Cách tăng cân cho bé hiệu quả và những lời khuyên cho mẹ
Đăng ngày: 16/02/2022
Chia sẻ:
Tăng cân cho bé là chủ đề mà hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm. Khi nào bố mẹ cần lo lắng về cân nặng của bé? Trong quá trình chăm sóc để giúp bé tăng cân cần lưu ý gì? Bố mẹ đừng căng thẳng mà hãy hiểu đúng về vấn đề này qua những thông tin được cung cấp dưới đây.
Nội dung bài viết
Bé có đang bị chậm tăng cân?
Cân nặng của bé có đang phát triển bình thường?
Thông thường, bố mẹ thường nhận định việc tăng cân cho bé nhanh hay chậm, đạt chuẩn hay không thông qua so sánh cân nặng của con với các bé cùng trang lứa. Tuy nhiên, mỗi em bé sẽ phát triển khác nhau nên bố mẹ hãy dừng so sánh con mình với các em bé khác.
Khi bé mới sinh, miễn là bé vẫn đi ngoài đều: thay 6-8 tã/ ngày trong vài tháng đầu, thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Con số này sẽ giảm dần khi trẻ từ 6-12 tháng. Sau 6 tháng đầu, bố mẹ cũng nên cho bé ăn dặm song song với sữa mẹ hay sữa công thức để đáp ứng dinh dưỡng cho bé (1).
Trong trường hợp bé chậm tăng cân hơn nhưng vẫn đạt các mốc phát triển bình thường về thể chất. Chẳng hạn: tự ngồi, vỗ tay, quan tâm đến đồ ăn, quan tâm đến đồ chơi, cầm nắm đồ vật, tự ăn,..thì bé vẫn đang phát triển bình thường.
Hơn nữa, bé trong giai đoạn 6-12 tháng chậm tăng cân có thể do một số nguyên nhân như cân nặng của bé lớn hơn so với bình thường từ khi bé mới sinh ra dẫn đến bé tăng cân chậm hơn về sau. Vì thế, để hiểu hơn về tình trạng của bé, bố mẹ có thể cho con đi thăm khám Nhi khoa hoặc thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho bé.
Nhận biết trẻ phát triển bình thường
Trẻ phát triển thế nào là bình thường?
Bố mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (2) để đối chiếu với các chỉ số phát triển của con.
Một số điều bố mẹ cần lưu ý khi quan sát sự tăng trưởng của bé như sau:
Em bé sẽ giảm 5-10% cân nặng sau khi sinh 1 tuần và sẽ tăng cân bình thường sau 2 tuần.
Khi bé được 4 tháng tuổi cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp 3 lần khi bé được 13 tháng (bé trai) và 15 tháng (bé gái).
Chiều cao của bé sẽ tăng gấp 1.5 lần so với lúc mới sinh trong 12 tháng đầu.
Chu vi vòng đầu tăng 11cm trong năm đầu tiên.
Tuy nhiên, mỗi bé đều có sự phát triển khác nhau và đây chỉ là những hướng dẫn chung. Nếu mẹ vẫn lo lắng về sự phát triển của em bé, hãy liên hệ với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn.
Lời khuyên giúp tăng cân cho bé hiệu quả
Lời khuyên giúp mẹ tăng cân cho bé hiệu quả
Nếu cân nặng của trẻ không nằm trong khoảng khuyến nghị thì mẹ có thể áp dụng một số thay đổi dưới đây để giúp tăng cân cho bé hiệu quả hơn nhé:
Chọn thực phẩm, thức uống giàu dinh dưỡng. Đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong từng bữa ăn.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi với 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày cho bé từ 1 tuổi.
Bổ sung chất béo lành mạnh cho bé từ cá béo (cá hồi), dầu ô liu,…
Không nên cho trẻ uống nước, sữa, nước trái cây trức bữa ăn. Vì sẽ làm trẻ no bùng, ăn ít hơn.
Hình thành thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa. Tránh xa các thiết bị điện tử khi ăn vì sẽ làm trẻ phân tâm.
Có thể áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, để bé tự chọn thức ăn mình yêu thích.
Tạo hình món ăn đáng yêu, bắt mắt để tăng cảm giác ngon miệng cho bé khi thưởng thức.
Và điều không thể thiếu đó là cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Ngoài tăng cân cho bé, bố mẹ cần chú ý điều gì?
Phát triển chiều cao đi đôi với cân nặng
Chỉ chú trọng cân nặng thôi vẫn chưa đủ. Để trẻ phát triển cân đối và khỏe mạnh thì mẹ cần giúp bé phát triển chiều cao. Để làm được điều này, mẹ chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, phốt pho, vitamin D, K cùng các khoáng chất khác để giúp cho sự phát triển của xương.
Đồng thời, hãy cho bé vận động thường xuyên, tập các bài tập giúp sự dài ra của xương như, bơi lội, nhảy xà, nhảy cao, bóng rổ,…
Quan trọng hơn hết là cho trẻ ngủ đủ giấc. Vì khi ngủ là lúc cơ thể sản sinh ra hocmon tăng trưởng, giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.
Giúp bé phát triển trí não
Mẹ cần quan tâm đến phát triển trí não cho bé
Bổ sung thức ăn giàu dưỡng chất như DHA, EPA, choline…cần cho phát triển não bộ, giúp bé thông minh, lanh lợi hơn ngay khi còn nhỏ.
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử. Thay vào đó, hãy thường xuyên cho trẻ vui chơi, trò chuyện và giải đáp thắc mắc cho trẻ. Cho trẻ chơi các trò chơi kích thích sự sáng tạo, sự tò mò của trẻ như: xếp hình, lego, vẽ tranh,…
Giúp con tình cảm hơn với chỉ số EQ
Khá ít bố mẹ quan tâm đến chỉ số EQ của trẻ. Tuy nhiên, chỉ số này cũng cần thiết để hình thành tính cách cũng như giúp trẻ phát triển các kỹ năng khác tốt hơn.
Bố mẹ hãy dành thời gian trò chuyện, chơi cùng bé, hay đọc sách cho bé trước khi ngủ. Tránh la quát mỗi khi con phạm lỗi mà hãy bình tĩnh giải thích điều gì nên hay không nên làm cho bé hiểu rõ.
Trên đây là tất cả những thông tin giúp mẹ biết khi nào nên tăng cân cho bé. Cũng như các vấn đề quan trong khác cần quan tâm thay vì chỉ chú trọng vào cân nặng của con. Hãy hiểu đúng và đủ để chăm con khoẻ mạnh, phát triển đạt chuẩn mà không áp lực các bố mẹ nhé.
Nguồn tham khảo:
(1) Poo & wee: what to expect in babies | Raising Children Network
Lần đầu cho con bú luôn khiến mọi bà mẹ cảm thấy bối rối. Để biết cho bé bú đúng cách như thế nào, lắng nghe những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây mẹ nhé! Vì...
Chăm sóc trẻ chưa bao giờ là dễ dàng vì vậy nhiều mẹ đang truyền tai nhau nuôi con bằng phương pháp easy để giúp mẹ giảm bớt vất vả khi chăm sóc trẻ. Vậy đây là phương pháp gì...