Thiếu dinh dưỡng – thủ phạm “bí ẩn” khiến trẻ chậm biết đi
Đăng ngày: 25/10/2021
Chia sẻ:
Thiếu dinh dưỡng không chỉ khiến trẻ còi cọc, yếu ớt, dễ nhiễm bệnh, nó còn là “cơn ác mộng” gây ra việc chậm đi ở trẻ. Dinh dưỡng quan trọng thế nào với việc tập đi? Làm gì để bù đắp khi trẻ thiếu hụt? Bài viết dưới đây sẽ cho các mẹ câu trả lời.
Nội dung bài viết
Báo động tình trạng trẻ suy dinh dưỡng trong đại dịch
Theo báo cáo mới nhất được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF đưa ra vào tháng 9 vừa qua, thế giới có khoảng 23 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang bị suy dinh dưỡng cấp tính. ½ trong số đó là trẻ em dưới 2 tuổi, tức là đang trong độ tuổi tập đi.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ trầm trọng hơn do tác động mạnh mẽ của dịch bệnh Covid – 19 trên toàn cầu [1]. Trẻ em Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Dấu hiệu thiếu dinh dưỡng rất dễ nhìn thấy ở trẻ
Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, lành mạnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Chính vì vậy dư thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng ở trẻ mà người lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Dấu hiệu thiếu dinh dưỡng đầu tiên là cân nặng của trẻ. Theo chuẩn cân nặng mà Tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra thì dưới 3 tuổi trẻ có cân nặng trung bình >=14,3kg đối với bé trai và >= 13,9kg đối với bé gái [2]. Nếu bị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ sẽ có biểu hiện thiếu cân, thừa cân hoặc béo phì.
Ở Việt Nam, trẻ mập mạp, bụ bẫm thường là tiêu chí nhiều gia đình hướng tới và mong mỏi. Tuy nhiên, trẻ thừa cân, béo phì lại là một biểu hiện thiếu hụt một số chất dinh dưỡng nghiêm trọng mà cha mẹ cần lưu tâm.
Trẻ thừa cân cũng là dấu hiệu của thiếu dinh dưỡng
Nếu trẻ bị thiếu dinh dưỡng sẽ gặp nhiều vấn đề trong quá trình phát triển như rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, ngủ không ngon, quấy khóc); trẻ thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa (hay bị táo bón, tiêu chảy). Hay trẻ bị sâu răng cũng là một trong những biểu hiện thiếu dinh dưỡng.
Ngoài ra, thiếu dinh dưỡng dẫn đến cơ thể xanh xao, chậm phát triển các giác quan, kém tập trung. Cơ thể trẻ yếu ớt do thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng khiến trẻ lười đứng, chậm biết đi và dễ gãy xương nếu như bị ngã [3].
Nguyên nhân gây thiếu dinh dưỡng ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ nhưng nguyên nhân chính được chỉ ra vẫn là từ… những bữa ăn thiếu cân bằng, chưa lành mạnh.
Thiếu vitamin, chất xơ và khoáng chất
Ở trẻ dưới 3 tuổi các vitamin và khoáng chất thường được quan tâm đầy đủ hơn nhưng chất xơ thì thường xuyên bị thiếu hụt. Chất xơ giữ cho hệ tiêu hóa và miễn dịch khỏe mạnh, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng. Mẹ có thể bổ sung chất xơ và các loại vitamin tự nhiên có trong rau xanh, củ, quả tươi, trái cây, ngũ cốc…
Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho trẻ với trái cây
Thiếu dinh dưỡng do trẻ biếng ăn
Tình trạng biếng ăn lâu ngày ở trẻ là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng Quốc gia, hiện Việt Nam có khoảng 45,9 – 57,7% trẻ bị biếng ăn. Trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân nhiều hơn 3 lần so với những độ tuổi khác [4].
Trẻ biếng ăn sẽ không có cơ hội hấp thu các vitamin, khoáng chất quan trọng để cơ thể phát triển như: vitamin A, B, B1, D, thiết sắt, thiếu canxi… Từ đó dẫn đến thiếu vi chất dinh dưỡng.
Do chế độ ăn thuần chay
Trẻ em được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn chay hoặc thuần chay có nhiều nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng so với trẻ em bình thường. Trẻ vẫn có thể nhận được một số chất dinh từ nguồn thức ăn thuần chay ví dụ như: canxi có trong sữa, pho mát hay sắt có trong cải xoăn, đậu, đậu lăng hoặc là axit béo omega-3 có trong đậu nành….
Tuy nhiên chế độ ăn thuần chay không được khuyến khích cho trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Dinh dưỡng từ các sản phẩm động vật như thịt, cá, tôm, trứng…. vẫn vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ (5).
Dị ứng và không dung nạp
Nhiều trẻ em bị chẩn đoán mắc bệnh dị ứng hoặc không dung nạp đối với một số thực phẩm. Ví dụ như không dung nạp lactose có thể dẫn đến giảm lượng canxi trong cơ thể hoặc bệnh Celiac có thể dẫn đến việc hấp thụ không đủ chất xơ, tăng nguy cơ thiếu sắt do viêm ruột…
Bé không dung nạp lactose có thể bị thiếu chất dinh dưỡng
Về lâu dài, các vấn đề dị ứng và không dung nạp ở trẻ sẽ dẫn đến việc hạn chế ăn một số thực phẩm cần thiết và hình thành nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng. Trong trường hợp này, trẻ cần có sự can thiệp sớm của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh cho phù hợp,
Những hậu quả khó lường khi trẻ bị thiếu dưỡng chất
Thiếu chất dinh dưỡng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó chậm đi là một trong những hậu quả nhìn thấy sớm nhất.
Khi trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin D và canxi. Dấu hiệu thiếu canxi rõ nhất là khi cơ thể trẻ còi cọc, yếu ớt, tay chân gầy, cơ xương suy yếu. Do đó, trẻ sẽ không đủ sức để đứng dậy tập đi và dẫn đến chậm biết đi so với độ tuổi.
Thiếu dinh dưỡng có thể khiến trẻ chậm biết đi
Ngoài ra, việc thiếu dinh dưỡng dẫn đến thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi. Khi trẻ thừa cân, trọng lượng cơ thể đè lên cơ chân khiến việc di chuyển của trẻ không dễ dàng. Đây là cản trở lớn trong việc trẻ tập đi và sớm biết đi.
Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng lâu dài có thể dẫn đến còi cọc, thấp bé khi trưởng thành. Thế nên, con cũng sẽ gặp các vấn đề về chậm phát triển trí não, giảm chí số thông minh và khó khăn trong học tập.
Mẹ có thể làm gì để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ?
Để tránh việc trẻ bị thiếu các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt ở độ tuổi tập đi, mẹ cần “nằm lòng” những lưu ý sau đây:
Không nên hạn chế các loại thực phẩm trong bữa ăn của con, trừ khi trẻ bị dị ứng với thực phẩm đó. Trong trường hợp cần “kiêng khem” một số thực phẩm vì lý do tôn giáo, mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để tìm thực phẩm thay thế cho trẻ
Mẹ hãy giúp bé làm quen với thói quen ăn uống lành mạnh và ăn uống đúng bữa.Nếu trẻ biếng ăn, hãy kích thích con bằng cách giúp con có hứng thú với các loại thực phẩm. Mẹ có thể cùng con trồng rau, quả trong vườn, giúp con được tham gia vào việc nấu ăn bằng các động tác đơn giản như: khuấy bột, pha sữa, đập trứng, nhặt rau…
Trồng vườn cùng mẹ giúp bé thích thú hơn với rau củ
Tránh xa thực phẩm chế biến và đồ uống có đường. Bởi chúng thường chứa các chất làm ngọt nhân tạo, chất béo hoặc muối và không bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ ăn quá nhiều thức ăn và đồ uống này gây sức khỏe kém, tăng cân và sâu răng [6].
Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm nhưng không phải không có cách phòng ngừa. Mẹ chỉ cần quan sát, đồng hành và chăm chút nhiều hơn đến bữa ăn của con để cải thiện chế độ dinh dưỡng tốt hơn cho con.
Chúng ta đều biết rằng có hai giai đoạn vàng phát triển chiều cao ở trẻ là 1000 ngày đầu đời và ở giai đoạn dậy thì. Chính vì điều này mà nhiều bố mẹ không mấy quan tâm khi...
Đường SUCROSE là gì? Đường surose có tự nhiên trong thực vật, nó được tìm thấy trong thực phẩm và đồ uống đóng gói như một chất phụ gia hay đường bổ sung nhằm tăng hương vị cho các món...