Sữa công thức – Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile – Sữa Úc Nhập Khẩu
Đăng ngày: 25/04/2023
Chia sẻ:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời. Tuy nhiên tuyến sữa ở mỗi người mẹ lại khác nhau, lượng sữa mẹ ở người phụ nữ trong những tháng đầu sau sinh không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
Và khi mẹ không thể hoặc không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, thì sữa công thức là giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả nhất, bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời
Tìm hiểu Sữa công thức là gì?
Sữa công thức (còn có tên gọi là Baby formula) hay sữa bột trẻ em, được sản xuất để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa công thức được nghiên cứu và phát triển dựa trên cấu trúc và thành phần của sữa mẹ, nên có thể cho trẻ dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần của sữa mẹ.
Vì được nghiên cứu và phát triển dựa trên cấu trúc và thành phần của sữa mẹ, nên sữa công thức thường được chia nhỏ theo cấp độ tuổi và sự phát triển của trẻ:
Sữa cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi.
Sữa cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.
Sữa cho trẻ từ 1-3 tuổi
Sữa cho trẻ 2-6 tuổi.
Sữa công thức thường có nhiều loại:
Sữa công thức được phát triển dựa trên sữa bò: dành cho số đông các trẻ nhỏ. Các mẹ sẽ thường ưu tiên chọn sữa công thức được làm từ bò ăn cỏ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng an toàn cho con mình.
Tuy nhiên, có một số ít trẻ bị dị ứng đạm sữa bò và lactose, thì sẽ có các dạng sữa công thức được phát triển dựa trên sữa dê, sữa thực vật (chiết xuất từ các loại hạt) để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.
Sữa công thức hiện nay được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Sữa bột: Thường được pha với nước trước khi cho trẻ uống.
Sữa dạng lỏng: Thường được pha với một lượng nước tương đương.
Sữa dùng ngay: Thường đắt hơn so với các loại sữa nói trên, có thể cho trẻ dùng ngay mà không cần phải qua các bước chế biến.
Sữa công thức phù hợp cho bé:
Chọn sữa công thức phù hợp với thể trang sức khoẻ của trẻ
Tùy vào thể trạng của cơ thể mà ba mẹ chọn loại sữa phù hợp cho trẻ. Tuy nhiên, điểm chung để chọn sữa công thức phù hợp cho trẻ là ba mẹ thường chọn sữa có thành phần giống với sữa me.
Bao gồm sữa organic hoặc nguồn sữa từ bò ăn cỏ, được sản xuất bởi các công ty/ tập đoàn uy tín và ba mẹ thường ưu tiên chọn sữa New Zealand hoặc sữa Úc nhập khẩu, có bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 1 – 3 tuổi:
Giai đoạn 1 đến 3 tuổi là khoảng thời gian trẻ phát triển khá nhanh, tạo nền tảng vững chắc cho sau này. Ba mẹ hãy cùng Little Étoile tìm hiểu những mốc phát triển quan trọng ở độ tuổi 1-3 này của trẻ, để có cách chăm sóc phù hợp và tốt nhất cho con nhé.
1. Về tiêu hóa:
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ, nếu được chǎm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm vặt. Bộ máy tiêu hóa và các chức nǎng tiêu hóa, hấp thu của trẻ chưa thật hoàn chỉnh nên các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chǎm sóc trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Vì vậy, khẩu phần ǎn của trẻ cần được cung cấp đủ nǎng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Những điểm ba mẹ cần lưu ý để hoàn thiện chức năng tiêu hóa của trẻ:
Thức ăn cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Khi trẻ đã mọc rǎng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện rǎng, luyện cơ nhai, do vậy không cần thiết phải cho mọi thức ǎn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, bǎm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp rǎng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển.
Sau khi cai sữa cần có chế độ ǎn riêng cho trẻ, không cho trẻ ǎn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là lượng muối trong thức ăn.
Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng.
Hạn chế cho trẻ ǎn đồ ngọt (đường, bánh kẹo). Đường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ǎn các thức ǎn khác, mặt khác đường còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng rǎng. Chỉ nên cho trẻ ǎn bánh, kẹo sau bữa ǎn.
Cần cho trẻ uống đủ nước: 100ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể, một ngày (kể cả sữa), nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể.
2. Tăng trưởng và phát triển:
Giai đoạn tăng trưởng, phát triển trẻ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ sữa
Trẻ từ 12-15 tháng:
Trẻ có thể đứng vững mà không cần hỗ trợ. Có nhiều trẻ ở độ tuổi này đã có thể bước đi và khám phá xung quanh.
Trẻ có thể lắc đồ vật, đập chúng vào nhau, xếp chồng đồ vật lại và đẩy đổ chúng.
Trẻ có thể chỉ vào người hoặc vật mà trẻ biết khi được hỏi.
Trẻ có thể uống nước bằng ly.
Trẻ từ 15-18 tháng:
Trẻ đi được nhiều bước hơn và có thể chạy được. Độ tuổi này trẻ sẽ rất hiếu động và tò mò về mọi thứ như leo cầu thang, bàn ghế để khám phá.
Ở giai đoạn này, hầu hết trẻ đã có thể kiểm soát tốt cử động bàn tay cũng như cánh tay, cụ thể trẻ đã có thể phối hợp cùng ba mẹ khi mặc quần áo. Con cũng có thể thử một số kỹ năng mới như sử dụng bút chì, muỗng, hoặc uống nước bằng ly.
Cũng với bàn tay đã khéo léo hơn, trẻ có thể nhặt những đồ vật khá nhỏ như viên đá lạnh hay những món đồ chơi nhỏ. Vì vậy ba mẹ cần quan sát trẻ để tránh con nuốt phải những đồ vật nhỏ này.
Trẻ từ 18-24 tháng:
Trẻ có thể đi vững, chạy và đi lên xuống cầu thang với sự giúp đỡ của ba mẹ.
Mặc dù trẻ có thể thích chơi gần những trẻ khác, nhưng không phải lúc nào trẻ cũng muốn chơi cùng. Lúc này trẻ cũng đã có thể ném hoặc đá một quả bóng, viết nguệch ngoạc bằng bút chì và dùng các khối xếp thành cấu trúc nào đó.
Ở 24 tháng tuổi, trẻ thường có sở thích đặt tay này lên tay kia. Trẻ cũng muốn tự ăn, tự uống, tự sử dụng muỗng, ly và có thể cả nĩa.
Trẻ cũng có thể tự cởi vớ, giày và những loại quần áo không cài nút. Từ 18 tháng tuổi trẻ cũng thường thay đổi thói quen ăn uống nên có thể con sẽ ăn ít đi và tăng cân ít hơn. Trẻ cũng khó chịu với đồ ăn hơn và thể hiện rõ thái độ thích hoặc không và cũng thay đổi rất nhanh.
Trẻ từ 2-3 tuổi:
Khi được 2 tuổi, trẻ đã có thể làm quen với việc ngồi bô và thành thạo hơn khi lên 3, tuy nhiên ba mẹ cần rất kiên nhẫn khi tập cho con. Vì tập cho trẻ đi vệ sinh là việc cần phối hợp rất nhiều kỹ năng, trong đó có một số trẻ có thể phát triển hơn một số trẻ khác. Do đó thời gian hoàn thành “tập huấn” cũng tùy vào từng trẻ.
Ba mẹ sẽ thấy trẻ tiến bộ trong những hoạt động: ném, đá, bắt bóng; đi bộ lên xuống cầu thang; tự dùng muỗng múc đồ ăn.
Trẻ cũng biết: nhảy tại chỗ, lái xe 3 bánh hoặc ủn chân với xe thăng bằng, mặc quần áo, vẽ hình vòng tròn, mở sách, thích chơi trò giả vờ, hát hoặc chơi nấu ăn, dùng điều khiển tivi,…
3. Phát triển nhận thức:
3.1. Trí não:
Trẻ từ 12-15 tháng:
Có lẽ ba mẹ đã nghe trẻ bập bẹ từ lúc 12 tháng tuổi. Và bây giờ ba mẹ sẽ nghe được trẻ nói thực sự, khoảng 1 đến 2 từ ở 12 tháng tuổi và tăng lên 6 từ hoặc hơn ở 18 tháng tuổi.
Đây là giai đoạn trẻ biết: Ôm ba mẹ, chỉ vào các bộ phận cơ thể (mắt, mũi, miệng, tay chân,…) hoặc những đồ vật mà trẻ yêu thích khi ba mẹ gọi tên, làm theo những chỉ dẫn đơn giản (đưa cho ba mẹ món đồ gì đó hoặc nắm tay bạn…).
Trẻ từ 15 đến 18 tháng tuổi: Ở độ tuổi này trẻ có thể biết:
Nhận ra tên của mình.
Làm theo những chỉ dẫn đơn giản như lấy một món đồ từ phòng khác mà không cần phải được dắt tay chỉ tận nơi.
Nhận ra mình trong gương.
Nhận biết được công dụng của đồ vật ví dụ như điện thoại hay bàn chải đánh răng.
Trẻ từ 18-24 tháng:
Ở 18-24 tháng, sự phát triển các dây thần kinh liên kết và phối hợp sẽ khiến trẻ bị tác động mạnh mẽ bởi những gì con học, thử và trải nghiệm.
Trẻ sẽ bắt chước và lặp lại những gì con nhìn thấy và nghe được. Trẻ sẽ nhận thức được và có hành động phối hợp nổi bật như: Tìm những vật được giấu; Sắp xếp, phân loại hình dạng và màu sắc đồ vật; Thuộc những giai điệu quen thuộc và 1 phần của bài hát; Nêu được tên những món đồ trong sách.
Ngoài ra, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển ở giai đoạn này. Trẻ có thể dùng từ 1 đến 7 từ mới 1 tuần để mô tả những gì trẻ thấy, những bộ phận trên cơ thể mình và tiếng của động vật. Trẻ cũng biết chỉ vào những vật trẻ nhận ra trong sách ảnh.
Trẻ cũng học, hiểu, làm theo chỉ dẫn và biết nói không hoặc hỏi tại sao khi được yêu cầu làm việc gì đó. Vốn từ của trẻ 24 tháng tuổi vào khoảng 50 từ, trẻ sẽ kết hợp thành câu gồm 2 từ hoặc nhiều hơn để mô tả những gì con thấy hoặc cần.
Một số trẻ còn có thể dùng từ để tả cảm xúc của mình (như buồn, vui…), hoặc biểu hiện cảm xúc bằng cách ôm, hôn ba mẹ hoặc món đồ chơi yêu thích của mình.
Trẻ từ 2-3 tuổi:
Trẻ 3 tuổi đã có vốn từ khoảng 300 từ và có thể kết hợp chúng thành câu đơn giản gồm 3 từ hoặc nhiều hơn. Trẻ bắt đầu biết dùng đại từ nhân xưng như “con”, “chúng ta” và có thể đối thoại qua lại với ba mẹ. Hầu hết những câu nói của trẻ lúc này đã có thể hiểu được.
Trẻ cũng giải thích được với ba mẹ là trẻ đã ở đâu, làm gì. Người lạ đã hiểu được hầu hết những gì trẻ nói. Trẻ cũng thực hiện được những chỉ dẫn gồm 2 đến 3 bước.
Trẻ sẽ có tiến bộ trong việc dùng từ như: Biết dùng động từ (như chơi, chạy…), danh từ (như sữa, tắm…), từ mô tả sự so sánh (như đủ, nhất…), từ chỉ nơi chốn (như trong, sau…); Biết dùng từ để chỉ quá khứ; Biết dùng từ hoặc câu để tả đúng ngữ cảnh hoặc thời gian.
3.2. Cảm xúc:
Trẻ từ 12-15 tháng: Trẻ hiểu được cảm xúc của người xung quanh, ví dụ như trẻ sẽ tỏ vẻ buồn nếu người thân gần trẻ đang buồn hoặc khóc.
Trẻ từ 15-18 tháng: Trẻ đã nhận thức được bản thân và dễ dàng thấy xấu hổ khi người khác đang nhìn hoặc chờ đợi trẻ thực hiện hành động nào đó.
Trẻ từ 18-24 tháng:
Ở độ tuổi này, trẻ đã có nhiều cảm xúc hơn như biết giận dữ, xấu hổ hay háo hức về một chuyện gì đó. Trẻ đã có thể biết suy nghĩ, cân nhắc về những gì ba mẹ dặn trẻ không được làm.
Tuy nhiên, do đã bắt đầu biết nghĩ về những cảm xúc của mình, trẻ sẽ dễ dàng bị rơi vào những “cơn giận dữ” và thể hiện nó khi đối mặt với nhiều thứ.
Những cơn cáu giận này thường bao gồm những thái độ, hành vi như: Giận dữ, Khóc lóc, la hét với người khác, Ném hoặc phá hỏng đồ đạc, Chạy đi, Đá chân hoặc tỏ ra hung hăng, Gồng người, Nín thở hoặc nôn.
Để giúp trẻ tránh thường xuyên rơi vào tình trạng này, ba mẹ nên đảm bảo con được ăn và ngủ đủ. Thông thường, trẻ ở tuổi này cần ngủ 12-13 tiếng 1 ngày (bao gồm cả ngủ đêm và ngày).
Tuy nhiên, giấc ngủ ở trẻ cũng như nhu cầu ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, một số cần ngủ 2-3 giấc ban ngày nhưng số khác lại không cần.
Khi được 24 tháng, nỗi lo sợ khi phải xa cách ba mẹ cũng giảm bớt, không còn mạnh mẽ như khi trẻ được 18 tháng.
Trẻ từ 2-3 tuổi:
2-3 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng về mặt cảm xúc của trẻ. Trẻ biết thấy có lỗi hay xấu hổ và cảm nhận được cảm xúc của người khác, bao gồm cả việc hành động của chúng sẽ tác động đến người khác như thế nào và ngược lại.
Những “cơn giận dữ” sẽ tiếp tục diễn ra ở giai đoạn này. Vì cảm xúc của trẻ đã phong phú hơn nhưng trẻ lại chưa thể dùng từ để diễn tả nó, nên sẽ dễ dàng trở nên giận dữ.
Trẻ cũng sẽ bắt đầu biết quan tâm nếu như trẻ khác khóc. Con cũng thích sự cố định, đều đặn và sẽ thấy khó chịu khi có sự thay đổi.
sự cố định, đều đặn và sẽ thấy khó chịu khi có sự thay đổi.
4. Chức năng thị giác:
Trẻ được 1 tuổi thị giác bắt đầu phát triển, có thể phân biệt được các màu sắc khác nhau nào là màu vàng, màu xanh, màu đỏ nhưng chưa thể phân biệt được màu tím, màu da cam, những màu có độ sắc không giống nhau như màu phấn hồng, đỏ và đỏ rực.
Tuy nhiên ba mẹ chỉ cần dạy bé học những màu cơ bản, sau đó lấy bảng màu ra để hướng dẫn trẻ phân biệt được những màu giống màu. Khoảng 2 tuổi trẻ sẽ phân biệt được màu, 3 tuổi trẻ sẽ phân biệt được chính xác hơn.
Ba mẹ cũng nhớ quy tắc về trình tự nhớ màu của trẻ: từ màu vàng – đỏ – xanh – tím – da cam để có phương pháp dạy cho phù hợp.
5. Hệ miễn dịch:
Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của trẻ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,… và các yếu tố môi trường độc hại khác. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu trong những năm tháng đầu đời cũng như tác động lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch có thể chia làm hai loại:
Miễn dịch chủ động/ bẩm sinh: là miễn dịch được hình thành sẵn từ khi cơ thể mới sinh ra chủ yếu là các kháng thể từ mẹ đưa qua nhau thai ở những tháng cuối thai kỳ và một lượng đáng kể IgA và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Tuy nhiên miễn dịch này không tồn tại lâu dài mà sẽ giảm nhanh theo tỷ lệ tăng trưởng của trẻ. Giai đoạn 1-3 tuổi là giai đoạn rất quan trọng cho hệ miễn dịch, vì cơ thể trẻ sẽ sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các bệnh lý nhiễm trùng, nên trẻ rất cần được bổ sung dinh dưỡng để tăng cường đề kháng.
Miễn dịch đáp ứng: là miễn dịch có được khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên (tác nhân gây bệnh), có tính đặc hiệu và hình thành trí nhớ miễn dịch. Vì vậy, ba mẹ cũng cần cho trẻ chủng ngừa hoặc tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để hoàn thiện hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Tác dụng của sữa công thức đối với quá trình phát triển của trẻ:
Sữa công thức cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ vì sữa công thức giúp bổ sung hàm lượng dinh dưỡng theo đúng nhu cầu lứa tuổi mà trẻ cần để phát triển tốt. Hơn nữa, sữa công thức còn cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ mà không phải thực phẩm nào cũng có.
Sữa công thức phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ thì sẽ càng giúp sẽ hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển tốt hơn. Vì hệ tiêu hóa là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể. Hệ tiêu hóa tiếp nhận, hấp thu thức ăn và thải các chất không thể tiêu hóa ra ngoài, là nơi biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng, từ đó cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển.
Sữa công thức Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile là một trong những dòng sữa Úc nhập khẩu được nhiều mẹ tin dùng tại thị trường Việt Nam, được phát triển bởi tập đoàn dược phẩm Max Biocare uy tín hơn 20 năm tại Úc.
Sữa công thức Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile được người tiêu dùng lựa chọn vì sự an toàn và chất lượng của sản phẩm: sản xuất từ sữa bò ăn cỏ, với hệ thống dinh dưỡng Opti-5 bổ sung hơn 40 dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện về hệ tiêu hóa, phát triển nhận thức, tăng trưởng và phát triển, hệ miễn dịch và chức năng thị giác,…
HỆ THỐNG DINH DƯỠNG OPTI–5 – NỀN TẢNG VỮNG CHẮC CHO CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Bên con, nhìn thấy con lớn lên từng ngày, mẹ mong con yêu của mẹ được phát triển toàn diện để luôn vui khỏe và bình an. Vì vậy, mẹ muốn trang bị cho con:
Hệ miễn dịch vững chắc: để con luôn khỏe mạnh.
Hệ tiêu hóa tốt: để con hấp thu trọn vẹn nguồn dinh dưỡng.
Đôi mắt sáng khỏe: để con thoải mái khám phá và nhìn ngắm thế giới xung quanh.
Phát triển nhận thức: để con không chỉ sáng trí mà còn sáng tình.
Tăng trưởng và phát triển về chiều cao, cân nặng, trí não và cả sức bền về thể chất để con thỏa sức tiếp thu bao điều mới lạ.
Hệ thống dinh đưỡng phát triển toàn diện Opti – 5
Sữa ngôi sao nhỏ có đầy đủ 5 khía cạnh PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN sức khỏe quan trọng đầu đời của trẻ:
Hỗ trợ tiêu hóa.
Phát triển nhận thức.
Chức năng thị giác.
Tăng cường miễn dịch.
Tăng trưởng và phát triển.
HỖ TRỢ TIÊU HÓA
Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile cung cấp chuỗi chất dinh dưỡng có hàm lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, hỗ trợ chức năng đường ruột, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột, phòng chống táo bón và ngăn ngừa tình trạng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ; giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile cung cấp chuỗi dinh dưỡng chất lượng và vượt trội, đặc biệt từ bò ăn cỏ tự nhiên tại Úc, giúp bé hình thành trí nhớ, vận động, phối hợp, hành vi tương tác xã hội và khám phá tự nhiên để phát triển cả IQ lẫn EQ.
CHỨC NĂNG THỊ GIÁC
Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile cung cấp chuỗi dinh dưỡng chất lượng và vượt trội cho các bộ phận mỏng manh của mắt, để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, bảo vệ và phát triển thị lực; giúp trẻ nhận dạng hình ảnh, học tập và phối hợp tay-mắt tốt.
TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH
Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile cung cấp chuỗi dinh dưỡng chất lượng và vượt trội, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp sản xuất tế bào miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng, tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể trẻ từ trong ra ngoài; giúp trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, không chỉ cho đường hô hấp trên, đường ruột mà còn cho toàn bộ cơ thể trẻ.
TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Các chất dinh dưỡng trong Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile được sử dụng bởi các mô đang phát triển góp phần tăng chiều cao, cân nặng, sức mạnh và sức bền trong vận động thể chất.
Lưu ý khi sử dụng sữa công thức cho trẻ
Cách dùng sữa công thức đúng, ba mẹ nên lưu ý:
Chỉ cho trẻ sử dụng sữa của các nhãn hiệu uy tín.
Pha đúng liều lượng và nhu cầu theo lứa tuổi của trẻ.
Cách lưu trữ bảo quản sữa công thức:
Thời gian sử dụng sữa công thức đã pha sẵn tối đa là 2 giờ. Lượng sữa dư còn lại nên bỏ đi, do trong đó có nước bọt của trẻ, sữa có thể bị nhiễm khuẩn và không thuận tiện cho việc bảo quản.
Ba mẹ cũng không cho trẻ sử dụng lại sữa thừa của cữ trước quá 2 giờ để tránh việc bị nhiễm khuẩn.
Rửa sạch tay và tiệt trùng dụng cụ trước khi pha sữa cho trẻ.
Hộp sữa đã khui, cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Sau khi mở hộp, phải đậy nắp kín và sử dụng hết trong vòng một tháng.
Sử dụng trước hạn sử dụng in trên hộp.
Chuyên mục: Một số tư vấn từ Chuyên gia
Cách chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức?
Ba mẹ nên cho trẻ tập làm quen với bình bú bằng cách có thể vắt sữa mẹ để tập trẻ bú bình. Mẹ nên tập chuyển dần bằng cách:
– Sữa công thức có hương vị khác với sữa mẹ. Nếu trẻ chưa quen hương vị sữa mới? Ba mẹ có thể pha trộn một ít sữa mẹ vào sữa công thức khi bắt đầu cho trẻ tập bú bình.
– Núm ti bình sữa sẽ làm trẻ có cảm giác lạ lẫm và không phải mùi của mẹ. Do đó mẹ hãy để trẻ làm quen dần khi trẻ vẫn đang bú mẹ. Ba mẹ cũng có thể thêm một ít sữa mẹ vào sữa công thức trong 4 – 6 tuần.
– Trẻ đã quen với việc bú mẹ chỉ có mình mẹ với trẻ. Trong trường hợp này, ba có thể cho trẻ bú bình, điều này cũng giúp bé và ba thêm gắn khít hơn.
– Trẻ con rất nhạy cảm với sữa mẹ. Nếu mẹ cho bé bú bình, có thể bé sẽ từ chối. Khi đó mẹ hãy để người thân hoặc ba cho bé bú bình nhé!
Chuyển từ sữa công thức này sang công thức khác?
1. Ba mẹ có thể đổi sữa mới ngay nếu hai loại sữa cũ và mới có cùng loại protein. Trong một số trường hợp, trẻ có thể chuyển sang sữa khác tương đối dễ dàng và không khó chịu gì. Ba mẹ hãy thử cho bé uống một ít sữa mới xem bé phản ứng ra sao. Nếu không có vấn đề gì, ba mẹ có thể đổi sữa mới ngay.[1]
Nếu trẻ cáu kỉnh sau khi thử uống sữa mới, ba mẹ có thể chờ vài phút và thử lại lần nữa. Đừng cho trẻ thử loại sữa khác, cũng đừng cho uống loại sữa cũ.
Tương tự, nếu trẻ bị dị ứng với loại sữa công thức cũ, có thể ba mẹ cần phải đổi hoàn toàn sang loại sữa mới mà không qua giai đoạn chuyển tiếp.
2. Chuyển đổi dần dần sang loại sữa mới nếu ba mẹ thay đổi loại protein chính. Trong một số trường hợp, trẻ có thể sẽ cáu kỉnh vì không quen hương vị của loại sữa mới. Nếu vậy, ba mẹ sẽ phải thay đổi từ từ. Điều này sẽ giúp ba mẹ che giấu được mùi vị của sữa mới và giúp cho quá trình chuyển tiếp trở nên dễ dàng hơn.[2]
Bắt đầu quá trình chuyển đổi bằng cách cho trẻ uống ¾ loại sữa cũ pha với ¼ loại sữa mới. Cho trẻ uống hỗn hợp trên trong 1 ngày. Hôm sau pha một nửa sữa cũ và một nửa sữa mới cho trẻ uống 1 ngày nữa.
3. Tăng tỷ lệ sữa mới và giảm tỷ lệ sữa cũ. Tiếp tục tăng tỷ lệ sữa mới mỗi ngày. Ví dụ, vào ngày thứ ba, ba mẹ có thể pha hỗn hợp ¼ sữa cũ và ¾ sữa mới, ngày thứ tư cho trẻ uống 100% sữa mới.[3] Đến lúc này có lẽ trẻ đã chấp nhận hương vị sữa mới
Các dấu hiệu nhận biết trẻ có phù hợp với sữa công thức hay không:
Tăng cân định kỳ.
Đảm bảo trẻ vẫn đạt được cân nặng khỏe mạnh khi chuyển sang sữa mới. Ba mẹ có thể cân trẻ tại nhà hoặc đưa đến bác sĩ. Hầu hết trẻ nhũ nhi có cân nặng gấp đôi khi được 5 tháng là bình thường, nhưng ba mẹ nên trao đổi với bác sĩ để biết trẻ tăng trưởng như thế nào là khoẻ mạnh.[4]
Chú ý đến các vấn đề về tiêu hoá.
Trong thời gian chuyển đổi sang loại sữa mới, ba mẹ cần theo dõi trẻ. Lưu ý các hiện tượng như nôn ói, tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón. Đó là các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị dị ứng. Phản ứng dị ứng khác với hiện tượng hệ tiêu hoá bị kích thích thông thường, vì các triệu chứng này tái đi tái lại và có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng cân của trẻ.[5]
Ví dụ, tình trạng tiêu chảy cấp và đầy hơi thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi, nhưng tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính thường là dấu hiệu của hiện tượng không dung nạp.[6]
Nếu ba mẹ nghi ngờ trẻ bị dị ứng với sữa công thức mới, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.
Lưu ý tình trạng nổi mề đay hoặc phát ban.
Tình trạng dị ứng có thể biểu hiện trên da dưới dạng mề đay hoặc phát ban. Nếu trẻ bắt đầu bị phát ban, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ dị ứng với sữa công thức mới.[7]
Chú ý hiện tượng có máu trong phân hoặc bã nôn.
Nếu có máu trong phân hoặc bã nôn của trẻ, ba mẹ nên đưa con đi cấp cứu ngay. Đây là một dấu hiệu của tình trạng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế.[8]
Nguồn tham khảo:
[1,2,3,4,8] Cách thay đổi Sữa Công Thức cho trẻ (WikiHow).
[5,6,7] Formula Feeding FAQs: Some Common Concerns (kidshealth.org).
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời. Tuy nhiên tuyến sữa ở mỗi người mẹ lại khác nhau, lượng sữa mẹ ở người phụ nữ trong những tháng đầu sau sinh không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Và […]
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời. Tuy nhiên tuyến sữa ở mỗi người mẹ lại khác nhau, lượng sữa mẹ ở người phụ nữ trong những tháng đầu sau sinh không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Và […]