Bệnh còi xương ở trẻ em và những điều bố mẹ cần nên hiểu rõ

Đăng ngày: 09/12/2021
Chia sẻ:

Tại Việt Nam, bệnh còi xương ở trẻ em có xu hướng tăng trong những năm gần đây, chiếm 9,4% với trẻ dưới 3 tuổi [1]. Nếu bố mẹ không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ em

Khi trẻ bị còi xương, sẽ có một số biểu hiện mà bố mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường. Cụ thể trẻ còi xương có những biểu hiện dưới đây [2]:

  • Chân có hình dạng bất thường: chân bị vòng kiềng, đầu gối chụm lại, thậm chí có những bé chân hình chữ X, chữ O.
  • Sưng ở cổ tay, đầu gối và mắt cá chân do các đầu xương to hơn bình thường.
  • Mọc răng muộn và bị các vấn đề về răng như sâu răng, hỏng men răng.
  • Bé tăng trưởng kém, chiều cao thấp hơn chuẩn trung bình.
  • Có dấu hiệu chậm biết đi, biết bò.
  • Xương dễ gãy hơn sau khi bị ngã hoặc tai nạn nhẹ.
  • Xương mềm, nhất là chân và hộp sọ, đôi khi có thể là xương sống [3]. Biểu hiện thấy rõ nhất là phần thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có bướu trán, bướu đỉnh.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương

Dấu hiệu trẻ bị còi xương

Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương, bao gồm những nguyên nhân từ bên trong, tác động từ môi trường, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc của bố mẹ hàng ngày.

Hàm lượng vitamin D3 thấp

Vitamin D3 là chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hoá tạo xương của trẻ. D3 còn giúp cơ thể vận chuyển và hấp thụ Canxi hiệu quả. Nếu bé không được cung cấp đủ vitamin D3 khi còn trong bụng mẹ và cả trong chế độ ăn hàng ngày thì cơ thể sẽ không đủ chất để chuyển hóa, dễ dẫn đến tình trạng còi xương.

Ngoài ra, nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào nhất chính là từ ánh nắng mặt trời. Trẻ không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sẽ làm ít hấp thu được vitamin D, kéo theo đó là nguy cơ bị bệnh còi xương ở trẻ em.

Ánh nắng cần thiết để cung cấp vitamin D cho trẻ

Ánh nắng cần thiết để cung cấp vitamin D cho trẻ

Thiếu Canxi và photpho

Không những vậy, canxi và phốt pho là hai thành phần quan trọng cấu tạo nên khung xương và răng. Chính vì vậy, chế độ ăn nghèo nàn 2 dưỡng chất này cũng sẽ dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em. Hơn nữa, trẻ có thể bị chứng kém hấp thu, không thể hấp thu canxi và vitamin D trong đường ruột [4] gây thiếu hụt dinh dưỡng cho quá trình phát triển xương.

Yếu tố di truyền dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em

Một số trẻ hấp thu vitamin D và các khoáng chất ở các mô xương đang phát triển kém hơn các trẻ khác do yếu tố di truyền [5]. Thế nên, các trường hợp này cũng sẽ dễ bị còi xương hơn.

Sinh non dễ dẫn đến trẻ còi xương

Trẻ sinh non chưa đủ thời gian trong bụng mẹ để phát triển xương cứng cáp, lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển cũng bị thiếu hụt. Vì vậy, bé sinh non thường có nguy cơ bị còi xương hơn so với các bé sinh đủ tháng.

Vai trò của các vitamin và khoáng chất với sự phát triển hệ xương ở trẻ

Vitamin và khoáng chất cần thiết để ngừa bệnh còi xương ở trẻ em

Vitamin và khoáng chất cần thiết để ngừa bệnh còi xương ở trẻ em

 

Có thể thấy dinh dưỡng là yếu tố có tác động lớn nhất đến sự phát triển hệ xương của trẻ. Các vitamin, khoáng chất quan trọng trong sự phát triển hệ xương và ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ.

Vitamin D3

  • Cần thiết để ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em.
  • Vai trò chính của Vitamin D3 là giúp cơ thể hấp thụ canxi trong ruột sau khi ăn.
  • D3 cũng giúp cơ thể cân bằng lượng canxi trong máu và tích trữ các khoáng chất trong xương
  • Vitamin D3 cũng bảo vệ cơ thể bé chống lại các bệnh cảm lạnh/ cúm [6] và hỗ trợ chức năng não [7].

Canxi

  • Xương chứa hơn 95% lượng canxi dự trữ của cơ thể
  • Canxi, cùng với phốt pho kết hợp với nhau giúp xương dẻo dai và khoẻ mạnh.
  • Canxi cũng hỗ trợ chức năng của cơ bắp, từ đó củng cố sức mạnh của xương

Phốt pho

Phốt pho và canxi được lưu trữ trong xương theo tỷ lệ 1: 2 [8] , tạo khoáng chất cho xương chắc khoẻ.

Vitamin K

  • Vitamin K rất quan trọng để vận chuyển canxi vào xương. Canxi sau khi vào ruột sẽ vào đường máu và vận chuyển đến xương nhờ K2.
  • Có hai dạng: vitamin K1 đến từ nguồn thực vật và K2 được chuyển hoá trong ruột từ K1.

Kẽm

  • 30% kẽm trong cơ thể nằm trong xương.
  • Kẽm tham gia vào sự phát triển của xương và cơ, và giúp xương bị gãy nhanh phục hồi.
  • Kẽm cũng kích thích sản xuất collagen giúp xương trưởng thành linh hoạt.

Magiê

  • Khoảng 60% magiê trong cơ thể được tìm thấy trong phần vô khoáng (non-mineral) của xương.
  • Magiê cân bằng với canxi trong máu. Khi lượng magiê thấp sẽ khiến canxi bị đào khỏi khoáng chất của xương.
  • Magie kết hợp với canxi để kiểm soát hoạt động của hệ cơ.

Vitamin C

  • Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất collagen trong xương, giúp xương dẻo dai, linh hoạt.
  • Thiếu vitamin C dẫn đến đau cơ và chảy máu nướu.

Chất đạm

  • Protein cần thiết cho sự phát triển trong tất cả các mô của cơ thể trẻ
  • Nhiều bộ phận trong cơ thể không có các khoáng chất có trong xương sẽ sử dụng protein để hỗ trợ sự phát triển của tế bào và mô.
  • Hầu hết lượng protein của trẻ được tìm thấy trong cơ, hỗ trợ hoạt động và vận động, giúp xương phát triển.

Bố mẹ cần làm gì để phòng bệnh còi xương ở trẻ em

Cho bé thường xuyên vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Cho bé thường xuyên vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Bố mẹ có thể áp dụng cách chăm sóc bé khoa học để tránh trẻ còi xương. Để phòng bệnh, bố mẹ cần làm những điều dưới đây:

  • Bổ sung nguồn vitamin D chất lượng trong chế độ ăn của trẻ. Vitamin D có thể bổ sung dưới dạng thực phẩm bổ sung hoặc các loại thức ăn giàu vitamin D khác.
  • Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp các chất canxi, photpho, vitamin K, C, Kẽm, Magie, Protein,..trong chế độ ăn mỗi ngày.
  • Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày ít nhất 15-30 phút mỗi ngày [9]. Tuy nhiên, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa nắng để tránh bị mất nước. Đồng thời vẫn nên sử dụng kem chống nắng và đội mũ bảo vệ làn da bé nếu nắng gắt.
  • Khuyến khích trẻ tham gia một số hoạt động thể chất và tập thể dục để thúc đẩy sức khỏe của xương.

Lưu ý: Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn thấy con mình có dấu hiệu bị bênh còi xương để được điều trị kịp thời.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bệnh còi xương ở trẻ em mà bố mẹ nên biết. Đừng chủ quan dù bé nhà bạn mũm mĩm, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng và khuyến khích vận động để con luôn khỏe mạnh bạn nhé.

***Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện nhé!

Nguồn tham khảo

  1. https://suckhoedoisong.vn/phong-benh-coi-xuong-o-tre-em-169151489.htm
  2. https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Rickets/
  3. https://www.nhs.uk/conditions/rickets-and-osteomalacia/symptoms/
  4. https://www.aafp.org/afp/2006/0815/p619.html
  5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5790329/
  6. https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/0049475516644141
  7. https://www.annualreviews.org/doi/abs/10.1146/annurev-nutr-071813-105557
  8. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12835491/
  9. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3953329/

Xem thêm:

Bổ sung Vitamin D cho trẻ sinh non

Dấu hiệu trẻ thiếu canxi và cách khắc phục

Đọc tiếp ...

GIÁNG SINH ĐOÁN ĐÚNG Ô CHỮ – NHẬN QUÀ LIỀN TAY

CHRISTMAS IS COMING Chào đón một mùa Giáng sinh ấm áp bằng chương trình của Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile, nhận quà ngay cho bé. Nhanh nhanh tay kẻo hết Mẹ ơi! Các Mẹ tham gia bằng cách trả lời...

Chi tiết
Chất dinh dưỡng đa lượng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Chất dinh dưỡng đa lượng là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cân bằng cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ. Cùng tìm hiểu vai trò cụ thể và cách bổ sung...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay