Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đâu mới là thời điểm “vàng” ?
Đăng ngày: 02/12/2021
Chia sẻ:
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ được coi là mục tiêu vô cùng quan trọng ở những năm tháng “vàng” đầu đời. Ngôn ngữ chính là phương tiện giúp con phát triển nhận thức, giao lưu khám phá thế giới và bỏ lỡ giai đoạn “vàng” này, trẻ sẽ khó đạt tới độ phát triển ngôn ngữ tối ưu và toàn diện. Vậy làm thế nào để giúp trẻ trang bị tốt nhất hành trang này?
Nội dung bài viết
Ngôn ngữ là “chìa khóa” mở ra cánh cửa thế giới
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sư phát triển ngôn ngữ có mối tương quan với những thay đổi cụ thể trong sự phát triển của não bộ. Lời nói và ngôn ngữ được coi là phương tiện cho sự trưởng thành của loài người và nó được “kích hoạt” ngay từ những năm tháng đầu đời (1).
Ở từng giai đoạn phát triển, trẻ sẽ tiếp nhận vốn từ và cải thiện khả năng ngôn ngữ khác nhau. Bằng cách bắt chước người lớn, nói lại những từ vựng từ đơn giản đến phức tạp. Trẻ sẽ biểu lộ cảm xúc, thể hiện mong muốn và đặt câu hỏi với cha mẹ về thế giới xung quanh.
Trẻ phát triển ngôn ngữ từ việc bắt chước lại lời người lớn
Sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời sẽ “khiến” trẻ từ một cô bé, cậu bé chỉ biết gào khóc trở thành một đứa trẻ có đủ hiểu biết và vốn từ để giao tiếp, đối thoại và thậm chí là tranh luận với những người xung quanh.
Một điều khá bất ngờ là ở giai đoạn trẻ bắt đầu chập chững biết đi, trẻ có thể hiểu số từ gấp 3 lần so với những từ mà trẻ có thể nói ra. Đặc biệt, sự khác biệt này vẫn được duy trì ở những năm tiếp theo trong khi vốn từ vựng của trẻ có thể tăng 10 lần/ năm (1).
Thời điểm “vàng” để phát triển ngôn ngữ cho trẻ là khi nào?
Từ 0 đến 6 tuổi được coi là thời gian tốt nhất hay còn gọi là thời điểm “vàng” để trẻ có thể học nói và học ngôn ngữ thứ hai (2).
Giai đoạn từ 3 tháng – 2 tuổi: Tiếp xúc với ngôn ngữ
Ngay từ khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu biết phản ứng với ngôn ngữ. Khi trẻ được cha mẹ “hỏi chuyện” trẻ sẽ bắt đầu ê, a phát ra những âm thanh vô nghĩa để phản ứng lại. Đây có thể được coi là những ngôn ngữ đầu đời của trẻ. Khả năng hiểu từ ngữ của trẻ bắt đầu tăng từ khi trẻ được 1 đến 2 tuổi.
Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi: Hiểu đơn giản, nói đơn giản
Ở giai đoạn này trẻ có thể tiếp nhận và hiểu được khoảng 200 từ nhưng chỉ có thể nói được khoảng 50 từ. Trẻ bắt đầu có khả năng trả lời được các câu hỏi đơn giản của mọi người xung quanh và hiểu được các hướng dẫn đơn giản của người lớn.
Bé sẽ thường xuyên đưa ra những câu trả lời ngắn gọn khi được hỏi và giao tiếp như: có, không, của con, gọi tên cách thành viên trong gia đình… Cho đến 3 tuổi trẻ sẽ có khả năng nói được những câu ngắn và đúng nghĩa để diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác.
Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi: Có khả năng kể chuyện
Từ 3 tuổi trẻ đã biết được từ 1000-2000 từ vựng
Ở giai đoạn này, trẻ có thể thu nhận và hiểu những từ ngữ phức tạp. Trẻ có thể biết được từ 1000 – 2000 từ trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ quan trọng này (1). Hơn nữa, bé cũng bắt đầu nói được những câu phức tạp hơn và bắt đầu học kể lại những câu truyện được nghe ở trường hoặc từ người lớn.
Thêm vào đó, bé cũng có thể học ngôn ngữ thứ hai khá dễ dàng ở độ tuổi này. Nếu bố mẹ có thể tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ, bé có thể học và tiếp thu ngôn ngữ Anh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Giai đoạn từ 5 – 6 tuổi: “Bùng nổ” về ngôn ngữ
Đây được coi là giai đoạn tương đối hoàn thiện về ngôn ngữ của trẻ. Ở thời điểm này, em bé của bạn có thể hiểu được khoảng 20.000 từ và sẽ nói được khoảng 2.000 – 2.500 từ. Bé có khả năng nói, hát một cách rất rõ ràng hay kể một câu chuyện đơn giản bằng cách sử dụng các câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Trẻ cũng bắt đầu biết sử dụng thì tương lai hay quá khứ như “hôm qua, hôm nay, ngày mai…”.
Giai đoạn này, bé có thể kể những câu chuyện đơn giản, nói rõ ràng, biết các con số, bảng chữ cái, địa chỉ nhà,…(3). Mẹ cũng có thể dạy cho bé đọc hiểu và ghi nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại để sử dụng trong các trường hơp cần thiết.
Làm thế nào phát triển ngôn ngữ cho trẻ?
Có rất nhiều cách cha mẹ có thể cùng đồng hành cùng con trong hành trình phát triển ngôn ngữ ở những năm tháng đầu đời.
Cùng con đọc sách để giúp bé phát triển ngôn ngữ
Nói chuyện thật nhiều với con
Ngay từ khi con sinh ra bố mẹ hãy bắt đầu “giao tiếp” với trẻ và coi chúng như một người hiểu chuyện. Khi con bắt đầu sử dụng các từ hãy cùng con lặp lại và xây dựng thêm từ những điều con nói (4). Ví dụ, nếu con nói “quả táo” hãy hỏi lại con rằng “con muốn quả táo đỏ này đúng không?”…
Dành thời gian đọc sách cùng con
Khi đọc sách cùng trẻ hãy cố gắng liên hệ những gì trong sách với những gì đang xảy ra trong cuộc sống. Thường xuyên hỏi con về câu chuyện trong sách, nhìn tranh trong sách để mô tả lại… tất cả những điều này để tăng sự tương tác của trẻ và kích thích sự phát triển nhận thức thông qua ngôn ngữ.
Bạn cũng có thể vừa đọc vừa chỉ vào chữ trong sách khi đọc, điều này sẽ giúp con hiểu được rằng chữ viết là 1 phần của ngôn ngữ (4).
Dinh dưỡng vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Ngoài việc thường xuyên tương tác với trẻ thì bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cũng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ và nhận thức cho trẻ. Vì nếu thiếu một số vi chất dinh dưỡng có thể khiến trẻ chậm biết nói.
Trong đó, trẻ bị thiếu hụt chất béo Omega-3 (DHA, EPA) là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các chất này rất quan trọng cho các chức năng nhận thức của trí não, giúp trẻ cải thiện kỹ năng tư duy, cũng như khả năng ngôn ngữ. Ngoài ra, thiếu Omega – 3 có thể làm tăng chứng tăng động, giảm chú ý, cảm trở quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ (5).
Omega-3 rất cần thiết cho sự phát triên ngôn ngữ ở trẻ em
Bên cạnh đó, thiếu protein cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm học và hiểu giọng nói ở tuổi từ 5 – 7 tuổi. Protein tạo thành các phần bên trong tế bào não, mô liên kết xung quanh và các tế bào thần kinh mới. Hơn nữa, protein còn giúp não bộ của trẻ tư duy rõ ràng, tập trung hơn trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ (7).
Tiếp đến không thể không nhắc đến vitamin B12. Trẻ thiếu vitamin B12 có biểu hiện chậm phát triển về khả năng nói, ngôn ngữ và xã hội. Trong một nghiên cứu khi chụp cộng hưởng từ, các nhà khoa học chỉ ra rằng, chứng teo não sẽ được cải thiện sau khi điều trị bằng B12. Tuy nhiên, nếu tiếp tục thiếu hụt B12 sẽ khiến phát triển nhận thức và ngôn ngữ ngày càng trầm trọng hơn (6).
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển ngôn ngữ
Như đã phân tích ở trên, axit béo Omega-3, các loại protein và vitamin B12 vô cùng quan trọng giúp phát triển não bộ và các chức năng nhận thức. Các chất dinh dưỡng như: Iốt, choline, lutein, kẽm, vitamin A… cũng cần được bổ sung trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, nhằm hỗ trợ phát triển hệ thống dây thần kinh, sức khỏe não bộ và các vùng não liên quan đến việc tiếp thu kiến thức, học âm thanh và lời nói cho trẻ.
Vì vậy, mẹ hãy bổ sung cho con các vi chất dinh dưỡng cần thiết này để tạo đà cho bé phát triển trí não toàn diện.
Ngoài ra, một nghiên cứu về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ cũng chỉ ra rằng nguyên nhân là do thiếu hoặc hấp thụ kém vitamin E. Nếu thiếu vitamin E, các axit béo không bão hòa trong màng tế bào dễ bị peroxy hóa lipid và phá hủy. Thế nên, vitamin E giống như “chất dẫn” giúp kích hoạt tác dụng của các chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ (9).
Kết luận
Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ không hề khó. Ngoài việc đồng hành cùng con, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để con đủ nội lực và ngoại lực bước vào thế giới ngôn ngữ đầy hứng khởi.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em không phải là vấn đề mới nhưng nó chưa bao giờ hết “nóng” trên toàn cầu. Ở Việt Nam, khi trẻ bụ bẫm được coi thước đo thì việc trẻ bị suy dinh dưỡng...
Trong những năm đầu đời, đặc biệt từ 2-6 tuổi là lúc những cột mốc phát triển của trẻ liên tục thay đổi, cả về nhận thức và vận động. Chắc hẳn là bố mẹ thì ai cũng muốn chứng...
Chúng tôi sử dụng cookie để đảm bảo rằng chúng tôi cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu bạn tiếp tục sử dụng trang web này, chúng tôi sẽ cho rằng bạn hài lòng với nó.Đồng ý