Lần đầu làm mẹ – Bí quyết và lời khuyên

Đăng ngày: 20/08/2021
Chia sẻ:

Lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ là những trải nghiệm vô cùng quý giá, thú vị tuy nhiên cũng không kém phần áp lực, với nhiều khó khăn. Vì chưa có kinh nghiệm và thi thoảng sẽ bỡ ngỡ nhưng chắc chắn trải nghiệm lần đầu làm mẹ vẫn là một trải nghiệm thật sự hạnh phúc. Bài viết sau đây của Little Étoile sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều cần chuẩn bị khi được làm mẹ lần đầu tiên.

Lần đầu làm mẹ và những thay đổi sau sinh

Việc sản xuất sữa sau sinh khiến kích thức bầu ngực của mẹ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên kích thước của bầu ngực không quyết định lượng sữa mà mẹ tiết ra. Ngực nhỏ hơn có thể tạo ra nhiều sữa tương đương với các mẹ có bầu ngực lớn. Vì vậy dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn này là rất quan trọng.

Nội tiết tố thay đổi

Cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố trong 6 tháng đầu sau khi sinh (hoặc cho đến khi ngừng cho con bú). Những hormone này giúp tạo sữa để nuôi con nhưng cũng có thể gây ra nhiều cảm xúc khác nhau cũng như các biểu hiện về thể chất.

Chẳng hạn như hội chứng “Baby blues”. Đây là một hiện tượng phổ biến (70-80%) mà những người mới làm mẹ trải qua trong những ngày đầu tiên sau khi sinh vì lượng Oxytocin tăng ngay sau khi sinh bắt đầu giảm xuống.

Triệu chứng của baby blues bao gồm: Dễ cáu kỉnh, lo lắng, mệt mỏi, không ngủ được, thay đổi tâm trạng, khóc lóc mà không có lý do…Tuy nhiên Baby blues thì khác so với bệnh trầm cảm sau sinh khiến nhiều bố mẹ dễ nhầm lẫn.

Tâm trạng của mẹ dễ thay đổi sau sinh

Tâm trạng của mẹ dễ thay đổi sau sinh

Lối sống và giờ giấc thay đổi

Hầu hết các mẹ đều đồng ý rằng quan điểm của họ về cuộc sống sẽ thay đổi sau khi trở thành mẹ. Có những thứ trước đó mà bạn nghĩ là quan trọng dường như ít hơn. Và bạn tìm thấy niềm vui trong những điều giản đơn.

Chăm sóc trẻ mới sinh khi lần đầu làm mẹ

Buổi sáng

  • Cho con bú sữa
  • Chơi với con, kiểm tra tã cho con, thay tả nếu cảm thấy ướt.
  • Khi con có dấu hiệu hơi mệt và ngáp hãy chuẩn bị cho con lên nôi hoặc cũi vì con buồn ngủ rồi.
  • Trẻ ở giai đoạn này cần giấc ngủ dài nên hãy nhớ cho con bú trước khi ngủ nếu con đói bụng. Dấu hiệu đòi bú có thể là rên rỉ, khóc, quay đầu vào tìm ngực mẹ, thè lưỡi, mút môi.
  • Ôm con vào lòng âu yếm, hát cho con nghe một bài hát nhẹ nhàng
Trải nghiệm lần đầu làm mẹ

Trải nghiệm lần đầu làm mẹ

Ban đêm

  • Nửa đêm con thức giấc và nếu trước đó bạn đã cho bú cách đó 2-3 tiếng thì hãy cho con bú lần nữa.
  • Kiểm tra tã, thay tã nếu ướt hoặc tã bị bẩn. Hãy cố gắng không làm ồn và không bật đèn quá sáng.
  • Sau đó cho con ngủ lại.

Tips thay tã cho các mẹ bỉm sữa

Học cách thay tã cho trẻ khi lần đầu làm mẹ

Học cách thay tã cho trẻ khi lần đầu làm mẹ

  • Trước khi thay tả cho bé, hãy chuẩn bị đầy đủ những thứ cần chẳng hạn như tã sạch, khăn giấy ướt dành cho em bé, khăn giấy khô, phấn rôm/ kem chống hăm, quần áo sạch dự phòng.
  • Đặt bé nằm xuống, nếu bé không chịu nằm yên hãy hát một bài hát hoặc đưa cho bé một món đồ chơi. Nếu sử dụng bàn thay tã hãy để ý và cẩn thận để bé không bị ngã.
  • Tháo tã của bé bằng cách tháo miếng dính, sử dụng giấy ướt hoặc khăn được tẩm nước và vệ sinh vùng kín cho bé bằng cách lau từ trước ra sau.
  • Lau khô bé bằng một miếng vải sạch khác. Mẹ có thể thoa phấn rôm. Hoặc kem chống hăm để bảo vệ bé khỏi hăm tã.
  • Mặc tã sạch cho bé: Nhấc hai chân bé lên, đặt tã sách dưới mông bé, dán tã lại, nhưng không nên chặt quá, khiến bé khó chịu vì chật. Không che phần rốn của trẻ sơ sinh.
  • Sau khi em bé đã được mặc tã và quần áo sạch sẽ, hãy đặt bé ở nơi an toàn chảng hạn như nôi, cũi, sau đó đem vứt tã bẩn và rửa tay sạch.

Lưu ý: Những người lần đầu làm mẹ thường sẽ ngỡ ngàng vì phải thay tã quá nhiều lần trong một ngày, vì vậy bạn hãy chuẩn bị sẵn thật nhiều tã và quần áo sạch cho bé.

Hướng dẫn mẹ cách thay tã cho bé

Hướng dẫn mẹ cách thay tã cho bé

Tips vệ sinh cho bé đúng cách

  • Vì bé sơ sinh còn non nớt, da và các cơ quan vẫn đang còn phát triển nên chúng ta cần chăm sóc bé một cách cẩn thận:
  • Chọn quần áo làm từ các chất liệu mềm
  • Nước cho bé tắm ấm, không được quá nóng hoặc quá lạnh (khoảng 37-38 độ C), có thể thử bằng nhiệt kế, cổ tay, khuỷu tay.
  • Vệ sinh mũi và lưỡi cho bé hàng ngày
  • Làm sạch mắt cho bé mỗi ngày bằng khăn bông mềm, sạch hoặc miếng bông gòn với nước ấm, lau nhẹ nhàng cho bé.
  • Không để cho trẻ tiếp xúc với hóa chất, xà phòng thô
  • Lựa chọn các sản phẩm dành riêng cho em bé, không chứa các hóa chất, được chứng nhận và gợi ý bởi bộ y tế.
Vệ sinh cho bé đúng cách để bảo vệ làn da bé

Vệ sinh cho bé đúng cách để bảo vệ làn da bé

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ được biết là nguồn thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời của trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho trẻ mà còn tố cho cả người mẹ. Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh [1].

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất

Một số thành phần có trong sữa mẹ như lactoferrin, và các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng, viêm đường hô hấp, tiểu đường, béo phì,… Sữa mẹ cũng chứa nhiều prebiotics là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Gắn kết giữa mẹ và bé

Nuôi con bằng sữa mẹ khuyến khích da kề da và giao tiếp bằng mắt giữa mẹ và bé. Điều này sẽ tạo sự gắn kết hai mẹ con. Khi bạn cho con bú, cơ thể cần thêm chất dinh dưỡng, đó là vì cơ thể của người mẹ đang làm việc chăm chỉ hơn để tạo ra sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.

Vì vậy điều quan trọng là phải có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Ăn nhiều loại thực phẩm mỗi ngày từ năm nhóm thực phẩm chính: Rau củ, trái cây, thực phẩm ngũ cốc, sữa, thịt, cá, các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm, vitamin B, I-ốt.

Không phải quan niệm nào của ông cha ta cũng đều đúng

Các cụ thường nói người mẹ nên ăn chân giò để lợi sữa nhưng thực hư ra sao? Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, chân giò không giúp có thêm nhiều sữa mà ngược lại còn có hại cho cơ thể của người mẹ nếu ăn quá nhiều.

Chân giò chứa nhiều mỡ động vật, làm tăng lượng cholesterol, chất béo có thể gây thừa cân, béo phì. Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng chị em và người thân cần áp dụng kiến thức dinh dưỡng một cách khoa học, hợp lý, có như vậy thì cả mẹ và bé mới có thể phát triển một cách khỏe mạnh, toàn diện.

 Bổ sung sữa công thức cho bé

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các mẹ sau khi sinh con ai ai cũng mong muốn có thật nhiều sữa cho con. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người là khác nhau, không phải mẹ nào cũng thuận lợi trong việc cho con bú.

Một số mẹ gặp khó khăn khi cho con bú, có thể do tắc ti, hay ngậm ti sai cách…, khiến một số trẻ từ chối bú trực tiếp từ mẹ và chuyển qua bú bình. Đôi khi, vì một vài lí do nào đó mà mẹ không thể cung cấp đủ lượng sữa mẹ cho con và khi trẻ đói. Mẹ có thể cho trẻ bú thêm sữa công thức bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho con (tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế).

Cách chọn sữa công thức

Việc lựa chọn sữa công thức phù hợp cho bé rất quan trọng.

  • Mẹ hãy lựa chọn sữa công thức từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Được chứng nhận bởi các cơ quan thực phẩm quốc tế, dựa theo tiêu chuẩn Codex.
  • Không thêm đường sucrose hay fructose (đường gây hại cho trẻ sơ sinh).
  • Đã kiểm tra các chất độc hại  khả năng gây ung thư như 3-MCPD  GE. 

Hãy luôn đọc nhãn, chú ý đến thành phần dinh dưỡng và tỉ lệ trong sữa công thức , lựa chọn loại sữa có thành phần như sữa mẹ chẳng hạn: lactoferrin, omega 3 & 6 như DHA, EPA, ARA, LA, Lutein, Prebiotic (GOS), Canxi, sắt, vitamin A, B, C, D, E, K chất khoáng…. đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý không nên sử dụng các loại thuốc tùy ý. Nên cân nhắc và cần sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng bất kì loại thuốc bổ sung nào, không hút thuốc, tránh các thức uống chứa caffein, cồn.

Nguồn tham khảo

  1. https://www.breastfeeding.asn.au/bfinfo/breastmilk-composition
  2. https://raisingchildren.net.au/newborns/breastfeeding-bottle-feeding/about-breastfeeding/breastmilk-breastfeeding-benefits
  3. https://raisingchildren.net.au/newborns/parenting-in-pictures

Đọc tiếp ...

Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ và cách chăm sóc mẹ cần nắm

Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ rất dễ nhận biết, điển hình là sốt và bị phát ban đào hay dỏ khắp người. Khi gặp tình trạng này, bố mẹ nên bình tĩnh xem xét các để có cách...

Chi tiết
Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì? Những quan niệm sai lầm

Nhiều mẹ thường băn khoăn sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì và nên chăm sóc trẻ như thế nào? Đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý. Mẹ cũng đừng...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay