Kinh nghiệm lựa chọn sữa tốt cho hệ tiêu hoá và tăng cân của trẻ – Little Étoile
Đăng ngày: 04/05/2023
Chia sẻ:
Chắc hẳn các bậc Cha Mẹ đều ít nhật một lần khó khăn trong việc chọn loại sữa thích hợp cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và tăng cân của bé. Tuy nhiên, với sự đa dạng của các loại sữa trên thị trường, việc lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ cũng gặp khó khăn.
Vì vậy, bài viết này Little Étoile – Ngôi Sao Nhỏ sẽ cung cấp cho các phụ huynh những thông tin hữu ích về các loại sữa thích hợp cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp bé ăn ngon, tăng cân và phát triển khỏe mạnh. Từ đó, có thể lựa chọn loại sữa phù hợp nhất cho con của mình.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu giai đoạn phát triển tăng trưởng của trẻ:
Các giai đoạn tăng trưởng và phát triển ở trẻ sơ sinh
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, là thời kỳ trẻ sẽ có những chuyển biến rõ rệt nhất từ thế chất đến tinh thần.
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển là một trong những bước ngoặt trong cuộc đời trẻ. Đây cũng là giai đoạn mà ba mẹ hạnh phúc nhất khi mỗi ngày đều thấy con mình phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ mà nhiều ba mẹ bối rối khi bất ngờ thấy trẻ trở nên cáu kỉnh và kén chọn hơn bình thường. Ba mẹ cùng Little Étoile tìm hiểu lý do tại sao nhé!
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển ở trẻ sơ sinh
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển là thời điểm mà trọng lượng, chiều dài và chu vi vòng đầu của trẻ tăng lên đột ngột. Một số cơ quan của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này vì đây là lúc mà sự gia tăng của các tế bào diễn ra nhanh chóng.
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển xảy ra khi nào?
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển có thể xảy ra ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, có một số độ tuổi cụ thể như sau:
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển đầu tiên: tuần thứ 2.
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển thứ 2: tuần thứ 3.
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển thứ 3: tuần thứ 6.
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển thứ 4: tháng thứ 3.
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển thứ 5: tháng thứ 6.
Tùy từng bé mà giai đoạn tăng trưởng và phát triển diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.
Dấu hiệu của giai đoạn tăng trưởng và phát triển:
Sự tăng trưởng về chiều dài và cân nặng
Đây là một số dấu hiệu về chiều dài và cân nặng của trẻ trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển từ 0 đến 6 tháng tuổi:
Chiều dài: Trẻ sẽ tăng chiều dài khoảng 1,5 đến 2,5 cm mỗi tháng trong giai đoạn này. Trẻ có thể bắt đầu với chiều dài khoảng 50 cm và kết thúc với khoảng 65 cm vào cuối giai đoạn này.
Cân nặng: Trẻ sẽ tăng cân nặng khoảng 150-200g mỗi tuần trong giai đoạn này. Trẻ có thể bắt đầu với cân nặng khoảng 2,5kg và kết thúc với khoảng 7kg vào cuối giai đoạn này.
Ngoài ra, trẻ trong giai đoạn này sẽ có các dấu hiệu phát triển khác như khả năng giữ đầu vững vàng, có thể cười và cử động chân tay. Việc tăng trưởng và phát triển này rất quan trọng vì nó cho thấy sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất và tâm lý, tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Sự phát triển về trí não và thể chất
Các bé gái phát triển xương nhanh hơn nhưng tỷ lệ tăng chiều cao lại thấp hơn các bé trai.
Trẻ đói bụng nhiều hơn
Trẻ sẽ thèm ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Trẻ sẽ ăn nhiều hơn vào tháng thứ 6.
Những trẻ vẫn còn bú sữa mẹ phải được cho bú mỗi giờ một lần.
Trẻ ngủ nhiều hơn
Trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhảy vọt. Giấc ngủ giúp kích thích việc sản xuất hormone tăng trưởng, tạo điều kiện cho sự hình thành các tế bào cơ thể.
Trong thời kỳ tăng trưởng, trẻ có thể ngủ thêm 4 tiếng rưỡi mỗi ngày.
Tổng số giờ ngủ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Ví dụ, một đứa trẻ 3 tháng tuổi trung bình ngủ 14 tiếng một ngày nhưng trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhảy vọt, trẻ có thể ngủ 18,5 tiếng.
Thay đổi hành vi
Trẻ thường bực bội hoặc suốt ngày bám dính vào người lớn (đặc biệt là ba hoặc mẹ).
Trong nhiều trường hợp, đói bụng có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu. Khi được cho bú, trẻ sẽ trở nên dễ chịu hơn.
Nguyên nhân thay đổi hành vi của trẻ trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt thường không xác định được. Tuy nhiên, nhiều khả năng là do sự gia tăng các hormone tăng trưởng trong cơ thể của trẻ.
Từ 0 – 6 tuổi được coi là giai đoạn vàng của trẻ khi con có những tăng trưởng và phát triển vượt bậc về cả nhận thức lẫn hoạt động thường ngày. Hiểu rõ được sự phát triển của con trong từng độ tuổi sẽ giúp ba mẹ đồng hành cũng như có cách nuôi dạy con được tốt hơn.
Tìm hiểu về vận động thô và vận động tinh ở trẻ
Vận động thô gồm những kỹ năng liên quan đến vận động và phối hợp vận động của các cơ lớn như lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đá, leo trèo… Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước vận động tinh.
Vận động tinh là kỹ năng liên quan tới các cơ nhỏ của mắt, bàn tay như khả năng cầm, nắm, đồ chơi, xoay, vặn, viết chữ, thêu, đan, vẽ tranh … Kỹ năng này sẽ phát triển nhờ vào các hoạt động chơi, luyện tập của trẻ.
Ba mẹ cùng tìm hiểu sự phát triển vận động và kỹ năng vận động ở các lứa tuổi có những điều gì khác nhau để từ đó có sự chuẩn bị tốt cho con.
Sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn:
Giai đoạn trẻ 0 – 12 tháng
Đối với vận động thô:
Trẻ biết lật từ ngửa sang nghiêng, có thể tự lật sấp được và biết nâng cao đầu khi nằm sấp.
Trẻ có thể lật từ ngửa sang sấp và từ sấp sang ngửa.
Khả năng lẫy lật và tự nâng đầu được lâu hơn khi nằm sấp ở trẻ từ 4 – 6 tháng.
Khi kéo lên, trẻ có thể giữ vững được đầu thẳng.
Khi ngồi trẻ có trụ vững hơn.
Trẻ biết trườn ra phía trước và xung quanh.
Khi được bố mẹ giữ người, trẻ đã có thể đứng.
Trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi đã có thể tự ngồi được vững vàng, bắt đầu tập bò và vịn đứng dậy khi có thành để bám chắc chắn.
Từ 9 tháng tuổi, trẻ tập đứng và dần đứng vững, đi lại được vài bước khi có người dắt tay.
Đối với vận động tinh:
Trẻ biết cầm, giữ đồ vật trong tay từ 1 – 2 phút, có thể dùng tay để đưa đồ vật vào miệng, biết với tay để cầm nắm đồ vật
Trẻ biết cầm hai vật và đập hai vật vào nhau.
Biết chuyển tay một vật từ tay phải sang tay trái hoặc ngược lại; nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và một ngón tay khác.
Trẻ sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn, biết đập hai vật vào nhau, kẹp vật bằng hai đầu ngón tay.
Giai đoạn trẻ 1- 2 tuổi
Đối với vận động thô:
Trẻ bắt đầu có đi bước đầu tiên mà không có người giúp và bắt đầu chạy, ném bóng.
Trẻ có thể di chuyển một đồ vật, ngồi nhặt đồ chơi và vừa đi, vừa đẩy, kéo đồ chơi có bánh xe.
Trẻ trèo cầu thang bằng hai chân, hai tay và đi thụt lùi xuống cầu thang bằng hai tay, hai chân.
Vận động tinh:
Trẻ bỏ đồng xu vào ống tiền và lật được trang sách. Trẻ đã biết dùng bàn tay vào các hoạt động khác nhau như điều khiển, giữ thăng bằng. Trẻ biết xây tháp với 2-3 hình khối khi được 15 tháng, 3-4 hình khối khi 18 tháng và vẽ những đường kẻ trên giấy.
Giai đoạn trẻ 2-3 tuổi
Vận động thô:
Trẻ leo lên, xuống cầu thang một mình bằng cách sử dụng tay vịn, chưa leo liên tục bằng hai chân.
Trẻ đi được xe đạp ba bánh.
Trẻ đứng trên các đầu ngón chân, ném bóng về phía trước…
Vận động tinh:
Hoàn thành trò chơi xếp hình khi 2 tuổi, trẻ bắt đầu với 6-7 hình khối, và chơi với 9-10 hình khối khi trẻ 3 tuổi.
Trẻ cầm bút chì màu bằng ngón tay chủ động vạch trên giấy các đường thẳng, ngang…
Trẻ lật được từng trang sách, chỉ vào các địa điểm nhỏ trong sách và tự xem sách một mình.
Giai đoạn 3 -4 tuổi
Vận động thô:
Trẻ đi tới, đi lui, đi ngang, cố sức đẩy kéo đồ chơi lớn. Trẻ chạy, dừng, rê qua vật chướng ngại vật.
Trẻ giữ thăng bằng trên một chân trong vòng vài giây và chạy với dáng vẻ duyên dáng hơn. Trẻ leo lên và đi xuống cầu thang bằng những bước luân phiên và mang đồ vật lên và xuống cầu thang.
Vận động tinh:
Trẻ hoàn thành trò chơi xếp hình, bắt chước xây cầu, làm cho đồ chơi máy vận hành được và đặt 5 khối thứ tự theo hàng.
Trẻ vặn mở đóng nắp hộp, cắt giấy thành sợi dài và cắt theo đường kẻ thẳng. Trẻ bắt chước vẽ dấu cộng vẽ chữ V và những hình đơn giản.
Trẻ cầm kéo trong một tay và cắt được đường viền. Trẻ tạo một đường dài ngoằn ngoèo bằng cách vò bột tạo hình trong hai bàn tay.
Trẻ tập hợp, phân loại được đồ vật và tranh. Trẻ phân loại vật tùy theo nhóm và xếp đôi những vật thông dụng theo chức năng.
Giai đoạn 5 – 6 tuổi
Vận động thô:
Trẻ có thể đi thẳng một đường, bước xuống cầu thang bằng cả hai chân luân phiên nhau và chạy như người lớn. Trẻ biết cách tránh né các vật ném vào mình, biết chạy đuổi theo.
Trẻ nhảy dây cũng được thực hiện bằng cách đổi chân luân phiên, leo trèo một cách tự tin và thích thú với những đồ chơi và trò chơi chuyển động nhanh
Vận động tinh:
Trẻ phân biệt tay trái và phải. Trẻ gấp tờ giấy làm đôi bằng cách so các góc vào nhau.
Có thể dùng bút vẽ một số hình đơn giản, tô màu, xé dán, biết dùng kéo cắt một số hình đơn giản.
Trẻ có thể dùng hai tay đón bóng tương đối chính xác và có thể dùng các ngón tay để nặn các đồ vật nhỏ
Trẻ cũng đã bắt đầu đi học và viết chữ.
Mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những sự phát triển khác nhau về cả vận động thô và vận động tinh. Ba mẹ quan sát và vui chơi cùng trẻ sẽ giúp trẻ được gắn kết và có được sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần
Cách uống sữa giúp trẻ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng
Trẻ nên uống sữa theo nhu cầu khuyến nghị, vào mỗi buổi sáng hoặc tối để hấp thu các dưỡng chất giúp tăng trưởng về chiều cao và cân nặng tốt hơn.
Sữa chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, phốt pho, đạm cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ.
Vai trò của sữa đối với phát triển chiều cao và cân nặng ở trẻ
Sữa là nguồn thực phẩm giàu đạm, canxi, phốt pho và các khoáng chất cùng vitamin thiết yếu như vitamin D, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Giúp cung cấp chất dinh dưỡng đảm bảo cho xương, răng và cơ thể có thể phát triển tối đa để đạt được mức chiều cao tiềm năng và cân nặng hợp lý.
Uống sữa đúng cách hỗ trợ tăng chiều cao
Mặc dù sữa giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt nhưng nếu trẻ uống không đúng cách có thể gây ra phản ứng ngược. Do đó, ba mẹ cần bỏ ngay thói quen cho trẻ uống sữa mọi lúc mọi nơi, nên cho trẻ uống sữa theo khuyến nghị vì mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu khác nhau về lượng sữa mỗi ngày.
Cụ thể, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn. Trẻ 6 tháng đến 1 tuổi cần 700-950 ml sữa một ngày. Trẻ 1-2 tuổi uống 500-600 ml sữa một ngày. Trẻ 2-6 tuổi nên có 400-600 ml sữa một ngày. Trẻ 6-9 tuổi cần 400-500 ml một ngày.
Ba mẹ nên lưu ý đến thời gian uống sữa của trẻ lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ
Uống sữa vào buổi sáng cung cấp dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể trẻ trong cả một ngày dài học tập và vui chơi.
Uống sữa vào buổi tối khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ góp phần giúp cơ thể trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất có trong sữa. Đây cũng là thời điểm tăng cường khả năng hấp thu canxi, hỗ trợ phát triển chiều cao của trẻ hiệu quả, giúp trẻ ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.
Để trẻ đạt được chiều cao vượt trội, ngoài việc cho trẻ uống sữa đúng cách, ba mẹ nên lưu ý thực hiện những hoạt động đi kèm dưới đây để có thể thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao ở trẻ nhanh hơn.
Cho trẻ ngủ đủ giấc 8 – 10 tiếng mỗi ngày. Từ 22h đến 2h là thời gian “vàng” cho sự phát triển chiều cao, do đó ba mẹ nên cho trẻ ngủ trước 22h để tuyến yên có thể sản sinh hormone tăng trưởng chiều cao tốt nhất.
Khuyến khích và hỗ trợ trẻ vận động cơ thể thường xuyên.
Thực hiện chế độ ăn khoa học cho trẻ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào mỗi bữa ăn hàng ngày, nhất là các sản phẩm chứa các dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của xương như canxi, phốt pho, vitamin D3, K, kẽm, mangan,magie,…
Bảng đánh giá chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 1 – 6 tuổi
Từ lúc sinh ra cho đến 10 tuổi, nhất là giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, trẻ cần được theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng một cách chặt chẽ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile chia sẻ với ba mẹ “Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cụ thể ở giai đoạn trẻ từ 0-6 tuổi như sau:
Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ – chuẩn WHO
Hướng dẫn lựa chọn sữa công thức tốt dành cho trẻ sơ sinh
Mẹ luôn mong muốn chọn được loại sữa thật sự chất lượng và phù hợp với tình trạng của trẻ, nhưng theo những tiêu chuẩn gì? Để Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile chia sẻ với mẹ vài kinh nghiệm sau nhé!
Chọn sữa theo mùi vị: mỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có mỗi khẩu vị khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh, dù chưa nói được nhưng khi mẹ cho trẻ uống loại sữa không phù hợp, trẻ sẽ có các triệu chứng khó chịu và không chịu uống, điển hình như ngậm chặt miệng, quấy khóc, nhè sữa,…
Chọn sữa có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng: thương hiệu lâu năm, uy tín và có nguồn gốc rõ ràng, có văn phòng đại diện tại Việt Nam là những tiêu chí mẹ nên cân nhắc khi chọn sữa cho con. Tránh mua phải những loại sữa kém chất lượng, sữa giả làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.
Chọn sữa theo tình trạng dinh dưỡng của trẻ: Tùy theo thể trạng và nhu cầu phát triển của từng trẻ mà mẹ chọn sữa phù hợp. Ví dụ như trẻ gầy, muốn tăng cân, mẹ cần chọn sữa cao năng lượng cho trẻ. Trẻ cần phát triển chiều cao, mẹ cần chọn sữa có hàm lượng Canxi, phốt-pho, Vitamin D,…cao.
Chọn sữa theo tình trạng bệnh lý của trẻ:
Trẻ bị táo bón, chọn sữa có bổ sung chất xơ, probiotic.
Trẻ bị dị ứng sữa bò, nên chuyển sang sữa hạt hoặc các loại sữa không chứa đạm sữa bò.
Trẻ không dung nạp lactose: chọn sữa không có lactose.
Chọn sữa theo khả năng kinh tế: đây là một trong những tiêu chí quan trọng mà mẹ cần tỉnh táo và cân nhắc kỹ trước khi chọn sữa cho con. Vì nuôi con cần nhiều chi phí khác ngoài sữa và là một quá trình dài phát triển cùng con. Vì vậy,chọn sữa công thức nhập có đầy đủ dinh dưỡng và nằm trong ngân sách chi tiêu của gia đình là tiêu chí mà mẹ cần ưu tiên khi chọn sữa công thức cho con.
Sữa Ngôi Sao Nhỏ – Little Étoile
Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile Sô 4
Sữa công thức Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile nhập khẩu 100% từ Úc, được sản xuất bởi hãng dược phẩm Max Biocare với hơn 20 năm kinh nghiệm, có mặt tại nhiều nước trên thế giới.
Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile với hệ thống Dinh dưỡng Opti-5 chứa hơn 40 dưỡng chất, tập trung phát triển 5 khía cạnh sức khỏe quan trọng nhất cho trẻ trong 6 năm đầu đời: Phát triển nhận thức, Hỗ trợ hệ tiêu hóa, Tăng trưởng và phát triển, Chức năng thị giác và Tăng cường hệ miễn dịch.
5 khía cạnh dinh dưỡng và sức khoẻ của hệ thống Opti – 5
Ba mẹ băn khoăn khi lựa chọn sữa nào tốt cho tiêu hoá trẻ sơ sinh, thì Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile cũng là sữa tốt cho tiêu hoá của trẻ sơ sinh vì có chứa chất xơ GOS, Omega 3,6 , Lactoferrin, Wellmune® Beta-glucan, Lysine, Kẽm, Vitamin A, Vitamin nhóm B,… giúp trẻ ăn ngon ngủ ngoan, hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp trẻ phát triển toàn diện.
Ba mẹ có thể tìm mua Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile tại Tuticare, Kid Plaza, Bibomart hoặc các cửa hàng mẹ và bé trên toàn quốc. Liên hệ hotline 0789 088 288 để được tư vấn thêm.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của trẻ
Chiều cao và cân nặng của trẻ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có thể liệt kê các yếu tố cơ bản sau:
1. Yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng
Gen di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh di truyền thì chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao và cân nặng hơn cả gen di truyền.
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.
Chiều cao và cân nặng của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) ngoài ra dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, và chế độ nghỉ ngơi… [1]
2. Thời kỳ mang thai và sinh đẻ
Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi.
Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, mẹ cần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như chất đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, EPA,… để con phát triển khỏe. Sinh con thiếu tháng và nhẹ cân dễ dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng và thiếu chiều cao sau này.
3. Sai lầm trong việc nuôi con
Chế độ ăn nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột, đường nhưng lại thiếu vitamin và khoáng chất dẫn đến thiếu chiều cao. Trong nhóm vitamin và khoáng chất thì canxi, phốt pho, ma-giê, kẽm, sắt… là nhiều và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều trong sữa và chế phẩm sữa.
Vì vậy, để tăng chiều cao và cân nặng, trẻ nên ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và uống sữa đều đặn hàng ngày.
4. Thói quen ít vận động, đi ngủ muộn
Ba mẹ ngày nay chăm sóc con quá kỹ: không cho con tự vận động, đi đâu cũng đưa đón, trẻ ít vận động ngoài trời và ngồi xem tivi, đọc truyện, say mê vi tính thay vì chơi thể thao, tập thể dục các môn giúp tăng chiều cao và cân nặng qua hệ cơ như đạp xe, đi bộ, bơi lội, bóng rổ, cầu lông…
Bên cạnh đó, mọi gia đình có khuynh hướng ngủ muộn (sau 22 giờ) làm rút ngắn giấc ngủ sâu. Một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, khoảng 22 giờ đến 2 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất, kích thích xương dài hơn.
5. Môi trường sống
Xã hội công nghiệp hóa, không khí ô nhiễm, tiếng ồn, dịch bệnh, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh mãn tính, phải sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài,… cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.
6. Dậy thì sớm
Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Dậy thì sớm thường tiết ra các hormon kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh.
Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.
7. Thừa cân, béo phì
Trẻ thừa cân, béo phì thường cao lớn hơn so với tuổi nhưng khi đến tuổi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Cùng lúc đó tâm lý tuổi mới lớn sợ béo muốn giảm cân nhanh nên ăn uống kiêng kem, thiếu chất cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể lực và chiều cao sau này.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sử dụng sữa công thức bị táo bón và cách khắc phục.
Những trẻ bú mẹ hoàn toàn rất hiếm khi gặp các vấn đề về tiêu hóa, nhưng với trẻ uống sữa công thức thì lại bị thường xuyên. Vậy nguyên nhân trẻ uống sữa công thức bị táo bón là gì và cách khắc phục như thế nào?
1. Nguyên nhân trẻ uống sữa công thức bị táo bón
Sữa công thức là loại sữa được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong trường hợp vì lý do nào đó mà mẹ không có hoặc không đủ sữa cho con bú.
Sữa công thức được phát triển dựa trên sữa mẹ và dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần sữa mẹ. Tuy nhiên nhiều trường hợp trẻ sử dụng sữa công thức bị táo bón, nguyên nhân là do:
1.1. Do thành phần sữa công thức
Theo các chuyên gia, trong thành phần sữa công thức có 2 loại đạm whey và casein. Trong sữa mẹ ở giai đoạn mới sinh, tỷ lệ đạm whey lớn hơn casein, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thu. Ngược lại thì trong sữa công thức tỷ lệ đạm whey thường thấp hơn đạm casein.
Đạm casein có trọng lượng phân tử lớn hơn, dễ bị kết tủa tại dạ dày và khó tiêu hóa. Đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị táo bón khi dùng sữa công thức. Vì vậy, để chọn sữa tốt cho tiêu hóa của trẻ sơ sinh, ba mẹ nên chọn sữa có tỷ lệ đạm whey 60% và casein 40% tương tương sữa mẹ.
1.2. Chức năng tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
Thông thường, trẻ trên 6 tháng tuổi mới có khả năng dung nạp và chuyển hóa các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Do đó, nếu vì lý do bất khả kháng mà phải cho trẻ uống sữa ngoài, mẹ nên cân nhắc và tham khảo kỹ khi chọn sữa nào tốt cho tiêu hóa trẻ sơ sinh.
Sữa tốt cho tiêu hóa của trẻ sơ sinh là sữa có chứa đủ các chất Lysine, Kẽm, Vitamin A, Vitamin nhóm B, chất đạm, chất xơ, Omega 3,6,.. giúp trẻ ăn ngoan ngủ ngon để chóng lớn.
1.3. Do các bệnh lý tiềm ẩn
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón có thể không phải do sữa mà do trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh như phình đại tràng, vấn đề về tuyến giáp, cột sống, thần kinh,…
1.4. Pha sữa không đúng tỷ lệ
Với mỗi loại sữa công thức, tỉ lệ pha đã được nghiên cứu để trẻ có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Do đó, việc pha sữa đặc không có nghĩa là bé sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng hơn. Ngược lại, việc pha sữa không đúng tỉ lệ có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa của trẻ, các chất không được hấp thụ hết và gây táo bón cho trẻ.
2. Mẹ phải làm gì khi con bị táo bón vì uống sữa công thức?
Tình trạng trẻ uống sữa công thức bị táo bón không quá nguy hiểm. Ba mẹ có thể cải thiện các biện pháp dưới đây.
2.1. Pha sữa chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất
Việc pha sữa công thức, sữa bột không đúng cách, sai tỉ lệ cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bónvà các vấn đề tiêu hóa khác. Chính vì thế, khi pha sữa, ba mẹ cần lấy đúng tỉ lệ sữa và nước theo hướng dẫn in trên vỏ hộp.
Nước dùng để pha sữa thường là nước ấm khoảng 45-50 độ C, tùy theo khuyến cáo của từng nhà sản xuất. Tuyệt đối không pha sữa với nước sôi, nước lạnh, hay pha sữa với nước trái cây, nước hầm xương gây biến đổi sữa và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
2.2. Bổ sung sữa và nước
Mẹ nên chú ý bổ sung nước đúng thời điểm và đúng cách cho trẻ để hỗ trợ quá trình đại tiện dễ dàng hơn.
Thông thường, trẻ sơ sinh bắt đầu tập ăn dặm, tức được 6 tháng tuổi là mẹ đã có thể cho trẻ uống nước. Tuy nhiên, ban đầu chỉ nên cho uống vài thìa để trẻ tập làm quen, sau đó mới tăng dần lượng nước.
Ngoài nước lọc, mẹ có thể cho trẻ uống nước canh, nước ép hoa quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất, ngừa táo bón hiệu quả.
2.3. Dùng nước ấm tắm cho trẻ
Đây là biện pháp trị táo bón cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn, giảm đau đớn và giúp trẻ dễ đi ngoài hơn. Vì thế, mỗi ngày mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm hoặc trước khi trẻ muốn đi vệ sinh, mẹ cho trẻ ngâm hậu môn trong nước ấm từ 5 – 10 phút sẽ giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng.
2.4. Massage bụng cho trẻ
Massage bụng cho trẻ có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong lòng ruột, đồng thời đẩy các khí thừa trong dạ dày ra ngoài. Từ đó, giúp giảm cảm giác chướng bụng, đầy hơi do táo bón.
Do đó, mẹ hãy dành thời gian massage cho trẻ trước khi tắm mỗi ngày.
2.5. Thử đổi sữa công thức cho bé
Với những trẻ đang dùng sữa công thức thì mẹ cần cân nhắc xem sữa nào tốt cho tiêu hóa trẻ sơ sinh bằng cách kiểm tra thành phần của sữa có phù hợp với trẻ không và chuyển sang loại sữa khác phù hợp hơn. Sữa tốt cho tiêu hóa của trẻ sơ sinh là sữa có chứa đủ các chất Lysine, Kẽm, Vitamin A, Vitamin nhóm B, chất đạm, chất xơ, Omega 3,6,…
Đồng thời cho trẻ sử dụng loại sữa phù hợp với cân nặng và độ tuổi. Không nên ép trẻ uống sữa nhiều năng lượng hay quá nhiều dưỡng chất sẽ gây khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy…
2.6. Bổ sung chất xơ từ rau xanh cho trẻ
Khi bé bắt đầu ăn dặm, ba mẹ có thể bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh, củ quả để giúp đường ruột của bé hoạt động trơn tru hơn. Một số thực phẩm giàu chất xơ như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền, táo, củ khoai lang…
Nguồn tham khảo:
[1] Sở y tế Nam Định 2021 – yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao
Chắc hẳn các bậc Cha Mẹ đều ít nhật một lần khó khăn trong việc chọn loại sữa thích hợp cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và tăng cân của bé. Tuy nhiên, với sự đa dạng của các loại […]
Chắc hẳn các bậc Cha Mẹ đều ít nhật một lần khó khăn trong việc chọn loại sữa thích hợp cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và tăng cân của bé. Tuy nhiên, với sự đa dạng của các loại […]