Khi trẻ đạt 8 tháng tuổi, rất có thể bé đã sẵn sàng cho việc cầm thức ăn. Những loại thực phẩm này bé có thể tự mình bắt lấy và ăn vì chúng vừa nhỏ và vừa dể cắn, mềm và được thái hạt lựu, nên trẻ sẽ không cần nhai. Nướu của bé phải khỏe và không gặp khó khăn khi cắn thức ăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn tìm ra các dấu hiệu cho biết người bạn nhỏ đã sẵn sàng hay chưa. Cùng điểm qua 5 dấu hiệu sau:
- Có thể “nhai” bằng cách sử dụng nướu để nghiền thức ăn
- Có khả năng cầm nắm tốt (khả năng nắm và giữ đồ vật giữa ngón cái và ngón trỏ)
- Có thể ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp
- Chuyển động nhai khi ăn thức ăn dày hơn
- Bắt đầu mất hứng thú với thực phẩm xay nhuyễn / nghiền
Giới thiệu về “Thức ăn cầm tay” cho trẻ
Dưới đây là một số thực phẩm mà bé có thể thử:
- Trái cây tươi cắt nhỏ – dưa, chuối hoặc bơ
- Ngũ cốc – gạo, mì hoặc mì ống được nấu chín
- Bánh mì hoặc bánh mì nướng (cắt thành từng dải)
- Phomai (cắt thành khúc)
- Ngũ cốc hình O
- Bánh quy cho bé đang trong quá trình mọc răng
Nếu trẻ vẫn còn đói, hãy xem thông các thông tin dưới đây:
Trẻ 8 tháng tuổi cũng có thể bắt đầu ăn:
- Miếng thịt được cắt nhỏ (nấu chín kĩ và không xương)
- Đậu phụ
- Đậu (Nấu chín kĩ) – đậu lăng, đậu Hà Lan, Pinto hoặc đậu đen
- Trái cây nghiền – đào hoặc lê
- Rau củ nấu chín nghiền – bí đao hoặc khoai lang
- Ngũ cốc tăng cường chất sắt – lúa mạch, lúa mì hoặc yến mạch
- Trứng (nấu chín)