Kinh nghiệm lựa chọn sữa mát giúp cho bé tiêu hoá tốt ngăn ngừa táo bón

Đăng ngày: 21/03/2023
Chia sẻ:

Trẻ bị táo bón lâu ngày không đi đại tiện được sẽ vô cùng khó chịu, mệt mỏi, không có hứng thú với việc ăn uống, sút cân,.. Để tìm ra cách phòng ngừa táo bón cho trẻ, ba mẹ thường tìm đến các dòng sữa mát cho trẻ, sữa mát tăng cân cho trẻ.

Hiểu đúng “sữa mát là gì”? 

Sữa mát là cụm từ được nhiều ba mẹ dùng để chỉ sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức có các thành phần dễ tiêu hoá, không gây nóng trong cho bé. Ngoài ra, các loại sữa mát cho bé không chứa đường sucrose, đường hóa học, vị ngọt đến từ những nguyên liệu tự nhiên, có vị gần giống sữa mẹ.

Do đó, trẻ dễ làm quen, cải thiện chức năng tiêu hoá, hấp thu và tăng cân hiệu quả hơn.

Tiêu chí phân biệt SỮA NÓNGSỮA MÁT:

Vậy thì ba mẹ cần dựa vào tiêu chí nào để phân biệt “sữa mát” và “sữa nóng”?

Xét theo góc độ y khoa, thật sự không có định nghĩa nào về sữa mát hay sữa nóng. Tuy nhiên, ba mẹ có thể hiểu về 2 loại sữa này theo cách dân gian như sau:

“Sữa ‘NÓNG“: là loại sữa làm cho trẻ biếng ăn và hay ốm vặt, dễ mắc chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… khiến trẻ sụt cân, đứng cân hoặc chậm tăng cân.

“Sữa “MÁT”: Là loại sữa làm cho trẻ ăn ngon, hấp thu dưỡng chất tốt, có đường ruột khỏe mạnh,… Từ đó, giúp trẻ tăng cân, chắc xương để cao lớn và  phát triển trí não để luôn khỏe vui và tỏa sáng.

Một số thành phần có trong sữa mát cho bé mà mẹ nên lưu ý như chất xơ GOS, đạm Whey/casein, vitamin nhóm B, lysine, kẽm. Ngoài ra, Lactoferrin và Wellmune Beta-glucan cũng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Các dưỡng chất cần thiết có trong sữa mát
Các dưỡng chất cần thiết có trong sữa mát

Chất xơ GOS

Galacto-oligosaccharides (GOS) là prebiotics, một dạng thức ăn để lợi khuẩn phát triển khỏe mạnh trong ruột. Chất xơ GOS làm tăng nhu động ruột và thúc đẩy các loại vi khuẩn có lợi phát triển. Đặc biệt, chúng giúp sản sinh Bifidobacteria  và  Lactobacilli – 2 chủng vi khuẩn giúp cải thiện sự cân bằng và đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột, giảm táo bón [1].

Trong ruột, chất xơ GOS còn tăng cường tương tác với các cơ chế khác nhằm tăng khả năng hấp thụ canxi, sản xuất vitamin B12 và vitamin K.

Đạm Whey

Khi nhắc đến đạm trong sữa mẹ và sữa công thức thì đạm Whey và Casein sẽ luôn luôn được nhắc đến như 2 thành phần chính. 

  • Đạm Whey: là đạm ban ngày, cung cấp năng lượng, tăng acid amin trong máu, dễ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng nhanh và đầy đủ hơn, có thời gian no ngắn.
  • Đạm casein: là đạm ban đêm, cung cấp năng lượng cao hơn đạm whey nhưng khó hấp thu nên cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn, giúp trẻ có cảm giác no lâu hơn. 

Lysine

Theo số liệu thống kê của mạng lưới giám sát dinh dưỡng toàn quốc – Viện dinh dưỡng mới nhất, tổng số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 12,8%, thể thấp còi chiếm 23,2% [2]. Con số này ngày một giảm khi ba mẹ nhận thức được tầm quan trọng trong việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Trong đó, Lysine là thành phần cần thiết trong sữa mát tăng cân cho trẻ sơ sinh, bởi nó có tác dụng trong việc kích thích sự thèm ăn, điều chỉnh vị giác, giúp khắc phục tình trạng biếng ăn và tăng khả năng hấp thu.

Kẽm

Kẽm giúp giúp tăng hệ miễn dịch, tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, kích thích các chuỗi phản ứng enzyme giúp cải thiện giác quan vị giác và khứu giác cho cảm giác ăn ngon miệng. 

Cuộc nghiên cứu của Castillo – Duran [3] đã cho thấy hiệu quả tăng trưởng tốt về chiều cao và cân nặng khi bổ sung kẽm đầy đủ đối với trẻ sơ sinh nhẹ cân. Chính vì vậy, kẽm là một yếu tố không thể thiếu trong tất cả các loại dòng sữa mát tăng cân cho bé.

Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B gồm: B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12, thuộc nhóm vitamin hòa tan trong nước, chúng có khác biệt về mặt hóa học nhưng lại thường có trong cùng một loại thực phẩm. Vitamin nhóm B giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa để sản xuất năng lượng, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

Lactoferrin

Lactoferrin góp phần tăng trưởng và phát triển các tế bào miễn dịch và lợi khuẩn đường ruột, ngăn sự phát triển hại khuẩn trong cơ thể trẻ. Lactoferrin cũng giúp bảo vệ niêm mạc ruột để các dưỡng chất dễ hấp thu hơn. 

Theo nghiên cứu, Lactoferrin còn giúp giảm triệu chứng của chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở trẻ [4]. Hay ngăn ngừa bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây ra, như Giardia – nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy [5].

Wellmune® Beta-glucan

Đối với hệ tiêu hoá, Wellmune® Beta-glucan có tác dụng tiền sinh học, kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn, tạo nên hệ vi sinh vật khoẻ mạnh và cải thiện chức năng tiêu hóa non nớt và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột ở trẻ. 

Hơn nữa, Wellmune® Beta-glucan còn giúp giảm khoảng tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp và thời gian bị bệnh khoảng 50% ở trẻ 1 -4 tuổi [6].

Phương pháp nhận biết tình hình sức khoẻ tiêu hoá của trẻ

Mách bạn cách nhận biết tình hình sức khoẻ tiêu hoá của trẻ: qua việc quan sát phân của trẻ 

Phân sống: khi đi ngoài phân sống, phân của trẻ có một số biểu hiện rất đặc trưng như sau:

  • Phân có nhiều nhầy nhớt
  • Lợn cợn các hạt trắng, xám (là thức ăn chưa được tiêu hóa triệt để)
  • Phân có mùi hơi chua, đôi khi có nhầy và sủi bọt: do thức ăn chưa tiêu hóa bị lên men bởi vi khuẩn yếm khí
  • Màu phân khác so với mọi ngày. Phân chuyển sậm màu hơn, hoặc đôi lúc có màu xanh nhẹ.
  • Phân có thể dính chút máu tươi do tổn thương niêm mạc vùng hậu môn.

Phân đẹp: 

Vài ngày đầu sau sinh, trẻ đi tiêu chủ yếu là phân su. Đó là loại phân đen, sệt, dính mà thai nhi tạo ra từ khi còn trong bụng mẹ. Sau đó phân có thể chuyển thành màu xanh, nâu sẫm hoặc vàng, đó đều là màu phân bình thường của trẻ sơ sinh.

Phân táo bón: 

Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón thường cứng, khô, vón cục giống như phân dê. Ở một số trường hợp, phân của trẻ sơ sinh bị táo bón ở dạng sệt quánh, keo dính.

Phân xi măng: 

Thường xuất hiện ở những trẻ bị vàng da. Trẻ thường có dải phân bạc màu như xi măng từ tuần 2 – 4 sau sinh, thậm chí có một số ít xuất hiện phân bạc màu ngay trong vài ngày đầu khi vừa hết phân su. Ba mẹ nên chú ý phân biệt loại phân này, vì rất có thể trẻ bị teo đường mật bẩm sinh. Đây là một dạng bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật ở trẻ sơ sinh, do sự gián đoạn hoặc thiếu hụt của hệ thống đường mật ngoài gan, dẫn đến cản trở dòng chảy của mật. Ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có biểu hiện đi ngoài với phân xi măng

Phân xanh:

Trẻ sơ sinh đi phân xanh là hiện tượng bình thường và thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc nhiễm trùng, cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe cũng như có những cách điều trị kịp thời.

Để biết được phân trẻ sơ sinh màu xanh là bình thường hay bất thường, bạn nên chú ý các dấu hiệu bất thường như:

Trẻ sơ sinh đi phân màu xanh bị sốt

  • Nôn ói
  • Chướng bụng
  • Tiêu lỏng
  • Đi ngoài ra máu

Các thay đổi bất thường khác của phân trẻ sơ sinh

Nếu phân bé màu xanh nhưng trẻ bú ngoan, ngủ giỏi, tăng cân đều thì nhiều khả năng là bình thường nhé!

Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có màu xanh hay phân trẻ sơ sinh có màu xanh, mẹ đừng quá lo lắng. Thay vào đó, hãy xem xét nguyên nhân và thực hiện các biện pháp giải quyết phân trẻ sơ sinh có màu xanh hiệu quả nhé!

Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị nóng? 

Theo quan điểm của nhiều người, sữa mẹ nóng khiến trẻ chậm tăng cân, còi cọc, táo bón. Vì thế, mẹ luôn muốn tìm cách để khắc phục tình trạng này. Ba mẹ cùng Little Étoile tìm hiểu nguyên nhân để tìm giải pháp cải thiện nhé!

Sữa mẹ bị nóng có thể do những nguyên nhân sau:

  1. Vấn đề sức khoẻ:

Trải qua giai đoạn dài chịu “thử thách” với thiên chức làm mẹ như mang thai, sinh con rồi áp lực nuôi con, nên sức khỏe mẹ sa sút. Vì vậy, nhiều mẹ bỉm thường xuyên sử dụng các loại thuốc Tây để giảm đau, đôi khi phải sử dụng cả thuốc kháng sinh khiến mẹ bỉm bị nóng trong, lở miệng, nhiệt miệng. Nhưng, thuốc Tây có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ bú sữa mẹ. Vì vậy, mẹ chỉ nên uống thuốc trong trường hợp thật sự cần thiết hoặc có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về uống.

Ngoài ra, mẹ bỉm thường xuyên phải thức khuya, mất ngủ, thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Tình trạng này kéo dài còn dẫn đến nóng trong người và từ đó, sữa mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng nên cũng bị nóng theo.

  1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học: 

Nguyên nhân chính khiến cho sữa mẹ bị nóng là việc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm nóng, nhiều chất dầu và gia vị cay như tỏi, ớt, hạt tiêu, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh.

Các hành vi không tốt cho sức khỏe như ít ăn rau xanh, trái cây, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, và các đồ uống chứa cafein cũng có thể góp phần dẫn tới việc sữa mẹ bị nóng. Do đó, người mẹ nên ăn một khẩu phần ăn hợp lý và tránh sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm nóng, nhiều chất dầu và gia vị cay để giữ sữa mẹ trong tình trạng tốt. Đồng thời cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục hằng ngày.

Mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh, ăn nhiều gia vị cay như tỏi, ớt, hạt tiêu… là nguyên nhân hàng đầu khiến sữa mẹ bị nóng do sữa được tạo ra từ những gì mẹ ăn vào.

Bên cạnh đó, việc ít ăn rau xanh, trái cây, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống chứa cafein cũng là nguyên nhân sữa mẹ bị nóng.

Uống ít nước

Nước chiếm tới 90% sữa mẹ nên nếu mẹ uống ít nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa, khiến lượng sữa ít đi và sữa cũng bị nóng hơn. Trung bình, mỗi ngày mẹ cần uống 2 – 2,5 lít nước. Nếu uống ít hơn lượng nước như vậy sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Việc khắc phục tình trạng sữa mẹ bị nóng sẽ đạt hiệu quả cao nếu mẹ dựa theo các nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vì thế, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học

Sữa mẹ được tạo ra từ chế độ dinh dưỡng mà mẹ ăn vào nên mẹ cần bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất.

Lưu ý: Giúp cải thiện tình trạng sữa nóng ở mẹ!

Hạn chế sử dụng thuốc

Khi đang cho con bú, mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh vì nó gây ảnh hưởng đến sữa mẹ. Trong trường hợp phải dùng thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc giảm liều lượng, giảm thời gian uống so với người bình thường để sữa mẹ và em bé không bị ảnh hưởng.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Giai đoạn cho con bú, mẹ có ít thời gian dành cho bản thân bởi vì phải liên tục chăm sóc con, cho con ăn, vệ sinh, thay tã cho con…

Vì thế, hãy cố gắng nghỉ ngơi ngay khi có thể, dù thời gian nghỉ ngơi không nhiều nhưng cộng dồn những lần nghỉ ngắn lại cũng sẽ rất tốt cho sức khỏe và sự phục hồi của mẹ.

Bên cạnh đó, hãy tránh xa rượu bia, chất kích thích, tránh căng thẳng, mệt mỏi… vì tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Làm sao để chọn sữa mát phù hợp cho trẻ sơ sinh? 

Nghiên cứu gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho thấy, trong khoảng 500 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi xương, ốm yếu, suy dinh dưỡng, sẽ có 30% nguyên nhân bắt nguồn từ rối loạn tiêu hóa.

Còn theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa chiếm hơn 47%. Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, con số này lại tăng mạnh ở mức 59% đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi và 40% đối với trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi. 

Dựa vào số liệu, chúng ta thấy rằng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn khá nhạy cảm. Do đó, lựa chọn sữa mát cho trẻ sơ sinh là một trách nhiệm quan trọng của các bậc phụ huynh. Để lựa chọn sữa mát cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các tiêu chí sau:

Về thành phần: chọn sữa mát cho bé tăng cân, hạn chế táo bón cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần ưu tiên chọn sữa có chất xơ GOS, đạm Whey/casein, vitamin nhóm B, lysine, kẽm. Và nếu kỹ hơn, ba mẹ nên chọn sữa có Lactoferrin và Wellmune Beta-glucan để giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần để ý đến thói quen ăn uống của gia đình để điều chỉnh cho phù hợp với cơ địa của trẻ, điều đó cũng giúp hỗ trợ và hoàn thiện hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Các tiêu chí ĐÁNH GIÁ tăng trưởng của trẻ. 

Ba mẹ cần phân biệt tăng trưởng và phát triển

Tăng trưởng đơn thuần là sự lớn lên (về lượng), các chỉ số thông dụng để đánh giá tăng trưởng là chiều cao, cân nặng…. Sự tăng trưởng phản ánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ, các bệnh lý nội tiết và các bệnh mạn tính.

Phát triển là sự hoàn thiện về chức năng của các cơ quan (về chất), ví dụ đánh giá sự phát triển của não bộ thông qua khả năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng vận động tinh xảo ….

Tăng Trưởng và Phát Triển đồng hành cùng nhau và có mối liên hệ chặt chẽ.Khi trẻ tăng trưởng và phát triển tốt mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua các khía cạnh như: cân nặng, chiều cao, nhận thức,… 

Đầu tiên trẻ tăng cân như thế nào?

Trẻ mới sinh sẽ mất 10 % trọng lượng cơ thể, khi được 10- 14 ngày tuổi cân nặng sẽ phục hồi lại như lúc mới sinh (sụt cân sinh lý)

3 tháng đầu tiên: trung bình tăng 30 gram/ ngày (900 gram/ tháng)

3 tháng tiếp theo: 20 gram/ ngày (600gram/ tháng)

Từ 6-12 tháng tuổi: 10 gram/ ngày (300gram/ tháng)

Thường thì cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp đôi khi sinh lúc trẻ được 4 tháng và gấp 3 lúc trẻ tròn 1 tuổi.

Sau 12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này trẻ có cân nặng có thể gấp 3 lần so với cân nặng lúc sinh, khoảng từ 9 đến 10 kg. Chiều cao cũng tăng khoảng 1.5 lần so với lúc sinh, khoảng 75cm. 

Từ 2 tuổi đến khi dậy thì trung bình mỗi năm trẻ chỉ tăng 2 kg.

Nếu trẻ ở tuổi tiền dậy thì tăng dưới 1 kg/ năm cần theo dõi sát, có thể là do thiếu hụt dinh dưỡng.

Lưu ý: Trẻ bú mẹ thường tăng cân rất nhanh trong 3 tháng đầu đời, tăng nhanh hơn so với trẻ bú sữa công thức. Nhưng sau 3-4 tháng thì trẻ bú sữa công thức sẽ tăng cân nhiều hơn. Từ 12- 23 tháng tuổi không có sự khác biệt giữa 2 nhóm trẻ này.

Tốc độ phát triển chiều cao/ dài của trẻ bình thường

  • Chiều dài trung bình lúc sinh của trẻ là 50 cm
  • Trẻ sẽ dài thêm được 25cm trong năm đầu tiên
  • Thêm 10cm nữa trong năm thứ 2
  • 7.5 cm/ năm với trẻ từ 24- 48 tháng
  • Trẻ sẽ đạt được ½ chiều cao lúc trưởng thành khi trẻ 24- 30 tháng tuổi
  • Từ 4 tuổi đến khi dậy thì trẻ chỉ cao thêm trung bình 5cm / năm
Sữa Tăng Chiều Cao Sữa Công Thức Ngôi Sao Nhỏ
Bảng chiều cao, cân nặng cho trẻ chuẩn WHO

Thường thì 2 năm đầu đời, đường cong biểu diễn chiều cao của trẻ không ổn định, và không sát với đường cong di truyền của trẻ. Chỉ 2/3 trẻ có đường cong ổn định 1/3 còn lại biến đổi lên xuống. từ 2-9 tuổi trẻ tìm được đường cong chiều cao di truyền của mình và đường cong đó ổn định, có thể sử dụng để tiên đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Sản phẩm sữa Ngôi sao nhỏ – Little Étoile. 

Sữa công thức Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile nhập khẩu 100% từ Úc, được sản xuất bởi hãng dược phẩm Max Biocare với hơn 20 năm kinh nghiệm, có mặt tại nhiều nước trên thế giới.

Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile với hệ thống Opti-5 chứa hơn 40 dưỡng chất, tập trung phát triển 5 khía cạnh sức khỏe quan trọng nhất cho trẻ trong 6 năm đầu đời: Phát triển nhận thức, Hỗ trợ hệ tiêu hóa, Tăng trưởng và phát triển, Chức năng thị giác và Tăng cường hệ miễn dịch.


Để hỗ trợ tiêu hóa, sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile bổ sung đầy đủ: Chất xơ GOS, wellmune, Vitamin A, các Vitamin nhóm B, Lysine, Kẽm, Vitamin D, Canxi, Đồng, Magiê, Mangan, Kali, Selen, Chất đạm, … giúp trẻ ăn ngon để phát triển toàn diện.

Một số phương pháp hỗ trợ trẻ tiêu hoá tốt:

 Để cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau.

Chườm ấm bụng trẻ

Chườm ấm là một cách đơn giản giúp loại bỏ tình trạng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ba mẹ chỉ cần lấy khăn sạch nhúng vào bát nước ấm sau đó vắt nước và chườm lên bụng của trẻ trong 2 – 3 phút. Lưu ý là nhiệt độ khăn chườm phải thích hợp, đảm bảo không làm bỏng da trẻ. Ba mẹ có thể làm điều này vài lần một ngày để giảm các triệu chứng đầy hơi cho trẻ.

Vỗ ợ hơi cho trẻ

Trẻ có thể nuốt phải nhiều không khí trong khi bú mẹ hoặc bú bình. Không khí dư thừa trong bụng có thể khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và khiến trẻ vô cùng khó chịu. Cách tốt nhất để khắc phục vấn đề này là thường xuyên vỗ ợ hơi cho trẻ, đặc biệt là sau khi bú.

Cho trẻ bú mẹ

Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên trong 6 tháng đầu sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ. Các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi bú mẹ, trẻ có thể nhận được những dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa.

Nếu vì lý do mẹ không có sữa, sữa mẹ không đủ hoặc lý do khách quan nào đó mà trẻ không được bú mẹ, thì ba mẹ nên chọn các loại sữa công thức có đầy đủ dinh dưỡng, nhất là sữa công thức có bổ sung chất xơ GOS để giúp trẻ có hệ tiêu hóa tốt.

Điều chỉnh tư thế cho trẻ

Đôi khi mẹ chỉ cần thực hiện những thay đổi nhỏ như thay đổi tư thế cho trẻ khi ăn là có thể giúp trẻ đối phó với chứng trào ngược acid. Nếu trẻ thường xuyên bị nôn trớ thì có thể trẻ đang bị trào ngược acid. Để hạn chế tình trạng trào ngược, khi cho trẻ bú, nên để đầu trẻ cao hơn khoảng 30 độ so với mặt phẳng nằm. Với tư thế này, thực quản sẽ cao hơn dạ dày nên khi bú, ăn cũng như khi ngủ, sữa, thức ăn sẽ hạn chế trào ngược lên thực quản.

Sữa chua

Sữa chua có chứa nhiều loại probiotic – lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột của trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ hoặc táo bón thì ăn sữa chua có thể cải thiện các triệu chứng trên. Lưu ý: Không cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua. Với trẻ dưới 1 tuổi, nên cho trẻ tập ăn sữa chua không đường loại dành riêng cho trẻ nhỏ. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể cho trẻ ăn đa dạng các loại sữa chua.
Massage

Massage là cách tuyệt vời để giảm bớt mọi khó chịu liên quan đến tiêu hóa mà trẻ đang phải đối mặt. Ba mẹ có thể massage vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ, điều này giúp giải phóng khí dư thừa trong bụng của trẻ.

Chuối

Chuối là một trong những thực phẩm tốt nhất mà ba mẹ có thể cho trẻ ăn để giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hóa của mình. Ngoài ra, chuối còn được các chuyên gia khuyến khích khi cho trẻ tập ăn dặm vì nó rất dễ tiêu hóa. Trong chuối có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp giảm tình trạng táo bón ở trẻ, tăng cường sức khỏe đường ruột ở trẻ. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn chuối.

Bông cải xanh

Loại rau này chứa nhiều chất xơ, folate và chất chống oxy hóa… nên chúng giúp giảm viêm trong đường tiêu hóa của trẻ. Không chỉ giảm táo bón, nó cũng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều bông cải xanh vì nó có thể khiến trẻ bị đầy hơi.

Hướng dẫn cách lên thực đơn cho mẹ có Sữa Mát nhiều sữa

Ăn tăng bữa: Do nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày ( trung bình nên chia ra 3-6 bữa/ngày ).

Ăn đa dạng: Trong bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm ( ít nhất có mặt 10-15 loại thực phẩm ) với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng ( chất bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin/khoáng chất ). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi ( 1300mg/ngày ), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. 

Trong khi nuôi con bú, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể. Một trong các nguồn canxi tốt nhất là sữa, người mẹ nên sử dụng 6.5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị tương đương 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn hoặc 15g phô mai hoặc 1 cốc sữa chua 100g) để cung cấp khoảng 100mg canxi. Ngoài sữa, người mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm khác giàu canxi như thịt, cá, trứng, và thủy hải sản. 

Nếu cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ về bổ sung các vitamin và khoáng chất.

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết

Một số lưu ý bổ sung Vitamin cho các Mẹ sau khi sinh:

Sau sinh mẹ vẫn cần bổ sung vitamin để phục hồi sức khỏe của mẹ sau chuyến vượt cạn và đồng thời cũng cần bổ sung dưỡng chất cho con theo nguồn sữa mẹ. Hơn nữa sau sinh, phụ nữ Việt thường ăn chế độ ăn kiêng khem không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần có.

Một số loại thức ăn bổ sung vitamin cho phụ nữ sau khi sinh bao gồm:

  • Vitamin D: có thể tìm thấy trong các loại thịt cừu, tôm, trứng và sữa.
  • Vitamin B12: có thể tìm thấy trong các loại thịt, trứng và sữa.
  • Vitamin K: có thể tìm thấy trong các loại rau xanh, nước cốt dừa, và nhiều loại thực phẩm chay.
  • Vitamin A: có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm có màu đỏ, cam, và xanh như cà rốt, đậu tương, và dứa.
  • Folic acid: có thể tìm thấy trong các loại rau xanh, đậu, bắp và nhiều loại gạo.

*Chú ý: 

Mẹ sau sinh không nên bổ sung vitamin A liều cao vì nếu thừa vitamin A có thể gây ra nguy hiểm như: Chóng mặt, da khô, mờ mắt, tăng áp lực nội sọ ( thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, dễ kích thích, chán ăn, sụt cân, kìm hãm sự phát triển của xương, chậm lớn,….

Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng thêm các thực phẩm chức năng cung cấp vitamin bổ sung cần được hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.

Lao động nghỉ ngơi hợp lý, vui vẻ lạc quan

Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Nên có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. trong giai đoạn đang nuôi con bú, mẹ rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, cộng đồng tạo điều kiện để bà mẹ được thực hiện đầy đủ quyền được nuôi con bằng sữa mẹ.

Không được kiêng khem quá mức, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: 

Trong thời kỳ mang thai và nuôi con bú, một số nơi có phong tục, tập quán khác nhau mà bắt người mẹ phải kiêng khem thức ăn. Tuy nhiên, việc này không cần thiết và không có cơ sở khoa học. Thay vào đó, người mẹ nuôi con bằng sữa sẽ giảm cân tốt hơn. Vào giai đoạn này, nếu muốn giảm cân trong thời kỳ này, người mẹ nên có chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn, cùng giảm lượng đường trong khẩu phần ăn.

Không sử dụng đồ uống kích thích: Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích như: rượu, bia, cà phê. Hạn chế các thức ăn có nhiều gia vị ( hành, tỏi, ớt…). Không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc.

Việc sử dụng thuốc:  Trong thời kỳ nuôi con bú, các bà mẹ cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố và thuốc tác động lên hệ thần kinh. Chỉ sử dụng thuốc với chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn của họ là cần thiết nhất để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và con.

* Lưu ý: Những vấn đề trẻ sẽ gặp phải khi bị thiếu cân chậm phát triển: 

Chậm tăng cân ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Trẻ chậm tăng cân không phải chứng bệnh mà là cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề, dưỡng chất, năng lượng không đủ để trẻ phát triển. 

Trẻ nên có cân nặng, chiều cao phù hợp với lứa tuổi để có sức đề kháng tốt, cao lớn, khỏe mạnh, trí tuệ, năng động. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất, trẻ dễ gặp các vấn đề như:

  •  Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng khiến trí não trẻ chậm phát triển, cơ thể thấp bé, không được nhanh nhẹn linh hoạt.
  • Trẻ dễ mắc các bệnh lý do hệ miễn dịch yếu, các vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, … khiến trẻ gầy guộc, yếu ớt.
  •  Vóc dáng bị ảnh hưởng nhiều nếu tình trạng chậm tăng cân kéo dài. Trẻ dễ bị thấp bé, còi xương, khi cơ thể suy nhược lâu ngày và khó đạt được tầm vóc lý tưởng khi trưởng thành.

***Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể ba mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

[1]https://www.unicef.org/vietnam/vi/dinh-d%C6%B0%E1%BB%A1ng

[2]https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1462/galacto-oligosaccharides-gos

[3]https://www.bimuno.com/gut-health/what-is-gos/

[4]https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/ly-giai-nguyen-nhan-mot-so-tre-uong-sua-cong-thuc-bi-tao-bon

[5]https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7636643/

King et al. J Pediatr Gastroenterol. Nutr. 2007 Feb;44(2):245-51

Ochoa et al. Clin Infect Dis. 2008 Jun 15;46(12):1881-3

Meng et al, J Nutr Food Sci 2016, 6:4

[6]http://doisongplus.vn/nhan-biet-suc-khoe-cua-tre-qua-mau-sac-va-tinh-trang-phan-98553-9.html

[7] https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/795177330679789 

[8]https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/tre-so-sinh-di-phan-nhu-the-nao-la-binh-thuong/ 

[9]https://dantri.com.vn/suc-khoe/can-dua-tre-so-sinh-di-kham-ngay-khi-thay-phan-bac-mau-nhu-xi-mang-20181208175321147.htm

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đọc tiếp ...

Bí quyết chọn sữa giúp bé vừa tăng cân vừa tăng chiều cao

Làm sao để chọn được sữa vừa tăng cân vừa tăng chiều cao cho trẻ? Nhằm giúp ba mẹ lựa chọn sữa tăng cân và chiều cao cho trẻ phù hợp nhất, Little Étoile mách ba mẹ các bí quyết...

Chi tiết
Sữa mát tăng cân cho trẻ sơ sinh

Sữa nóng hay mát có thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ hay không? Băn khoăn này sẽ được Little Étoile giải đáp ở bài viết dưới đây, các mẹ bỉm sữa cùng tìm hiểu...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay