Tổn thương tâm lý ở trẻ em – “tảng băng chìm” sau đại dịch
Đăng ngày: 15/04/2022
Chia sẻ:
Đại dịch Covid – 19 đã mang đến những tổn thương chưa từng thấy cho nhân loại. Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi những “vết thương” tinh thần phải gánh chịu giống “tảng băng chìm” tuy lớn nhưng không dễ phát hiện.
Vậy làm thế nào để bảo vệ con bạn trước những những tổn thương này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Nội dung bài viết
Những tổn thương tâm lý của trẻ dưới 5 tuổi trong đại dịch đến từ đâu?
Tổn thương tâm lý ở trẻ đến từ đâu?
Nhiều người cho rằng, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19 do các em chưa tiếp xúc xã hội nhiều. Tuy nhiên, sự thật trẻ nhỏ chịu không ít những tổn thương về sức khỏe và tâm lý. Vậy những tổn thương đó đến từ đâu?
Hạn chế cảm xúc khi giao tiếp
Nếu với trẻ trên 5 tuổi, dịch bệnh cản trở việc đến trường, tiếp xúc với bạn bè, thì đối với trẻ dưới 5 tuổi, Covid – 19 ngăn cản sự giao tiếp về cảm xúc (1).
Khi bố mẹ và những người xung quanh thường xuyên đeo khẩu trang khiến trẻ nhỏ không nhìn được biểu cảm gương mặt. Trẻ sẽ không bắt được những tín hiệu vui, buồn, cáu giận… được thể hiện trên mặt hay khẩu hình miệng của bố mẹ. Lâu dần điều này sẽ khiến trẻ sẽ chậm phát triển về ngôn ngữ và cảm xúc.
Gián đoạn thói quen sinh hoạt
Những rắc rối do dịch Covid – 19 mang lại như: mất người thân, giãn cách xã hội, cách ly y tế, các biện pháp phòng dịch… có thể làm đảo lộn thói quen sinh hoạt của gia đình, trong đó có thói quen của trẻ (2).
Trẻ bị hạn chế vận động do không được ra ngoài. Không gian sinh hoạt của trẻ chủ yếu trong phòng kín, không thường xuyên được tiếp xúc với bạn bè cũng khiến trẻ bị giảm khả năng giao tiếp, học hỏi và nhút nhác hơn.
Ám ảnh bởi lo lắng của người lớn
Nỗi sợ hãi về dịch bệnh, sức khỏe giảm sút, mất việc, áp lực kinh tế, phải ở nhà nhiều… gây ra tâm lý căng thẳng cho các bậc cha mẹ. Điều này vô tình đã tạo áp lực lên trẻ nhỏ, khiến trẻ lo lắng nhiều hơn, không có cảm giác an toàn và thiếu động lực (3).
Nhận diện những tổn thương tâm lý ở trẻ nhỏ
Không thể diễn đạt thành lời vì vậy khi gặp các vấn đề về tâm lý trẻ chỉ có thể biểu hiện bằng hành động. Bố mẹ cần sát sao để bắt được những “tín hiệu” trẻ đang bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý do tác động của dịch bệnh.
Dấu hiệu bất thường về cảm xúc
Các dấu hiệu bất thường về cảm xúc ở trẻ
Tín hiệu dễ nhận biết nhất là trẻ thường xuyên có những cơn giận dữ, cường độ nhiều hơn và lặp đi lặp lại. Con cư xử một cách hung hăng hơn hoặc sợ hãi, lo lắng nhiều hơn… Trẻ có thể thương hay khóc, khó dỗ hoặc ít cười, gương mặt buồn bã.
Dấu hiệu nhận thấy bất thương về cảm xúc ở trẻ cũng có thể là những thói quen xấu như mút ngón tay, tè dầm, ngủ mơ, giật mình… Khi gặp vấn đề tâm lý con cũng giảm khả năng tập trung, thường xuyên bồn chồn không thể ngồi yên một chỗ (4).
Xuất hiện những biến đổi trong cơ thể
Nếu phát hiện bé bỗng khó ngủ hơn, thường xuyên vật vã khi ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc lười ăn hơn thì có thể bé đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hậu quả do covid-19 gây ra.
Khi gặp những bất ổn về tâm lý cơ thể trẻ cũng có những dấu hiệu phản ứng rất rõ, nếu để ý cha mẹ có thể phát hiện ngay. Ví dụ trẻ mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, đau dạ dày… mà không rõ nguyên nhân khi được thăm khám (5).
Rối loạn quan hệ xã hội
Sau đại dịch Covid – 19, dấu hiệu bất ổn về tâm lý dễ nhận ra nhất ở trẻ đó là con nhút nhát sợ hãi hơn khi đến những chỗ đông người. Ở trường, trẻ cũng khó hòa nhập với bạn cùng lớp. Khả năng tiếp nhận kiến thức và học hỏi cũng bị giảm sút trông thấy (6).
Cùng con vượt qua các vấn đề tâm lý sau Covid-19 như thế nào?
Cùng chia sẻ và lắng nghe câu chuyện của con
Đồng hành, quan sát, lắng nghe
Để biết con đang bị tổn thương về tâm lý, bố mẹ cần gần gũi và quan tâm nhiều hơn đến trẻ, dành thời gian nhiều hơn cho quen.
Tạo thói quen ghi lại tình trạng sức khỏe và tâm lý của trẻ để có dữ liệu cung cấp cho bác sĩ tâm lý khi cần thiết. Các thông tin cần được ghi chép như: hành vi lạ của trẻ, tần suất xảy ra, thời gian xuất hiện bao lâu, thời gian xảy ra trong ngày, lý do vì sao…
Nếu con bạn đã biết nói, hãy khuyến khích con nói ra những gì con đang cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Hãy cho con biết rằng, bạn quan tâm đến cảm giác của con và sẵn sàng lắng nghe con nói chuyện (7).
Tạo môi trường lành mạnh, tăng tương tác với trẻ
Chơi đùa cùng trẻ giúp cải thiện tâm lý của trẻ
Các vấn đề tâm lý thường do môi trường sống và tương tác xã hội tạo ra. Vì vậy, tạo cho trẻ một môi trường tốt cực kỳ quan trọng để “chữa lành” tâm lý cho trẻ.
Dành thời gian cùng con thực hiện các hoạt động thú vị
Chơi cùng con là cách tốt nhất giúp trẻ có cảm giác an toàn, vui vẻ, quên đi những lo lắng và thấy được chia sẻ.
Duy trì các thói quen càng nhiều càng tốt
Ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc và đúng giờ, vận động, tập thể dục hàng ngày,… Là những thói quen tốt bạn cần duy trì cho con trong và sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19.
Thừa nhận và tôn trọng cảm xúc của trẻ
Nhiều mẹ thường nhầm lẫn khi cho rằng con mình hư đốn, nhõng nhẽo mà không biết rằng con đang gặp vấn đề tâm lý. Hiểu được điều này, mẹ cần tôn trọng cảm xúc và đồng cảm với con. Đây chính là cách tốt nhất để con cảm thấy không cô độc và yên tâm hơn khi ở bên bố mẹ.
Trao đổi thường xuyên với thầy cô và người chăm sóc trẻ
Nếu con đã trở lại trường và được gửi cho “vú nuôi” khi bạn phải đi làm thì bạn phải thường xuyên trao đổi với cố giáo hay người chăm sóc để nắm bắt được những thay đổi về tâm lý của con.
Dùng ngôn ngữ tích cực khi giao tiếp với trẻ
Dùng ngôn ngữ tích cực với con
Ngôn ngữ giao tiếp mà bố mẹ sử dụng ảnh hưởng lớn đến phản ứng của trẻ, dù tích cực hay tiêu cực (7). Chẳng hạn, nếu trẻ bị nói “không, đừng” thì cơ chế phản kháng lại của con sẽ được kích hoạt. Con sẽ bướng hơn, lảng tránh hoặc tức giận hơn. Ngược lại, khi nghe những câu nói tích cực khả năng giải quyết vấn đề, tính cởi mở, tò mò của con sẽ được bộc lộ rõ hơn.
Ví dụ:
Nếu muốn con đứng lại bố mẹ hãy dùng “Con có thể đi bộ được không?” thay vì nói “đừng chạy, không được chạy”;
Hay muốn con không ném đồ đạc hãy nói “mẹ nghĩ con nên để đồ chơi ở đây” thay vì nói “không được ném đồ, đừng có mà vứt đồ”;
Khi con la hét, mẹ đùng vội la con: “im lặng ngay, không được hét” hãy nói “con hãy hít thở sâu, bình tĩnh và nói cho mẹ nghe, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này cùng nhau nhé”… (8)
Tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ
Trong trường hợp các vấn đề tâm lý của trẻ kéo dài hơn một tuần mà không thấy thuyên giảm dù mẹ đã làm nhiều cách thì hãy tìm đến các bác sĩ tâm lý để có sự giúp đỡ.
Qua những mô tả của bạn và sự quan sát của mình, các chuyên gia tâm lý và chăm sóc sức khỏe trẻ em sẽ cho bạn câu trả lời về mức độ ảnh hưởng tâm lý của trẻ, cách thức để bạn và gia đình đối phó với những hành vi bất thường mà không làm tổn thương đến trẻ (9).
Đảm bảo sức khỏe thể chất cho trẻ rất quan trọng nhưng chăm sóc sức khỏe tinh thần và tâm lý của trẻ trong đại dịch Covid – 19 lại càng quan trọng hơn. Hy vọng, bố mẹ đã tìm được câu trả lời và bí kíp chữa lành những tổn thương tâm lý cho trẻ sau khi đọc xong bài viết này.
Nguồn tham khảo:
(1)Impact of COVID-19 on poor mental health in children and young people ‘tip of the iceberg’ (unicef.org)
(2)Frontiers | Consequences of the COVID-19 Pandemic on Children’s Mental Health: A Meta-Analysis | Psychiatry (frontiersin.org)
Làm sao để chuẩn bị bữa ăn sáng cho bé ngon miệng, hấp dẫn, đủ dinh dưỡng, nhanh gọn là trăn trở của không ít các mẹ. Nhất là các bé bước vào độ tuổi đi học, cần bổ sung...
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi rất quan trọng vì ở độ tuổi này bé bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng cùng khả năng khám phá. Đồng thời trẻ cũng cần có nguồn...