Lần đầu bé đi nhà trẻ

Đăng ngày: 12/11/2021
Chia sẻ:

Không ít bố mẹ phải đau đầu khi đối mặt với lần đầu bé đi nhà trẻ, nhất là khi con còn khá bé. Để con đến trường thuận lợi, “ không nước mắt”, bố mẹ hãy tìm hiểu và trang bị thật kỹ về tâm lý và cả thói quen cho con nhé!

Mẹ cần làm gì khi trẻ lần đầu đến trường?

Tạo cảm giác tích cực

Hãy cho trẻ làm quen trường lớp trước khi chính thức đi học. Bố mẹ có thể dẫn con đến lớp, làm quen với cô giáo và các bạn trước ít nhất 1 tuần. Bời vì khi đã quen với cô giáo và môi trường ở đây thì bé sẽ không còn thấy lạ lẫm, “quấy khóc đòi mẹ” khi đi học nữa.

Giúp con có những suy nghĩ tích cực và hào hứng về việc đi nhà trẻ. Mẹ hãy cùng bé đọc những cuốn sách nói về những điều thú vị ở trường học. Giúp bé hiểu rằng đi học sẽ rất vui vì có bạn mới, chơi nhiều trò chơi vui nhộn và học nhiều điều bổ ích.

Cùng con đọc sạch và chia sẻ niềm vui khi được đi học

Cùng con đọc sạch và chia sẻ niềm vui khi được đi học

Cho anh chị chia sẻ với em về niềm vui khi được đi học. Hoặc, chính bố mẹ hãy chia sẻ cho con về ngày đầu đi học của mình: “Hồi mẹ đi học cũng vui lắm, được biết nhiều bạn mới và học được nhiều điều hay”.

Hình thành tính tự lập ở trẻ

Điều quan trọng hơn hết là mẹ hãy cho bé tập chăm sóc bản thân mình như học cách tự đi vệ sinh. Trẻ em cần được làm quen đi vệ sinh trước khi bé bắt đầu đi nhà trẻ, nếu con chưa biết cách thì mẹ hãy ưu tiên hướng dẫn điều này cho trẻ nhé.

Khuyến khích tính độc lập ở trẻ, chẳng hạn, để trẻ tự lựa chọn và mặc quần áo yêu thích của. Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể mặc những bộ quần áo đơn giản, dù thỉnh thoảng có thể vẫn sự giúp đỡ của mẹ.

Ngoài ra, cho trẻ tập làm các việc trước khi đi học vào buổi sáng như đánh răng, lấy cặp, mang giày,…Điều này không những giúp con tự lập hơn mà còn giúp mẹ đỡ bận rộn hơn mỗi buổi sáng đến trường của con

Cho trẻ tập vệ sinh cá nhân trước khi bé đi nhà trẻ

Cho trẻ tập vệ sinh cá nhân trước khi bé đi nhà trẻ

Thay đổi theo giờ “sinh hoạt” như ở trường

Mẹ nên tập cho con theo giờ sinh hoạt ở trường như giờ ăn, chơi và ngủ để con làm quen trước. Đây cũng là sự chuẩn bị cần thiết để con không bị “lạ lẫm”, giúp con thích nghi nhanh chóng khi đến bé đi nhà trẻ. Hơn nữa, ăn ngủ đúng giờ cũng rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chia sẻ với cô giáo các thói quen và tính cách của con, để cô có thể giúp con hòa nhập với các bạn dễ dàng hơn.

Một số lưu ý cho bố mẹ

Hãy dán nhãn tên lên đồ vật của con: Mẹ có thể mua nhãn in sẵn có tên của trẻ để quản lý đồ vật dễ dàng hơn. Nhờ đó, trẻ sẽ biết đâu là đồ của mình, tránh làm thất lạc hoặc lấy nhầm đồ của bạn.

Hình thành thói quen về giấc ngủ: Ở độ tuổi này, trẻ cần ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày. Vì vậy, mẹ hãy tập cho bé đi ngủ và thức dậy theo đúng giờ vài tuần trước khi bắt đầu đi học. Nhờ đó, mẹ sẽ không mất thời gian gọi con dậy vào mỗi sáng sớm nữa. Hãy chắc rằng trẻ đã quen với việc này và sẵn sàng đi học vào khung giờ nhất định mỗi ngày.

Bố mẹ cũng cần đọc qua tất cả các thông tin mà nhà trường hay cô giáo cung cấp cũng như tham dự các ngày khai giảng với con.

Khi ra về mẹ hãy chào tạm biệt và ôm hôn trẻ, nhẹ nhàng nói với con: “con hãy chơi ngoan và nghe lời cô nhé”. Chỉ điều nhỏ nhoi như vậy cũng khiến trẻ ngoan hơn, và nghe lời cô giáo.

Mẹ đừng sợ con khóc, bám mẹ mà “trốn” ra về. Điều này có thể gây bất ngờ, thậm chi khiến trẻ bị sốc, con có thể nghĩ rằng mình đã bị “bỏ rơi”. Sau đó, con sẽ không hợp tác mà có thể chỉ quấy khóc đòi bố mẹ.

Khi trẻ khóc vào lần đầu bé đi nhà trẻ thì bố mẹ cũng đừng nên thờ ơ và nghĩ rằng con sẽ quen nhanh thôi. Điều này vô tình đã làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ, dần dần sẽ khiến bé bị stress nặng hơn.

Cần mang gì cho bé khi đi nhà trẻ

Đeo khẩu trang bé khi đi học

Đeo khẩu trang bé khi đi học

  • Khẩu trang: Vì đang trong mùa dịch hoành hành, nên khẩu trang là cái không thể thiếu nếu bé đến trường. Khẩu trang có thể giúp con hạn chế tiếp xúc khói bụi cũng như các loại vi rút gây bệnh có trong không khí.
  • Balo: hãy mua cho bé một chiếc balo xinh xắn, có kích thước vừa với con. Nếu mẹ mua balo lớn quá sẽ không vừa với học tủ ở trường và nặng, cồng kềnh để con mang.
  • Uống chai nước: chuẩn bị riêng cho bé 1 chai nước uống, đảm bảo vệ sinh và cũng thuận tiện để con tự lấy uống khi cần.
  • Mũ che nắng, áo khoác: bảo vệ sức khỏe của con thì mẹ nên chuẩn bị áo khoác và mũ cho bé tùy theo mùa nhé. Mùa đông có thể mặc đồ len để giữ ấm, khác với áo khoác mỏng hơn cho mùa nắng nóng.
  • Dụng cụ học tập: hãy kiểm tra đầy đủ hộp đựng bút và sách vở cần thiết cho con đến trường.

Giúp mẹ vượt qua lần đầu bé đi nhà trẻ

Trải nghiệm lần đầu bé đi học

Trải nghiệm lần đầu bé đi học

Ngày đầu trẻ đến trường rất quan trong, nó sẽ quyết đinh khoảng thời gian này sẽ khó khan hay nhàn hạ cho mẹ. Vì vậy, mẹ hãy chú ý thử làm các điều dưới đây:

  • Trò chuyện với con bạn về những gì sẽ xảy ra và khi nào bạn sẽ đón bé, để bé chuẩn bị tinh thần.
  • Làm theo hướng dẫn của trường mẫu giáo về những thứ cần mang theo (ví dụ: mũ che nắng, quần áo dự phòng).
  • Vào đêm hôm trước mẹ hãy cùng bé chuẩn bị và sắp xếp quần áo, dụng cụ học tập với nhau.
  • Khuyến khích con bạn làm theo thói quen buổi sáng và gợi nhắc bé về các bước tiếp theo.
  • Hãy chào tạm biệt bé trước khi ra về vì lặng lẽ ‘biến mất’ có thể khiến bé bất ngờ và hốt hoảng hơn.
  • Đảm bảo đến đón con đúng giờ vào cuối buổi.
  • Mỗi tối, mẹ hãy nhiệt tình hỏi han về những gì xảy ra ở trường để xem thái độ của con có thích thú hay không.

Trải nghiệm lần đầu bé đi nhà trẻ luôn là một bước ngặt quan trọng của cả mẹ và bé. Vì vậy, hãy bình tính và xử lý tính huống khéo léo để trẻ có cảm giác an toàn, yên tâm và thích thú đối với việc đi học mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

  • Tips for starting kindergarten (education.vic.gov.au)
  • Kindergarten: Preparing your child (nsw.gov.au)

Xem thêm:

Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Thừa cân béo phì ở trẻ em, bố mẹ đừng nên chủ quan

Đọc tiếp ...

1000 ngày đầu đời – Dinh dưỡng phát triển nhận thức tối ưu cho trẻ

Trong những tháng đầu của thai kỳ, ống thần kinh được hình thành và sẽ tiếp tục phát triển để hình thành hệ thần kinh. Đây được coi là giai đoạn phát triển não bộ quan trọng của thai nhi....

Chi tiết
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ trong giai đoạn 2-6 tuổi

Bước sang 2 tuổi là lúc trẻ có thể bắt đầu đi nhà trẻ, do đó mẹ cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ đầy đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh. Bởi vì,...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay