Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ và cách chăm sóc mẹ cần nắm
Đăng ngày: 16/08/2021
Chia sẻ:
Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ rất dễ nhận biết, điển hình là sốt và bị phát ban đào hay dỏ khắp người. Khi gặp tình trạng này, bố mẹ nên bình tĩnh xem xét các để có cách chăm sóc trẻ hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất cả thông tin về sốt phát ban, dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc đúng cách.
Nội dung bài viết
Sốt phát ban (Rosela) là bệnh gì?
Sốt phát ban là một bệnh khá phổ biến và dễ lây nhiễm ở trẻ nhỏ, nhất là các bé sơ sinh. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng kém. Khi nhiễm bệnh, trẻ bị nóng sốt kèm theo các đốm đỏ nhỏ trên bề mặt.
Đây là bệnh nhiễm trùng do vi rút human Herpes 6 và 7 (HHV6 và HHV7) gây ra. Hai loại virus này đều lây từ người qua người, thông qua tiếp xúc cơ thể với người đã nhiễm bệnh hoặc có thể lây lan qua các hạt bắn chứa virus khi ho, hắt hơi,…Ngoài ra, chúng có thể lây từ mẹ sang trẻ sơ sinh. (1)
Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ
Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Mẹ có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu của sốt phát ban ở trẻ, thường gồm có:
Sốt
Khi nhiễm bệnh, trẻ có nhiệt độ cơ thể tăng trong khoảng 3-5 ngày, thậm chí tình trạng này có thể kéo dài đến 8 ngày. Những cơn sốt bất ngờ với nhiệt độ cao là biểu hiện thường thấy. Nhiệt độ có thể lên đến 102 ° F (39 ° C) đến 104 ° F (40 ° C).
Phát ban – Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ điển hình nhất
Trên da bé bắt đầu có những đốm đỏ hoặc hồng, nhỏ hoặc sưng lên. Nếu quan sát bằng mắt thường, mẹ có thể thấy những đốm đỏ này như mụn trứng cá. Tuỳ từng loại virus gây bệnh lại có những biểu hiện phát ban khác nhau.
Nếu bé sốt do bệnh sởi, các nốt ban đỏ ban đầu sẽ xuất hiện ở sau tai sau đó lan ra mặt, xuống ngực rồi đến bụng và lan ra toàn thân. Nếu bé sốt do virus rubella thì vết ban đỏ xuất hiện ở mắt sau đó lan dần xuống chân. (2)
Chảy nước mũi, ho
Hầu hết trẻ phát ban đều kèm triệu chứng chảy nước mũi và ho. Thường lúc này mẹ sẽ thấy bé khò khè khó thở do hô hấp bằng mũi khó khăn.
Trẻ cảm thấy cáu kỉnh và khó chịu
Khoảng thời gian trước khi sốt phát ban, trẻ thường có trạng thái tinh thần không tốt, chán ăn, bỏ bú, bắt đầu quấy khóc, không chịu chơi. Tình trạng này sẽ kéo dài trong thời gian trẻ bị sốt phát ban. (3)
nhiệt độ tăng đột ngột gây co giật (phù)
Trong trường hợp bé bị sốt cao, nhiệt độ tăng nhanh, cơ thể chưa kịp thích ứng có thể gây ra co giật.
Trẻ cần được đi khám bác sĩ ngay nếu có một trong các dấu hiệu sau:
Sốt cao từ 40 độ trở lên, phát ban (Nên lưu ý tất cả các trẻ dưới 3 tháng bị sốt đều phải tới gặp bác sĩ dù trông trẻ có khỏe mạnh đi chăng nữa.)
Co giật
Hết sốt rồi sốt lại.
Sốt và mắc các bệnh nền như: lupus, hồng cầu hình liềm, bệnh tim, ung thư.
Trẻ sốt cao bất chợt có thể gây các biến chứng nguy hiểm
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ với các biểu hiện khác như:
Tiêu chảy nhẹ: hầu hết các bé bị sốt phát ban đều kèm tiêu chảy nhẹ.
Giảm cảm giác thèm ăn: cơ thể mất nước, khó chịu nên bé thường chán ăn, không chịu bú sữa mẹ.
Sưng mi mắt, đỏ mắt: nếu sốt phát ban do bệnh sởi thưởng kèm hiện tượng đỏ mắt
Sưng tấy dưới cổ: đây là biểu hiện thường thấy khi trẻ phát ban do virus rubella gây ra
Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm bệnh
Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban đúng cách
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để phòng ngừa sốt phát ban. Tuy bệnh này không gây ra nhiều nguy hiểm nếu chăm sóc đúng cách.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
Dùng thuốc hạ sốt theo toa bác sĩ hoặc dược sĩ kê. Không được tự ý dùng paracetamol, asprin, antihistamine khi chưa có tư vấn của bác sĩ.
Sử dụng nhiệt kế điện tử dưới cánh tay hoặc bên đầu. Tránh sử dụng nhiệt kế trực tràng (rectal thermometer), nhiệt kế đo tai (ear thermometer), hay nhiệt kế thủy ngân.
Lau người bằng nước ấm hoặc có pha muối loãng, có thể giúp kiểm soát cơn sốt. Không trùm bé quá kín sẽ gây nên tình trạng khó hạ sốt, không tiếp xúc với nước lạnh.
Liên hệ với bác sĩ nếu sốt trở lại sau khi hết phát ban để có lời khuyên chăm sóc đúng cách.
Trên đây là tất cả thông tin về sốt phát ban, những dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ và cách chăm sóc đúng mà bố mẹ cần biết. Hãy lưu lại và chia sẻ những thông tin này để sử dụng khi cần thiết bạn nhé.
***Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện nhé!
Có thể bạn chưa biết, não của trẻ sơ sinh chỉ bằng ¼ não của người trưởng thành. Mặc dù trong giai đoạn từ 0-6 tháng trẻ chỉ bú sữa, ngủ, đi ngoài nhưng não của bé vẫn phát triển...
Lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ là những trải nghiệm vô cùng quý giá, thú vị tuy nhiên cũng không kém phần áp lực, với nhiều khó khăn. Vì chưa có kinh nghiệm và thi thoảng sẽ bỡ ngỡ...