Giai đoạn phát triển chiều cao cho trẻ thường bị bỏ quên

Đăng ngày: 22/10/2021
Chia sẻ:

Chúng ta đều biết rằng có hai giai đoạn vàng phát triển chiều cao ở trẻ là 1000 ngày đầu đời và ở giai đoạn dậy thì. Chính vì điều này mà nhiều bố mẹ không mấy quan tâm khi con bước sang 2 tuổi và đã làm hạn chế sự phát triển ở trẻ.

Chiều cao của trẻ em Việt

Theo Viện dinh dưỡng, hầu hết trẻ em Việt Nam đều có chiều dài tương đương với trẻ em ở các quốc gia khác (dài trên 50cm). Tuy nhiên, từ lúc 3 tuổi, chiều cao trẻ em Việt lại bị trẻ em ở các nước khác bỏ xa [1]. Cho đến khi trưởng thành thì người Việt thuộc nhóm các nước châu Á có chiều cao thấp.

Chiều dài của trẻ em Việt mới sinh gần bằng với trẻ em các nước khác

Chiều dài của trẻ em Việt mới sinh gần bằng với trẻ em các nước khác

Trẻ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn trong bụng mẹ cho đến 24 tháng đầu đời. Mặc dù sau đó trẻ phát triển chậm hơn thời sơ sinh những cũng là giai đoạn quan trọng mà bố mẹ cần chú ý để có những biện pháp kịp thời cải thiện chiều cao cho con.

Trẻ cao lên như thế nào?

Tất cả chất dinh dưỡng đều quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Không chỉ về chiều cao, mà còn về cấu trúc và sức khỏe của toàn cơ thể. Vì khi có đủ chất, các cơ quan của cơ thể sẽ cùng nhau phối hợp, phát triển đồng đều để trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng tốt nhất.

Chiều cao ở trẻ tăng lên chủ yếu nhờ vào sự phát triển của của xương dài và hệ khung xương. Ở cánh tay và chân có những khu vực đặc biệt được gọi là “đĩa tăng trưởng” (bên dưới đầu gối và cổ tay) được cấu tạo từ sụn mềm dẻo. Sụn ở các khu vực này được các tế bào xương biến thành xương cứng và được thêm vào cuối đĩa rồi dần dần làm cho xương dài ra. Nhờ đó, trẻ sẽ tăng trưởng và phát triển chiều cao.

Xương trẻ dài ra ở các sụn (cổ tay, đầu gối,...)

Xương trẻ dài ra ở các sụn (cổ tay, đầu gối,…)

Vai trò của canxi trong sự phát triển xương

Từ 2 tuổi, mật độ xương ở cả bé trai và bé gái chỉ tăng lên khoảng 1%/năm và cao lên khoảng 6,2 cm/năm [4].

Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cải thiện chiều cao cho bé nhờ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình phát triển xương ở giai đoạn này. Đây cũng là tiền đề cho sự tăng trưởng chiều cao của bé khi đến tuổi dậy thì.

Nói đến các dưỡng chất để phát triển xương chắc khỏe thì không thể không kể đến vai trò của canxi.

Canxi có vai trò quan trọng đối với phát triển xương chắc khỏe

Canxi có vai trò quan trọng đối với phát triển xương chắc khỏe

Giúp xương chắc khỏe và dài ra

Canxi hình thành nên phần cứng của xương. Trong khi đó, khung xương của trẻ sơ sinh có lượng collagen cao hơn nhiều so với người lớn, vì vậy sẽ linh hoạt hơn. Khi trẻ lớn lên, sụn sẽ hình thành xương ở các vị trí như đĩa tăng trưởng và hộp sọ.

Hình thành men răng

Ngoài ra, canxi có vai trò quan trong vì là khoáng chất chính trong phần cứng của xương và răng. Vì vậy, khi mọc răng, trẻ cũng cần canxi để hình thành men răng.

Trong các hoạt động khác của cơ thể

Bên cạnh vai trò với xương và răng thì canxi còn cần thiết trong:

  • Các hoạt động của cơ và dây thần kinh vì canxi kiểm soát sự vận động và di chuyển của cơ và cơ thể kích thích xương phát triển.
  • Phân chia tế bào thành các tế bào mới, đây là quá trình chính của sự tăng trưởng.
  • Quá trình sản xuất năng lượng của cơ thể.

Không những vậy, canxi cũng rất cần thiết cho các bộ phận khác của cơ thể. Chẳng hạn, canxi kết hợp với các khoáng chất khác trong chất lỏng cơ thể để giữ cân bằng muối quanh các mô, để trẻ hoạt động bình thường.

Khi trẻ bị bệnh, canxi trong cơ thể trẻ có thể bị đào thải nếu bị mất nước và ảnh hưởng đến sự phát triển các chức năng khác của cơ thể trẻ.

Để bé tăng chiều cao tối ưu, chỉ canxi liệu đã đủ?

Trong suốt thời thơ ấu, đặc biệt sau 2 tuổi là giai đoạn thường bị bố mẹ không mấy quan tâm để phát triển chiều cao cho bé. Lúc này bé đã bắt đầu đi nhà trẻ, nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển mẹ sẽ nhận ra trẻ thấp bé so với bạn đồng trang lứa.

Chiều cao của trẻ so với bạn bè

Chiều cao của trẻ so với bạn bè

Hơn nữa, thiếu dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả cơ thể trẻ. Vậy nên dù là giai đoạn nào thì mẹ cũng cần chú ý để bổ sung dinh dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển nhé!

Khi nhắc đến tăng trưởng chiều cao cho bé, mẹ thường chú trọng bổ sung canxi cho trẻ. Tuy nhiên, để bé cao lớn hơn thì chỉ bổ sung chất này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Sự kết hợp giữa canxi và phốt pho

Canxi không hoạt động riêng lẻ mà cần các chất dinh dưỡng khác phối hợp để phát huy hết công dụng của nó. Trong đó không thể bỏ qua phốt pho, là chất cùng với canxi tạo nên phần cứng của xương. Từ đó tăng mật độ canxi trong xương giúp xương bé chắc khỏe hơn.

Các vitamin

Ngoài ra các vitamin khác cũng quan trọng giúp tăng cường quá trình hấp thu và vận chuyển canxi đi vào xương, làm tăng mật độ xương và cải thiện chiều cao cho bé.

  • Vitamin K: hấp thu canxi từ máu và vận chuyển vào các đĩa tăng trưởng, hạn chế canxi tích tụ ở các cơ quan khác (trong máu, mô,…)
  • Vitamin D3: giúp ruột hấp thụ canxi tốt hơn. Nếu trẻ bị thiếu hụt vitamin D trong chế độ ăn uống sẽ khiến xương phát triển không đúng cách.
  • Vitamin nhóm B: được sử dụng để tạo ra nhiều năng lượng bên trong các tế bào của xương và cơ.
  • Vitamin C: được sử dụng để tạo ra collagen. Đây là một chất đàn hồi gắn kết các chất cứng trong xương làm xương chắc khỏe và linh hoạt hơn.
  • Vitamin A cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự phát triển của tất cả các mô.

Protein và khoáng chất

Protein cung cấp các axit amin được sử dụng để tạo ra các tế bào mới trong xương và cơ. Vì cơ bắp cũng góp phần phát triển chiều dài và sức mạnh của xương.

Bên cạnh đó, magiê và canxi phối hợp để cân bằng nồng độ của nhau trong máu. Hàm lượng magie càng ít thì lượng canxi được xương và cơ bắp hấp thu cũng càng nhỏ. Đồng thời, magie cũng cần thiết cho quá trình sản xuất năng lượng để duy trì tốc độ tăng trưởng.

Bạn có biết rằng cơ thể của chúng ta rất cần các chất điện giải như clorua, natri, kali, canxi và magie. Thế nên, cân bằng các chất này sẽ duy trì môi trường thích hợp cho tế bào xương phát triển cũng như cơ bắp hoạt động bình thường.

Vì vậy, bố mẹ cần nắm bắt các giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao đặc biệt là dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu ngay từ bé.

Nguồn tham khảo

(1,2) http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/hai-giai-doan-vang-phat-trien-chieu-cao-cua-tre.html

(3) https://bmcpediatr.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12887-018-0986-1

(4) https://suckhoedoisong.vn/7-yeu-to-nao-anh-huong-den-chieu-cao-cua-tre-169104410.htm

Xem thêm:

Làm thế nào để tăng chiều cao cho bé nhờ chế độ ăn uống khoa học?

Những lưu ý bố mẹ cần biết khi nuôi con từ 1-3 tuổi

Đọc tiếp ...

Trẻ lười ăn ở giai đoạn phát triển (2 tuổi)

Bước vào giai đoạn tập đi, trẻ lười ăn kéo theo vấn đề nhẹ cân, chậm phát triển khiến bạn lo lắng. Thực tế, có rất nhiều bố mẹ đang phải đối mặt với tình trạng biếng ăn ở trẻ,...

Chi tiết
Thiếu dinh dưỡng - thủ phạm  “bí ẩn”  khiến trẻ chậm biết đi

Thiếu dinh dưỡng không chỉ khiến trẻ còi cọc, yếu ớt, dễ nhiễm bệnh, nó còn là “cơn ác mộng” gây ra việc chậm đi ở trẻ. Dinh dưỡng quan trọng thế nào với việc tập đi? Làm gì để...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay