Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non thế nào là hợp lý?

Đăng ngày: 25/03/2022
Chia sẻ:

Chắc hẳn sẽ có nhiều ba mẹ băn khoăn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non như thế nào là hợp lý? Bởi trẻ trong độ tuổi này đã bắt đầu biết nhận thức và học hỏi những điều mới lạ. Vậy nên chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ sẽ là nền móng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. 

Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non

Trẻ em thường có các cột mốc phát triển nhất định trong những giai đoạn đầu đời. Cũng giống như câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Khi đạt đến độ tuổi mầm non, hầu hết trẻ em có thể biết và làm được những hành động như học nói, chạy nhảy, học tập và bắt chước người lớn về cách cư xử lễ phép… 

Trẻ mầm non bắt đầu phát triển các cột mốc rõ rệt

Trẻ mầm non bắt đầu phát triển các cột mốc rõ rệt

Đồng thời trẻ em độ tuổi mầm non sẽ trở nên độc lập hơn và bắt đầu tập chú ý về những người xung quanh hay các bạn cùng trang lứa. Trẻ sẽ muốn khám phá và tò mò về những thứ xung quanh nhiều hơn. Vậy nên sự tương tác của trẻ với gia đình và mọi người sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách cũng như suy nghĩ cùng hành động. 

Trong giai đoạn này, bố mẹ có thể tập cho trẻ biết cách đi xe ba bánh, dạy trẻ sử dụng kéo an toàn, hay cách tự mặc quần áo. Đặc biệt là trẻ đã bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa bé trai và bé gái, thích chơi với những bạn nhỏ khác, có thể kể lại một phần câu chuyện hay hát một bài hát [1].

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cân bằng và đầy đủ

Đảm bảo chế dộ dinh dưỡng cho trẻ mầm non hợp lý

Đảm bảo chế dộ dinh dưỡng cho trẻ mầm non hợp lý

Để chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non được cân bằng và đầy đủ, ba mẹ có thể tham khảo những nhóm thực phẩm dưới đây và kết hợp chúng sao cho phù hợp nhất: 

  • Rau củ quả: cung cấp lượng vitamin và chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ
  • Ngũ cốc (bao gồm bánh mì, gạo, mì ống và mì sợi), tốt nhất là ngũ cốc nguyên hạt cùng các loại đậu (đậu trắng ,đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh). Chúng rất giàu dinh dưỡng và là nguồn cung cấp protein, chất xơ cùng các vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng như sắt, magie, canxi, kali… 
  • Thịt nạc (Thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt vịt…), cá, tôm: chứa nhiều protein lành mạnh giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực cho bé.
  • Sữa, sữa chua, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa: trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng sữa nguyên kem vì có chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Thực đơn bữa ăn lành mạnh cho trẻ mầm non

Theo Viện dinh dưỡng, ba mẹ có thể tham khảo thực đơn bữa ăn hàng ngày cho trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi như sau [2]: 

Sáng 

Trưa  Tối 
ngũ cốc (2 đơn vị)

rau (1/2 đơn vị)

thịt (1 đơn vị)

sữa (1 đơn vị)

ngũ cốc (2 đơn vị)

rau (1 đơn vị)

(1 đơn vị)

sữa (1 đơn vị)

hoa quả (1 đơn vị)

ngũ cốc (2 đơn vị)

rau (1/2 đơn vị)

trứng (1,5 đơn vị)

sữa (2 đơn vị)

quả (1 đơn vị)

Mỗi đơn vị được quy ước bởi Viện dinh dưỡng 

Mỗi đơn vị được quy ước bởi Viện dinh dưỡng 

Các chất dinh dưỡng quan trọng cần có trong thực đơn:

Khi kết hợp những loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, ba mẹ cần lựa chọn những loại thực phẩm có chứa các chất dinh quan trọng sau đây. Bởi bổ sung những chất này rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ của trẻ. 

  • Canxi: cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng liên tục của xương.
  • Vitamin D: Giúp hấp thu canxi vào xương, hỗ trợ hệ miễn dịch. 
  • Sắt: hỗ trợ quá trình tăng trưởng, phát triển, hình thành hồng cầu, chức năng não và hệ thống miễn dịch.
  • Vitamin A: Cải thiện thị lực, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và làn da.
  • Vitamin C: có vai trò then chốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng trưởng và phát triển da, xương .Đồng thời hỗ trợ chuyển hóa canxi, giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn.
  • Omega-3 DHA, EPA giúp phát triển não bộ và khả nặng học tập của trẻ. 

Những thực phẩm cần hạn chế cho trẻ mầm non

Không phải cứ cho bé ăn những thức ăn bổ dưỡng là tốt nhất cho bé, mà bố mẹ cần phải chú ý về sự cân bằng các chất dinh dưỡng khi phối hợp trong bữa ăn. Điều này sẽ giúp bé phát triển một cách đồng đều và toàn diện, tránh trường hợp bé bị thừa hoặc thiếu chất. Cùng với đó là một số loại thực phẩm không tốt và có khả năng gây hại cho trẻ mà bố mẹ cần chú ý:

Các món ăn nên hạn chế cho trẻ ăn

Các món ăn nên hạn chế cho trẻ ăn

Các món “ăn vặt”

Những oại thực phẩm được xếp vào loại “ăn vặt” không tốt cho trẻ như khoai tây chiên, hamburger, gà rán, bánh pizza, xúc xích,…. Ngoài ra, có cả bánh ngọt, sô cô la, kẹo dẻo, bánh quy, bánh rán…  

Các món ăn vặt” này cần hạn chế trong chế dộ dinh dưỡng cho trẻ mầm non vì chúng chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa. Do đó, thường xuyên ăn những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ em cũng như làm trẻ sâu răng, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác cho phát triển não bộ. Không những vậy, ăn nhiều các món ăn vặt này còn hạn chế quá trình phát triển xương, làm trẻ thấp lùn hơn bạn bè. 

Đồ uống đóng chai cho trẻ

Các loại nước đóng chai như nước trái cây, nước ngọt có ga và sữa có hương vị,…đều là các loại nước không tốt cho trẻ. 

Bởi những loại đồ uống này có nhiều đường hoá học (đường Sucrose) và ít chất dinh dưỡng. Nếu trẻsử dụng quá nhiều đồ uống đóng chai có thể dẫn đến tăng cân, béo phì và sâu răng. Ngoài ra, những thức uống này có thể khiến trẻ no bụng và không còn cảm giác đói để ăn bữa chính. 

Thực phẩm và đồ uống có chứa caffein

Caffein là chất kích thích ngăn cơ thể hấp thụ canxi. Bời vì, caffein càng nhiều thì lượng canxi thải qua nước tiểu càng lớn, làm giảm lượng canxi trong máu . Từ đó để cân bằng lượng canxi trong máu thì cơ thể bắt buộc phải lấy canxi từ xương. Quá trình này vô tình đã ngăn cản sự phát triển của xương, dễ khiến trẻ bị còi xương [3].  

Những thực phẩm và đồ uống chứa caffein cần hạn chế cho trẻ như cà phê, trà, nước tăng lực và sô-cô-la [4]. 

Khi bắt đầu đi học, bố mẹ nào cũng mong con “hay ăn chóng lớn” và chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non hợp lý và lành mạnh luôn là điều cần thiết giúp bé phát triển tốt nhất. Đây còn là tiền đề vững chắc thuận lợi cho sự tăng trưởng về sau ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý và đảm bảo cho trẻ có nguồn dinh dưỡng hợp lý từ bữa ăn nhé!

Nguồn tham khảo: 

  1. Preschooler (3-5 years old) | CDC 
  2. http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/gioi-thieu-thap-dinh-duong-cho-tre-em-3-5-tuoi.html 
  3. https://suckhoedoisong.vn/co-cho-con-tre-uong-ca-phe-hay-khong-169122504.htm 
  4. Healthy food groups: preschoolers | Raising Children Network

Xem thêm:

Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt, mẹ đã biết chưa?

Cách tăng cân cho bé hiệu quả và những lời khuyên cho mẹ

Đọc tiếp ...

Vi chất dinh dưỡng không thể thiếu giúp tăng chiều cao ở trẻ

Trong các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ thì chế độ dinh dưỡng chiếm tới 32%. Trong đó, các vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng cho sự tăng trưởng về chiều cao...

Chi tiết
Bữa ăn sáng cho bé đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh 

Làm sao để chuẩn bị bữa ăn sáng cho bé ngon miệng, hấp dẫn, đủ dinh dưỡng, nhanh gọn là trăn trở của không ít các mẹ. Nhất là các bé bước vào độ tuổi đi học, cần bổ sung...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay