Những lưu ý bố mẹ cần biết khi nuôi con từ 1-3 tuổi
Đăng ngày: 15/10/2021
Chia sẻ:
Từ 1 tuổi trở đi là lúc trẻ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh về thể chất lẫn tính cách cá nhân. Con sẽ bắt đầu thể hiện cảm xúc và phản ứng với các sự việc xảy ra xung quanh. Do đó, đây được coi là giai đoạn then chốt bố mẹ cần chú ý để bổ sung dinh dưỡng hợp lý đồng thời có cách nuôi dạy con phù hợp.
Nội dung bài viết
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
Trong độ tuổi từ 1-3 tuổi, trẻ cần nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Cách tốt nhất để trẻ có đủ vitamin và khoáng chất là ăn nhiều loại thực phẩm từ năm nhóm thực phẩm chính mỗi ngày. Các nhóm thực phẩm này gồm có (1):
Rau củ quả
Ngũ cốc (tốt nhất là bánh mì nguyên cám, bột nguyên cám, mì ống, gạo).
Sản phẩm từ sữa (sữa, pho mát, sữa chua).
Thực phẩm cung cấp protein từ động vật: cá, thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng…
Nguồn protein thực vật: đậu phụ và các loại đậu khác (đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng…).
Ngoài ra, mẹ hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có chất béo bão hòa cũng như không nên thêm muối hoặc đường vào thức ăn của trẻ.
Trẻ ở giai đoạn từ 1-3 tuổi cũng thường kén ăn, lười ăn hơn. Chẳng hạn, hôm nay trẻ rất thích ăn một món nào đó nhưng hôm sau lại ghét món đó và không chịu ăn nữa. Lúc này, bí quyết cho mẹ là hãy nấu các bữa ăn với hương vị đơn giản và tách biệt các món với nhau. Vì trẻ từ 1-3 tuổi thường thích ăn hoặc nếm thức ăn riêng lẻ, thay vì trộn lẫn với nhau.
Các món ăn tách biệt với nhau
Nếu trẻ không chịu ăn rau, mẹ hãy thử làm các món mà bé không thấy có rau trong thức ăn như bánh pancake, smoothie và bánh muffin,… Bằng cách này, trẻ sẽ có hứng thú hơn khi ăn mà mẹ vẫn có thể bổ sung chất xơ để bé tiêu hóa tốt.
Mẹo giúp mẹ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ
Mẹ hãy giúp trẻ nhận biết đã đến giờ ăn với môi trường, không gian yên tĩnh. Chẳng hạn tắt hết các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại cũng như không cho trẻ ăn ở nơi đông người. Điều này giúp trẻ không bị xao lãng và tập trung vào bữa ăn.
Kích thích sự thèm ăn của trẻ với các hình dạng thú vị của thức ăn. Mẹ có thể cắt tỉa rau củ, tạo hình cho thức ăn thành các con vật dễ thương sẽ hấp dẫn hơn.
Bữa sáng với cháo yến mạch hình cú dễ thương
Hãy cho trẻ ngồi cùng bàn ăn với bố mẹ, khi trẻ thấy bố mẹ ăn ngon thì trẻ sẽ bắt chước ăn theo.
Bữa ăn sáng rất quan trọng để cung cấp năng lượng sau một đêm dài. Vì vậy, mẹ hãy cho trẻ ăn sáng để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé nhé!
Không mua và lưu trữ thức ăn vặt trong nhà, nhất là các loại nước ngọt, bánh kẹo nhiều đường. Điều này vô tình tạo thói quen xấu cho trẻ khi chỉ thích ăn đồ ngọt.
Bổ sung vitamin cần thiết có trong trái cây bằng cách cho trẻ ăn bữa phụ trong ngày.
Cho trẻ uống nhiều nước, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nhưng cũng hạn chế không cho trẻ uống nước ngọt hay nước hoa quả.
Hành vi cư xử của trẻ ở giai đoạn 1 – 3 tuổi
Trẻ ở giai đoạn này thường muốn gây sự chú ý và cần sự quan tâm của bố mẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm trẻ quan sát và học theo mọi thứ diễn ra xung quanh rất nhanh. Đối với trẻ thì thế giới của con rất nhỏ bé chỉ gồm có bố mẹ và những người xung quanh. Vì vậy, hành động của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành thói quen cư xử ở trẻ.
Dạy trẻ có cách cư xử tốt
Con sẽ quan sát và học theo các hành động của bố mẹ, vì vậy bố mẹ hãy làm gương cho trẻ. Những điều đơn giản như nói lời “cảm ơn” khi ai đó làm gì cho mình và “xin lỗi” khi làm điều sai. Hãy cư xử theo cách mà bạn muốn trẻ cư xử. Vậy nên, bố mẹ đừng nói những câu “lỡ lời” trước mặt con, trẻ sẽ bắt chước theo rất nhanh đấy.
Những khi con làm điều sai, mẹ hãy giữ bình tĩnh, không lớn tiếng quát nạt hay đánh con. Điều này có thể hình thành tính cách bạo lực ở trẻ nhỏ. Mẹ chỉ cần nhẹ nhàng giải thích cho trẻ biết hành vi này là sai và giúp trẻ biết làm thế nào mới đúng. Chẳng hạn khi con giật đồ chơi của em thì hãy giải thích hành động đó sẽ khiến em sẽ cảm thấy buồn và không nên làm như vậy.
Ngoài ra, mẹ cũng hãy thường xuyên chú ý và khen ngợi con khi con hành xử tốt. Điều này giúp con biết được mình làm như vậy là đúng và làm thường xuyên để được bố mẹ khen. Đồng thời, me đừng cằn nhằn hay nhắc lại nhiều lần hành động xấu của con, có thể gây ra căng thẳng cho trẻ. Lâu dần trẻ sẽ phớt lờn với lời la mắng của bạn và gây phản tác dụng.
Tính cách của trẻ thay đổi như thế nào?
Mỗi trẻ sẽ hình thành từng tính cách riêng biệt, không trẻ nào giống trẻ nào. Một số trẻ có phản ứng rất mạnh mẽ và tỏ ra năng động, vui vẻ khi mọi thứ diễn ra theo ý mình. Nhưng khi không đạt được điều mình muốn trẻ sẽ tỏ ra giận dữ quá mức. Thậm chí, có một số trẻ sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng khi lên 2 với những thay đổi mạnh mẽ vì hành vi và cảm xúc.
Thay đổi tính cách ở trẻ trong giai đoạn 1-3 tuổi
Mặt khác, có những trẻ lại ít thể hiện cảm xúc và có vẻ bình tĩnh hơn. Đây có thể là biểu hiện của tính cách hướng nội. Đôi khi mẹ cần khích lệ trẻ nhiều hơn để con có thể mạnh dạn trong giao tiếp xã hội.
Giai đoạn 1-3 tuổi này là lúc hình thành tính cách riêng của con, nên bố mẹ hãy quan sát xem con mình có tính cách hiếu động hay nhẹ nhàng. Vì khi hiểu rõ tính cách của con, bố mẹ sẽ dễ dàng tìm được cách nuôi dạy con phù hợp.
Dấu hiệu cho thấy bé là người hướng nội?
Trẻ có xu hướng là người nội tâm
Tò mò về thế giới xung quanh
Trẻ hướng nội thường quan sát và đặt câu hỏi về cách mọi thứ hoạt động. Mẹ sẽ bắt gặp trẻ lặng lẽ quan sát thế giới và các tình huống xung quanh thay vì lao vào hành động. Có thể nói trẻ hướng nội sẽ quan sát và suy nghĩ nhiều hơn là làm.
Dễ nhạy cảm
Nếu trẻ là người hướng nội thì trẻ rất dễ nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh. Con có vẻ nhút nhát và không thích ở những nơi đông đúc và nhộn nhịp. Ngoài ra, trẻ cũng tỏ ra ngại ngùng khi gặp những người lạ nhưng lại năng động, cởi mở hơn khi ở nhà, nơi trẻ cảm thấy an toàn.
Có thể tự chơi một mình
Vì có trí tượng tượng tốt và khả năng thích quan sát nên trẻ hướng nội có thể tự mình chơi mà không cần bố mẹ hay bạn bè.
Có thể mẹ chưa biết. trẻ hướng nội thường rất thông minh và sáng tạo. Mẹ nên nắm tính cách của con và cũng đưng nên cố gắng thay đổi khi thấy trẻ nhút nhát. Thay vào đó, mẹ có thể tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo tính cách tự nhiên của mình.
Mẹ có thể cho trẻ chơi các đồ chơi mang tính sáng tạo vừa phát triển trí tuệ lẫn phát triển cảm xú ngay từ khi còn bé.
Thỉnh thoảng trẻ hướng nội thường cần thời gian ở một mình. Do đó, mẹ hãy để con có thời gian chơi một mình khi cần thiết. Lúc này con có thời gian thư giãn và lấy lại năng lượng.
Hãy huyến khích con thể hiện hoặc bày tỏ cảm xúc nhiều hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bố mẹ quá bao bọc những trẻ nhút nhát chỉ làm tăng tính nhút nhát này ở trẻ. Ngược lại, khi bố mẹ khuyến khích con hòa đồng và mạnh dạn thì trẻ trở nên ít sợ hãi hơn khi lớn lên.
Đừng làm tổn thương tâm lý con bằng lời nói
Khuyên bảo nhẹ nhàng khi con phạm lỗi
Bố mẹ nên tránh la mắng trẻ ngay lúc đang tức giận vì điều này sẽ không khiến chúng ta nói ra nhừng điều khó nghe hơn chúng ta nghĩ. Nếu bạn thấy con làm sai, hãy hít thở sâu, bình tĩnh trước khi nói chuyện với trẻ để không phải “lỡ lời”.
Học cách lắng nghe con trẻ cũng là một cách giúp bố mẹ hiểu con hơn. Nếu trẻ cảm thấy tức giận, cáu gắt hãy tìm hiểu nguyên nhân và xử lý tình hướng để trẻ bình tĩnh hơn. Hưỡng dẫn con biết nên làm gì và không nên làm gì.
Chẳng hạn, khi con giành đồ chơi với anh không được, lao vào đánh anh hoặc khóc ré lên. Mẹ hãy từ từ an ủi con và giải thích hành động đó là sai, con và anh có thể cùng chơi với nhau thì sẽ vui hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tránh sử dụng từ ngữ tiêu cực khi nói chuyện với trẻ. Thay vì nói “con hư quá” thì mẹ hãy nhẹ nhành bảo: “con không được làm như vậy”, “ làm như vậy không đúng đâu”, hay “con làm vậy mẹ buồn lắm”.
Chăm sóc trẻ ở giai đoạn 1-3 tuổi có lẽ vất vả hơn những sẽ là trải nghiệm thú vị cho các bậc cha mẹ. Nếu thấy trẻ chưa ngoan hay chưa phát triển tốt về thể chất hoặc trí tuệ thì mẹ cũng đừng lo lắng mà tìm cách giúp con cải thiện theo hướng tốt hơn nhé.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về các vấn đề dinh dưỡng, tính cách hay nhận thức thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ nhi khoa nhé!
Cùng Little Étoile tìm ra mảnh ghép còn thiếu ở mỗi ô thật chính xác để nhận ngay những phần quà hấp dẫn cho bé! Mẹ có thể tham khảo bài viết tại đây để có câu trả lời chuẩn...
Không phải đâu xa xôi mà ngay ở độ tuổi lên 2, bé yêu của bạn sẽ bắt đầu bước vào cuộc “khủng hoảng” đầu đời hết sức khó chịu. Vậy làm thế nào để cùng bé vượt cuộc qua...