Những rủi ro khiến trẻ bị ngạt thở (choking) mẹ cần biết

Đăng ngày: 30/09/2021
Chia sẻ:

Tình trạng trẻ bị ngạt thở thường xảy ra khi đường thở của trẻ bị tắc nghẽn bởi vật cản nào đó. Chỉ cần một vật nhỏ cũng có thể gây tắc nghẽn đường thở và gây nguy hiểm cho trẻ em vì lúc này không khí sẽ không thể lưu thông qua mũi và miệng của trẻ.

Các nguy cơ dễ bị ngạt thở ở trẻ

Ở trẻ nhỏ, các nguyên nhân gây ngạt thở có thể ở xung quanh chúng ta như:

  • Thực phẩm như kẹo dẻo, kẹo viên, miếng táo, miếng thịt (bao gồm cả gà và cá), các loại hạt, cà rốt sống, đậu Hà Lan chưa nấu chín, các loại hạt, nho, đá hay xúc xích,…
Trái cây có kích thước lớn cũng có thể khiến trẻ bị ngạt thở

Trái cây có kích thước lớn cũng có thể khiến trẻ bị ngạt thở

  • Đồ gia dụng như tiền xu, viên pin nhỏ, nam châm nhỏ, đầu bút và đồ trang sức.
  • Đồ chơi và các phần của đồ chơi như viên bi, mắt của thú nhồi bông, quả bóng bàn,…
  • Các đồ vật trong vườn như đá cuội
  • Hay bất kỳ vật dụng có kích thước nhỏ mà trẻ có thể thể với lấy và bỏ vào miệng.

Cách ngăn ngừa tình trạng nghẹt thở khi cho trẻ ăn

Ngồi ăn đúng cách

Trong giai đoạn trẻ ăn dặm sẽ rất dễ bị nghẹn, sặc nếu trẻ vừa ăn vừa nằm, chạy xung quanh hoặc khi chơi đùa. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ ngồi một chỗ, trên ghế ăn để tránh nguy cơ bị sặc, nghẹn gây nghẹt thở. Mẹ có thể ngồi trò chuyện cùng con trong khi ăn sẽ gây sự chú ý, giúp trẻ tập trung ngồi ăn hơn. Nếu không trẻ bị buồn chán sẽ tìm cách dứng dậy và đi chơi xung quanh.

Đối với trẻ bú bình, mẹ không nên cho trẻ bú với tư thế nằm trên giường. Vì trẻ sơ sinh nằm khi bú bình có thể khiến sữa đi vào phổi dẫn đến bị sặc.

Trẻ nằm bú dễ bị sặc sữa dẫn đến ngạt thở

Trẻ nằm bú dễ bị sặc sữa dẫn đến ngạt thở

Nhai kỹ trước khi nuốt

Mẹ hãy khuyến khích và dạy con quen với việc nhai thức ăn thật kỹ trước khi nuốt. Hướng dẫn cho trẻ cách nhai đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ bị nghẹn.

Chia thức ăn thành các miếng nhỏ

Cho đến khi trẻ đã có thể tự nhai thức ăn hoàn toàn thì mẹ chỉ nên chế biến thức ăn của trẻ với kích thước nhỏ hơn hạt đậu. Các thức ăn có kích thước lơn hơn sẽ không an toàn khi trẻ chưa thể nhai. Bởi vì lúc này đường thở của trẻ còn hẹp và trẻ vẫn đang học cách nhai và nuốt.

Nấu thức ăn đúng cách

Các loại thực phẩm cứng, đặc biệt là trái cây và rau quả (cà rốt, táo…) nên được thái và nghiền cẩn thận.

Hơn nữa, mẹ tránh cho trẻ ăn các loại hạt nguyên hạt và thức ăn cứng cho đến khi con được ba tuổi. Ngoài ra, các loại thức ăn như khoai tây chiên, kẹo dẻo hay nho cũng có thể là những nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ.

Cách ngăn ngừa nguy cơ khiến trẻ bị nghẹt thở

Hãy để các vật nhỏ xa tầm với của trẻ. Bời vì, trẻ luôn tò mò và có xu hướng với lấy các vật xung quanh và cho vào miệng. Điều này dẫn đến tình trạng nghẹt đường thở ở trẻ. Do đó, mẹ hãy kiểm tra sàn nhà để các vật nhỏ nơi an toàn đối với trẻ nhé.

Bên cạnh đó, mẹ hãy sử dụng đồ chơi ăn toàn cho trẻ: Tránh cho trẻ chơi đồ chơi có các bộ phận nhỏ, dễ vỡ hoặc bề mặt giòn. Trước cho trẻ chơi, bố mẹ hãy kiểm tra đồ chơi xem có bị hở hay ốc vít và nút bị lỏng không.

Tránh mua đồ chơi có pin nhỏ. Kiểm tra các ngăn chứa pin trên các vật dụng để đảm bảo chúng được không bị lỏng và trẻ không thể tự lấy ra được.

Mẹ hãy tách riêng đồ chơi của các con với đồ chơi của anh chị trong nhà. Vì để có thể đồ chơi của các anh chị lớn không an toàn cho bé. Chỉ cần một phút mẹ không chú ý là đã gây nguy hiểm cho bé.

Tách riêng đồ chơi của bé với các anh chị

Tách riêng đồ chơi của bé với các anh chị

Hướng dẫn các bé lớn tự cất đồ chơi có kích thước nhỏ xa tầm với của em. Các đồ chơi như lego, quần áo búp bê, vòng hạt, các bộ phận xe hơi, đồ lắp ghép,…

Trẻ em nào có nguy cơ mắc nghẹn cao hơn?

Trường hợp đặc biệt, trẻ em khuyết tật hoặc bị bệnh mãn tính có thể có nguy cơ mắc nghạt thở cao hơn những trẻ khác.

Trẻ em dễ bị ngạt nếu bị khuyết tật như bại não, động kinh, thiểu năng trí tuệ, hen suyễn hoặc bệnh trào ngược dạ dày. Nếu trẻ có một trong những tình trạng này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách phòng tránh bị nghạt thở tốt nhất cho con.

Nguồn tham khảo:

https://raisingchildren.net.au/toddlers/safety/choking-strangulation/choking-prevention

Đọc tiếp ...

Nguy cơ chứa kim loại nặng trong thực phẩm của trẻ em

Mẹ có biết nhiều sản phẩm thức ăn cho trẻ chứa kim loại nặng như asen, chì, cadmium và thủy ngân nằm trong 10 hóa chất đáng ngại nhất đối với sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ em. Các...

Chi tiết
Các mốc phát triển của trẻ, mẹ không thể bỏ lỡ (6-12 tháng)

Các mốc phát triển của trẻ là những tiêu chí đặc biệt đánh giá sự sự thay đổi về mặt thể chất, cảm xúc, nhận thức, hành vi… ở trẻ. Nếu bỏ qua những cột mốc này, mẹ sẽ đánh...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay