Biểu hiện của trẻ tăng động, giảm chú ý ba mẹ cần nên biết
Đăng ngày: 28/06/2022
Chia sẻ:
Chứng tăng động, giảm chú ý là một trong những bệnh lý ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, nhất là những năm đầu đời rất khó phân biệt các biểu hiện của trẻ bị tăng động. Vậy lời khuyên dành cho ba mẹ là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Thế nào là trẻ bị tăng động?
Trẻ bị tăng động hay còn được biết là chứng ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder – Rối loạn tăng động giảm chú ý). Đây là tình trạng trẻ vừa không thể tập trung chú ý và vừa hành động thái quá, bốc đồng.
Khi con còn nhỏ, trẻ hoạt bát và hiếu động là điều bình thường. Vậy nên cũng dễ hiểu nếu bố mẹ thấy trẻ dễ mất tập trung và dễ thay đổi sự chú ý trong giai đoạn này. Vì lẽ đó ba mẹ thường phải mất một thời gian dài, thậm chí khi trẻ đến dậy thì mới có thể phát hiện ra chứng ADHD ở trẻ. Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có biểu hiện của chứng tăng động khác nhau [1].
Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng có sự khác nhau giữa bé nam và nữ. Người ta ước tính rằng ADHD ảnh hưởng đến hơn 5% trẻ em. Bé trai được chẩn đoán mắc ADHD nhiều gấp đôi bé gái [2].
Hầu hết trẻ em đều có xu hướng hiếu động và hoạt bát. Bởi trẻ chưa thể tự khống chế cảm xúc và hành vi vì trẻ còn quá nhỏ để hiểu được các quy tắc ứng xử, điều gì nên làm hay không nên làm. Do đó, đôi khi cũng khó có thể phân biệt được biểu hiện của trẻ tăng động và hiếu động.
Trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?
Các biểu hiện của trẻ tăng động
Trẻ bị tăng động có thể được nhận biết qua những biểu hiện dưới đây:
Hành động thái quá: Ba mẹ sẽ khó kiểm soát trẻ và mất nhiều thời gian hơn để giúp trẻ bình tĩnh. Trẻ bị tăng động sẽ không thể tự chủ hành vi của mình và có thể làm ảnh hưởng tới các bạn khác. Hay gặp khó khăn trong việc ngồi yên một chỗ, ngay cả khi những bạn nhỏ xung quanh đã ngồi ổn định, hay trong môi trường yêu cầu yên lặng như ở thư viện. Trẻ có xu hướng nói chuyện làm ồn, quấy phá không ngừng.
Giảm chú ý: trẻ không thể tập trung hoàn thành bài tập hay một việc đơn giản, dễ bị phân tâm bởi những sự vật, sự việc xung quanh. Ngoài ra, trẻ cúng khó tập trung lắng nghe người khác nói và thường xuyên làm mất hoặc để quên đồ đặc.
Các biểu hiện của trẻ tăng động có thể bắt đầu rõ rệt khi trẻ 3-6 tuổi [3].
Biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý
Ba mẹ cần làm gì để tránh tình trạng tăng động ở trẻ
Trong thời kỳ mang thai, mẹ hãy tăng cường chăm sóc sức khỏe. Một số nghiên cứu chứng minh về mối quan hệ giữa một thai kỳ khỏe mạnh và nguy cơ mắc chứng ADHD ở trẻ em. Để bé khoẻ mạnh ngay từ thai kỳ, mẹ nên bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ phát triển não bộ cho con như Omega-3 (DHA, EPA), choline, lutein, iốt và vitamin D [4].
Đồng thời mẹ bầu tránh uống rượu, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại khi mang thai.
Hơn nữa, ba mẹ nên chú ý đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ ngay từ khi bé còn nhỏ. Tránh cho bé dùng những thực phẩm có nhiều đường (đường sucrose), chất bảo quản, màu sắc và hương vị nhân tạo. Cũng như không cho bé dùng thực phẩm có thể chứa những chất độc hại như kim loại nặng hoặc thực phẩm có nguy cơ chứa tàn dư của thuốc trừ sâu.
Ngoài ra, mẹ cũng quan sát trẻ có gặp phải bất kỳ loại vấn đề nào khác không. Vì biểu hiện của trẻ tăng động còn thể hiện ở những việc như mất ngủ, lo lắng, tè dầm hoặc có những hành vi nổi loạn không kiểm soát.
Đồng thời ba mẹ phải kiểm soát kỹ những gì trẻ xem trên TV và thiết bị di động. Vì các nội dung mà trẻ xem có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Tránh sử dụng ngôn ngữ tiêu cực, la mắng hoặc nói tục trước mặt con.
Đặc biệt nếu gia đình đã có người mắc ADHD thì ba mẹ hãy lưu ý hơn, vì bệnh này có thể di truyền.
Khi nào cần sự tư vấn từ bác sĩ?
Chứng tăng động giảm chú ý có nghiêm trọng?
Ba mẹ là người hiểu con mình hơn bất kỳ ai. Vì vậy ba mẹ là những người đầu tiên nhận biết được những biểu hiện của trẻ tăng động. Ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:
Trẻ dễ mất tập trung, giảm chú ý và bốc đồng nhiều môi trường khác nhau.
Sự mất tập trung và tăng động của trẻ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động ở trường lớp, với các mối quan hệ trong gia đình và bạn bè.
Các biểu hiện của trẻ tăng động diễn ra liên tục trong hơn 6 tháng.
Trẻ có những biểu hiện như vậy ngay cả trong những môi trường không an toàn, như trên đường phố hoặc gần nơi nước sâu. Vì trẻ bị tăng động không phải lúc nào cũng nhận thức được nguy hiểm và có thể dễ dàng bị thương [5]
Vì khó phân biệt được biểu hiện của trẻ tự kỷ và trẻ hiếu động khi con còn bé nên bố mẹ hãy quan sát cẩn thận các hành vi và cách cư xử của con. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường nên đưa trẻ đi thăm khám hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
***Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện nhé!
Chắc hẳn có nhiều mẹ quan tâm rằng sữa mẹ có màu gì thì tốt? Trên thực tế, sữa mẹ có nhiều màu khác nhau tùy thuộc thức ăn hay giai đoạn tiết sữa của mẹ. Cùng theo dõi bài...
Các tuần khủng hoảng của trẻ hay wonder week là giai đoạn thay đổi tâm sinh lí mạnh mẽ thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nắm rõ thời điểm khi nào xảy ra có thể giúp ích rất nhiều cho...