Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ và cách bổ sung hợp lý cho mẹ
Đăng ngày: 15/01/2022
Chia sẻ:
Tình trạng trẻ lười ăn chậm lớn là một trong những dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần nên lưu tâm. Không những vậy, kẽm còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sự tăng trưởng cũng như nhiều chức năng khác trong cơ thể. Bài viết này sẽ mách mẹ những vấn đề cần lưu ý!
Nội dung bài viết
Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em Việt
Kẽm được coi là vi chất dinh dưỡng quan trong mà cơ thể chúng ta không thể thiếu được. Đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển vì kẽm giúp cho quá trình tăng trưởng và phát triển. Cũng như hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện vị giác, cần thiết cho sự phát triển não bộ,…
Kẽm cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng thống kê có 70% trẻ em Việt dưới 5 tuổi nằm trong tình trạng bị thiếu kẽm [1]. Lý do có thể vì chất lượng bữa ăn của chúng ta chưa phong phú, thiếu các thực phẩm giàu kẽm (Ths.BS Trần Khánh Vân). Trong khi trẻ em thường hay biếng ăn, nên lại có ít cơ hội để hấp thu đủ kẽm cho cơ thể.
Hơn nữa, khi trẻ hay bị các bệnh nhiễm trùng và phải sử dụng nhiều kháng sinh khiến lượng kẽm trong cơ thể trẻ cũng bị giảm.
Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ
Vậy làm sao để biết được bé nhà mình có nằm trong 70% trẻ bị thiếu kẽm không? Mẹ hãy quan sát xem bé có các biểu hiện thiếu kẽm sau đây không nhé!
Khi thiếu kẽm, cơ thể trẻ không thể sản sinh ra các tế bào mới khỏe mạnh. Cho nên trẻ bị thiếu kẽm có đặc điểm là chậm lớn, chán ăn và suy giảm chức năng miễn dịch [2]. Trẻ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp (ho, sổ mũi), cảm lạnh. Không những vậy, rụng tóc cũng là dấu hiệu trẻ thiếu kẽm vì các tế bào trên da đầu và tóc bị suy yếu làm tóc bị gãy và khô.
Ngoài ra, còn có một số biểu hiệu thiếu kẽm ở trẻ mà mẹ có thể dễ nhận biết như [3]:
Sụt cân, hoặc tăng cân chậm.
Vết thương khó lành
Mệt mỏi, không tỉnh táo
Giảm khứu giác và vị giác
Thường xuyên bị tiêu chảy
Ăn không ngon miệng, biếng ăn, lười ăn
Bị các vết loét trên da
Trẻ còn bị rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không sâu giấc), thường thức giấc vào ban đêm. Nghiêm trọng hơn sẽ khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và chậm dậy thì.
Trằn trọc, khó ngủ là dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ em
Cách bổ sung kẽm hợp lý cho trẻ
Bố mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày cho bé hợp lý. Cũng như bổ sung kết hợp các chất khác để tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể.
Thực phẩm giàu kẽm
Theo Viện dinh dưỡng, lượng kẽm cần thiết cho trẻ [4]:
Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg /ngày.
Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg /ngày.
Để tránh tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em, bố mẹ cần có chế độ ăn đa dạng thực phẩm giàu kẽm. Chẳng hạn: hải sản (hàu, tôm, cua, ghẹ), thịt đỏ (thịt dê, thịt bò), lòng đỏ trứng,… Một lượng nhỏ kẽm có thể được tìm thấy trong ngũ cốc, các loại đậu, thực phẩm từ sữa và hạt.
Các thực phẩm giàu kẽm
Cụ thể hàm lượng kẽm trong mỗi 100g thực phẩm: tôm (200mg), lươn (142mg), hàu sống (110mg), cá chép (70mg), sò (13.4mg). Còn ở thực vật: rau mùi tàu (15mg), củ cải (11mg), dậu Hà Lan (4mg).
Tuy nhiên, cơ thể không thể dự trữ kẽm lâu dài trong cơ thể nên cần đảm bảo bổ sung đủ kẽm trong chế độ ăn hàng ngày.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất. Nhưng hàm lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ dần dần bị giảm đi theo thời gian. Cho nên, mẹ cần duy trì lượng kẽm cho bé như bổ sung thêm kẽm từ thực phẩm để đáp ứng đủ chất cho sự phát triển của trẻ.
Chỉ bổ sung thêm kẽm liệu đã đủ
Để bổ sung kẽm hiệu quả, mẹ cũng nên bổ sung thêm thực phẩm nhiều vitamin C trong bữa ăn. Bởi vì vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu kẽm từ thức ăn. Hơn nữa, các vitamin A, B6 và phốt pho cũng hỗ trợ hấp thu kẽm nên mẹ đừng bỏ qua các chất này nhé.
Thực phẩm chứa vitamin A, C giúp hấp thu kẽm
Một chế độ ăn lành mạnh đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Không chỉ riêng kẽm, mà có thể phòng ngừa thiếu các dưỡng chất quan trọng khác. Nhất là các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển trong những năm đầu đời của trẻ.
Quá trình nuôi dưỡng con cái không hề đơn giản vì có nhiều mối lo luôn “rình rập”. Một trong số đó là tình trạng thiếu kẽm ở trẻ nhỏ với nhiều tác hại đối với sức khỏe và sự phát triển lâu dài của con. Thế nên mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đừng “thờ ơ” trước các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ dù là nhỏ nhất nhé!
***Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện nhé!
Tết tết tết sắp đến rồi!!! Vậy là Tết Nhâm Dần 2022 đang đến rất gần kề rồi. Cùng đón chào một năm mới thật suôn sẻ, nhiều may mắn, bằng việc tham gia bài khảo sát dưới đây để...
Chúng ta đang bước vào giai đoạn “ bình thường mới” sau khi bị khủng hoảng do covid-19 gây ra. Điều quan trọng lúc này là nâng cao sức đề kháng để bảo vệ sức khỏe, nhất là đối với...