Lần đầu ăn dặm: Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm đúng cách

Đăng ngày: 13/09/2021
Chia sẻ:

Lần đầu ăn dặm không phải dễ dàng nên nhiều mẹ thường tìm kiếm các phương pháp để cho trẻ ăn dặm đúng cách, nhằm đảm bảo dinh dưỡng và sự phát triển của con sau này. Bài viết sẽ giúp trải nghiệm này của mẹ và bé trở nên nhẹ nhàng và suôn sẻ hơn!

Khi nào nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm?

Mẹ có thể cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm và làm quen với thức ăn đặc khi trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng. Vì trước lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện để hấp thu các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ hay sữa công thức.

Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ có dấu hiệu sẵn sàng, cụ thể như:

  • Trẻ có thể tự kiểm soát tốt đầu và cổ cũng như có thể ngồi thẳng trên ghế dành riêng.
  • Thích thú và mở miệng khi bạn đưa thìa/ thức ăn vào miệng trẻ.
  • Có những biểu cảm thể hiện sự quan tâm đến thức ăn như đưa tay lấy đồ ăn khi bạn đang ăn hoặc liếm/ bặm môi khi thấy bạn ăn.
Cho bé ăn dặm khi có dấu hiệu sẵn sàng

Cho bé ăn dặm khi có dấu hiệu sẵn sàng

Hầu hết trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể làm quen với thức ăn đặc

Đến 6 tháng tuổi, trẻ đã sử dụng hết hàm lượng sắt dự trữ có được từ mẹ nên trẻ cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng này từ thức ăn đặc. Nếu trẻ chưa sẵn sàng hay không hợp tác khi ăn thức ăn đặc thì mẹ có thể có thể đợi nhưng không nên quá 8 tháng tuổi. Điều này vẫn đúng đối với trường hợp trẻ bị sinh thiếu tháng.

Theo một nghiên cứu năm 2009 trên tạp chí Dinh dưỡng Bà mẹ & Trẻ em, những trẻ em chưa ăn thức ăn đặc sau 9 tháng tuổi sẽ gặp nhiều vấn đề về ăn uống khi lớn lên (7 tuổi) [1].

Hơn nữa, tập cho trẻ ăn dặm quá trễ có thể làm chậm sự phát triển của trẻ, tăng nguy cơ thiếu sắt, chậm phát triển các kỹ năng và góp phần hình thành dị ứng thực phẩm ở trẻ. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 và theo dõi khả năng dung nạp của trẻ như dấu hiệu dị ứng hoặc mắc nghẹn có thể xảy ra.

Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm đúng cách

Dinh dưỡng đúng và đủ

Bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và cơ thể trẻ trong 1000 ngày đầu đời. Sắt, kẽm, axit béo omega-3 (DHA) và vitamin D là những chất dinh dưỡng dặc biệt quan trọng. Do đó, mẹ cần đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu này để chắc rằng mình đang cho trẻ ăn dặm đúng cách.

Nhu cầu sắt ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cao hơn, mẹ có thể cho trẻ ăn các thức ăn giàu sắt như thịt, ngũ cốc, lòng đỏ trứng hoặc rau bina. Ngoài ra, cần đảm bảo các nguồn chất béo lành mạnh, có trong bơ và dầu ô liu.

Thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ trong bữa ăn dặm

Thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ trong bữa ăn dặm

Có nên thêm gia vị?

Không cần thêm muối vào thức ăn của trẻ. Trẻ sơ sinh chỉ cần một lượng muối rất nhỏ: dưới 1g (0,4g natri) mỗi ngày cho đến khi được 12 tháng tuổi vì lúc này thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện [2].

Trước khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ nhận được tất cả lượng natri cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.

Khi trẻ bắt dầu ăn dặm, mẹ không cần thêm muối vào thức ăn của trẻ ngay cả khi bạn nghĩ rằng nó quá nhạt. Thời điểm này, cơ quan của bé vẫn chưa được phát triển hoàn thiện, việc thêm những gia vị vào đồ ăn dặm không tốt cho sức khỏe và các cơ quan của bé. Trên thực tế, trong sữa mẹ, sữa công thức, rau củ quả và thịt cá …đã chứa đủ lượng muối khoáng cần thiết, do đó các mẹ không nên quá lo lắng về chuyện bé ăn nhạt miệng, ăn không ngon.

Tương tự, đường cũng không được khuyến khích thêm vào thức ăn cho trẻ vì dễ làm trẻ bị sâu răng.

Hình thành thói quen ăn uống cho trẻ

Nếu vô tình cho trẻ nếm thử một ngụm cà phê hay một mẩu bánh quy có vẻ vô hại. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến sở thích, thói quen ăn uống và sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Trẻ sơ sinh có thể tích dạ dày nhỏ nhưng cần nhu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, nên hạn chế đồ ngọt trong chế độ ăn uống của trẻ. Theo đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không thêm đường trong hai năm đầu đời, kể cả các loại đồ uống có đường [3].

Trẻ sơ sinh có khả năng tự điều chỉnh được lượng thức ăn trẻ cần. Khi thấy trẻ có biểu hiện lắc đầu, quay đi hay nhè thức ăn thì mẹ nên dừng bữa ăn lại. Có lẽ vì trẻ đã no hoặc không hợp khẩu vị với thức ăn. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé tự ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) giúp con hình thành tính tự lập tốt hơn.

Hãy để cho trẻ tự ăn theo sở thích và số lượng phù hợp

Hãy để cho trẻ tự ăn theo sở thích và số lượng phù hợp

Tuy nhiên, một số cha mẹ có thể muốn con mình ăn nhiều hơn, hoặc ăn hết thức ăn có trong chén. Điều này sẽ làm suy giảm khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn tự nhiên của trẻ, thậm chí khiến trẻ ăn quá nhiều gây béo phì.

Không làm trẻ phân tâm: Cần cho trẻ ăn trong không gian yên tĩnh, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại sẽ khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn. Thời gian mỗi bữa ăn không quá 30 phút, tránh tình trạng trẻ ngậm thức ăn.

 Mẹo cho trẻ ăn dặm đúng cách, dễ dàng

Chọn thời điểm phù hợp khi trẻ vui vẻ và thoải mái để bắt đầu cho trẻ ăn dặm và làm quen với thức ăn đặc.

Cho bé ăn dặm khi vui vẻ, thoải mái

Cho bé ăn dặm khi vui vẻ, thoải mái

Khi mới tập ăn, mẹ chỉ nên cho ăn một lượng ít thức ăn với muỗng cà phê. Trong trường hợp trẻ quấy khóc, không muốn ăn thì cũng không nên ép trẻ. Vì sẽ gây ra tâm lý chống đối, sợ sệt khi thấy thức ăn, lâu dài sẽ gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Mẹ cũng không cần quá lo lắng vì hầu hết các chất dinh dưỡng mà trẻ cần vẫn được bổ sung đầy đủ từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thời gian này, chủ yếu để trẻ làm quen với các dạng thức ăn đặc cũng như hình thành thói quen ăn uống.

Chia sẻ cho mẹ một mẹo nhỏ là hãy cho trẻ mặc một chiếc áo dành riêng khi ăn, không thấm nước để giúp mẹ không phải giặt quần áo của trẻ quá thường xuyên. Hay cho trẻ tự cầm túi thức ăn (như túi ăn dặm Little Étoile Organic) vừa tiện lợi vừa giúp trẻ phát triển khả năng vận động, cầm nắm của tay.

Cho trẻ tự cầm ăn để phát triển khả năng vận động

Cho trẻ tự cầm ăn để phát triển khả năng vận động

Sai lầm khi cho trẻ ăn dặm?

  • Thời gian nghỉ giữa các cữ bú và ăn dặm quá ít: Nếu trẻ vừa bú sữa xong thì trẻ sẽ không đói nên sẽ không quan tâm đến thức ăn. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn sau khi bú 30 phút mẹ nhé!
  • Cho trẻ ăn quá nhiều ngũ cốc/ tinh bột: Bột ngũ cốc dành cho em bé có thể gây táo bón nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều. Do đó, để tránh tình trạng này mẹ hãy bổ sung một số loại trái cây như lê và táo để giúp làm mềm phân và hỗ trợ đi ngoài dễ dàng hơn. Ví dụ: bạn có thể trộn bột ăn dặm với lê để cho trẻ ăn.
  • Cho quá nhiều thức ăn vào đĩa/ chén:  Khẩu phần nhiều có vẻ quá sức có thể khiến trẻ không hợp tác. Chỉ nên cho một lượng thức ăn vừa đủ, tránh gây cảm giác chán ăn và lãng phí thức ăn nếu trẻ không ăn hết.
  • Đừng la mắng hay cáu gắt khi trẻ ném thức ăn: Điều này sẽ chỉ khuyến khích thêm cho hành vi này của trẻ vì trẻ sẽ nghĩ rằng đó là một trò chơi. Bình tĩnh nhặt thức ăn lên và nói nhẹ nhàng với trẻ “thức ăn nên ở trên đĩa, không phải trên sàn nhà nhé con!”. Đơn giản vậy thôi là mẹ đã giúp trẻ hiểu được thức ăn không phải đồ chơi.

Làm gì khi trẻ bị táo bón khi ăn dặm?

Tăng cường chất xơ khi cho bé ăn dăm

Tăng cường chất xơ khi cho bé ăn dặm

Khi trẻ chuyển sang ăn dặm, trẻ dễ bị táo bón do không đủ chất xơ hoặc chất lỏng trong chế độ ăn. Để tránh tình trạng táo bón mà nhiều mẹ vẫn đang đâu đầu, mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn nhé:

  • Tăng cường chất xơ bằng các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, hạt, đậu, đậu lăng, rau và trái cây, đặc biệt là quả kiwi, mận, táo và lê.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng, mẹ có thể cho trẻ uống nước trong các bữa ăn.
  • Tắm nước ấm có thể thư giãn các cơ xung quanh ruột và khuyến khích tiêu hóa tốt hơn.
  • Cho trẻ uống một lượng nhỏ nước ép 100% từ nhiên từ mận đỏ (prune), lê hoặc táo.
  • Bổ sung probiotics giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả. Đối với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa có chứa prebiotics như galacto-oligosaccharides (GOS) có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ đáng kể [4].

Nguồn tham khảo

(1, 3) https://health.usnews.com/wellness/for-parents/slideshows/starting-solids-with-your-baby-avoid-these-8-mistakes

(2) https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/babys-first-solid-foods/

(4) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16214761/

Xem thêm:

Biếng ăn ở trẻ sơ sinh & ăn dặm, cách khắc phục hiệu quả

Bổ sung chất xơ cho bé hiệu quả khi ăn dặm

Đọc tiếp ...

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid

Hiện nay, theo thống kê của Sở Y Tế thì tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 đang gia tăng nên cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan, phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh. Đặc biệt, khi chủng...

Chi tiết
Làm thế nào để tăng chiều cao cho bé nhờ chế độ ăn uống khoa học?

Chiều cao và sự phát triển của cơ thể không chỉ phụ thuộc vào cấu tạo gen mà còn phụ thuộc vào sự tập luyện, vận động và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học. Việc cho trẻ ăn...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay