn không tăng cân. Nếu con bạn cũng đang gặp phải những tình trạng trên thì đừng vội lướt qua bài viết này.

Dấu hiệu bé chậm tăng cân

Chậm tăng cân là tình trạng trẻ có số cân nặng thấp hơn mức trung bình chuẩn so với độ tuổi của mình. Để biết thông tin về mốc cân trung bình chuẩn ở độ tuổi của con mình, bố mẹ có thể sử dụng các bảng và biểu đồ chiều cao cân nặng của bé theo WHO (1) để so sánh.

Kiểm tra cân nặng của bé với chuẩn trung bình theo độ tuổi

Kiểm tra cân nặng của bé với chuẩn trung bình theo độ tuổi

Đối chiếu từ bảng chiều cao cân nặng chuẩn, trẻ được coi là tăng cân bình thường nếu cân nặng của trẻ nằm trong khoảng trung bình theo độ tuổi của mình. Tuỳ vào từng giai đoạn mà tốc độ tăng cân của bé sẽ khác nhau.

Trong giai đoạn 2 tuần sau sinh, bé sẽ có hiện tượng giảm cân tự nhiên (2). Qua quãng thời gian này, từ tuần thứ 3 trở đi, bé sẽ bắt đầu tăng cân trở lại. Bé tiếp tục tăng cân bình thường cho đến 3-4 tháng tuổi và giai đoạn tiếp theo 6-12 tháng tuổi bé sẽ tăng cân chậm hơn.

Trong trường hợp cân nặng của bé thấp hơn 20% so với mốc cân nặng chuẩn (3), hoặc không nằm trong khoảng trung bình thì mẹ mới cần lo lắng. Ngoài ra, nếu cân nặng của bé giảm, sau đó vài tháng chiều cao cũng không cải thiện thì mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ.

Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân

Để đảm bảo cân nặng phát triển bình thường, cơ thể bé cần được bổ sung cân bằng các chất dinh dưỡng đa lượng cùng với các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất). Vì các dưỡng chất này cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của các mô và hệ cơ, hệ xương (tay, chân, hộp sọ, cột sống, xương chậu, xương sườn,..).

Thế nhưng, trẻ có thể bị trở ngại khi hấp thu các dưỡng chất cho cơ thể vì nhiều nguyên nhân.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn chưa hợp lý khiến bé chậm tăng cân

Chế độ ăn chưa hợp lý khiến bé chậm tăng cân

  • Thiếu dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đủ chất khiến bé không đủ chất để phát triển thể chất.
  • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, bổ sung quá nhiều chất đa lượng (như: tinh bột, đạm, chất béo) mà không chú trọng đến các khoáng chất và vitamin.
  • Mẹ ăn thiếu chất: Đối với các bé còn bú mẹ, bữa ăn của mẹ không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa từ đó khiến trẻ bị thiếu chất để phát triển.

Gặp các vấn đề về đường ruột

  • Các vấn đề di truyền của ruột: Ruột gặp một số vấn đề như ruột ngắn khiến đường ruột sẽ ngắn hơn kích thước bình thường, ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu hoá. Lúc này, cơ thể bé sẽ không hấp thụ được các dưỡng chất từ thức ăn…Chính vì thế, những trẻ bị ruột ngắn ốm yếu, mệt mỏi, suy dinh dưỡng khiến bé chậm tăng cân.
  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Đây là bệnh thường gặp ở trẻ những năm đầu đời do hệ miễn dịch còn yếu. Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, bé sẽ bị tiêu chảy, phân đi nhầy, biếng ăn dẫn đến sút cân. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới cả sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé.

Các vấn đề sức khỏe khác dẫn đến bé chậm tăng cân

Mọc răng

Khi bé mọc răng thường hay bị sốt nhẹ, đau ở vùng lợi, làm bé dễ chán ăn, không chịu ăn.

Bé nôn trớ

Khi bú bé nằm tư thế không đúng cách hoặc bị lọt khí vào bình dễ khiến bé bị nôn trớ. Thức ăn đi vào cơ thể nhưng không hấp thu được thì sẽ khó cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé phát triển cân nặng.

Tiêu chảy

Khi tiêu chảy, bé bị mất nước, cơ thể mệt mỏi làm trẻ lười ăn, bỏ ăn. Nếu bố mẹ cố gắng bổ sung dinh dưỡng cho bé, thì khả năng hấp thu cũng giảm do nhu động ruột bị tổn thương nên diện tích hấp thu giảm.

Sốt làm bé chậm tăng cân

Khi bé bị sốt, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi qua da dẫn đến tình trạng thiếu nước đột ngột nên cơ thể bé rơi vào tình trạng mệt mỏi, đặc biệt ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hoá.

Bé sốt, bỏ ăn cũng làm bé chậm tăng cân

Bé sốt, bỏ ăn cũng làm bé chậm tăng cân

Một số nguyên nhân khác:

  • Vấn đề về cảm xúc và hành vi: trẻ lười ăn, chán ăn, không có cảm giác thèm ăn dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết.
  • Các vấn đề về nội tiết hoặc di truyền: bị bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Down), khiếm khuyết cơ quan nào đó trong cơ thể, vấn đề nội tiết như thiếu hụt hormone tuyến giáp, thiếu hụt hormone tăng trưởng,…đều khiến bé chậm tăng cân và chậm phát triển. (4).
  • Các vấn đề về máu: các dưỡng chất sau khi được tiêu hoá sẽ hấp thu và vận chuyển đến các cơ quan khác qua đường máu. Khi trẻ có vấn đề về máu, lượng dinh dưỡng cung cấp sẽ bị thiếu hụt hoặc không đến “đúng nơi”, gây ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng của toàn cơ thể.
  • Nhẹ cân hoặc sinh non: Trẻ sẽ cân hoặc sinh non thời gian đầu sẽ có cân nặng và chiều cao chưa đạt chuẩn. Tuy nhiên, nếu trẻ được chăm sóc chu đáo, đúng cách sẽ tăng trưởng đạt chuẩn dễ dàng.
  • Mang thai đôi hoặc ba: trong thường hợp này một trong các bé có thể nhỏ hơn các bé còn lại. Vì bé không được nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng trong thai kỳ, nên cơ thể và các cơ quan của em bé không phát triển như bình thường (5).

Cách để cải thiện tình trạng bé chậm tăng cân

Làm gì để cải thiện cân nặng của bé

Làm gì để cải thiện cân nặng của bé

Bé chậm tăng cân phải làm sao? Chắc hẳn nhiều bố mẹ cũng có cùng câu hỏi như vậy. Dưới đây là một số cách giúp giải quyết vấn đề cân nặng của bé:

Chế độ ăn cân đối

  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng các chất đa lượng và vi chất dinh dưỡng. Bao gồm: Carbohydrate (ngũ cốc), protein (thịt, cá, trứng, sữa,…), chất béo (cá, bơ, các loại hạt), vitamin và khoáng chất. Bổ sung men vi sinh an toàn để kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân hiệu quả hơn.
  • Giữ cho cơ thể trẻ luôn đủ nước: Với bé dưới 1 tuổi, mẹ nên chú ý thời gian giữa các cữ bú để đảm bảo cơ thể con luôn đủ nước. Khi trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé uống nước lọc bên cạnh các cữ bú để giữ cho máu và thận của trẻ hoạt động tốt hơn.
  • Tập cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ: Để “tạm biệt” tình trạng biếng ăn và sụt cân, mẹ hãy cố gắng tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa. Cũng như tránh cho trẻ ăn vặt quá sát giờ ăn vì sẽ khiến bé “no giả” dẫn đến tình trạng lười ăn.
  • Theo dõi để phát hiện kịp những phản ứng bất thường: bé bị nôn trớ nhiều, nổi mẩn có thể là dấu hiệu bé bị dị ứng với thức ăn hoặc không dung nạp thức ăn.

Vận động thường xuyên

  • Tạo điều kiện để bé thường xuyên được vận động: Khi vận động là lúc calo của trẻ bị tiêu hao giúp trẻ thèm ăn và ăn nhiều hơn. Do đó, để giúp trẻ tăng cân, mẹ nên cho con thường xuyên vận động.
  • Thường xuyên kiểm tra cân nặng của bé: Mẹ có thể ghi chép lại cân nặng của bé để tiên theo dõi, nếu bé có biểu hiện tăng cân quá chậm cần có biện pháp kịp thời để can thiệp.

Hiểu đúng và đủ về hiện tượng bé chậm tăng cân sẽ giúp bố mẹ chăm sóc con đúng cách hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu mẹ vẫn lo lắng, mẹ đến gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa để xin thêm lời khuyên nhé.

***Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards/weight-for-age
  2. https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards/weight-for-age
  3. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/failure-to-thrive
  4. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/failure-to-thrive
  5. https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02411

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi và những điều bố mẹ cần biết

Bữa ăn sáng cho bé đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh 

Đọc tiếp ...

Các loại vitamin B và vai trò đối với sức khỏe của trẻ nhỏ

Bé chậm tăng cân so với các bạn cùng lứa, con không chịu ăn hoặc có trường hợp con ăn đủ bữa nhưng vẫn không tăng cân. Nếu con bạn cũng đang gặp phải những tình trạng trên thì đừng vội lướt qua bài viết này. Dấu hiệu bé chậm tăng cân Chậm tăng cân […]

Chi tiết
Bổ sung vitamin cho trẻ thế nào cho đúng cách?

Bé chậm tăng cân so với các bạn cùng lứa, con không chịu ăn hoặc có trường hợp con ăn đủ bữa nhưng vẫn không tăng cân. Nếu con bạn cũng đang gặp phải những tình trạng trên thì đừng vội lướt qua bài viết này. Dấu hiệu bé chậm tăng cân Chậm tăng cân […]

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay