Sữa tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ: Sữa mát, tăng cân, giảm táo bón

Đăng ngày: 06/04/2023
Chia sẻ:

Trẻ bị táo bón lâu ngày không đi ngoài được sẽ vô cùng khó chịu, mệt mỏi, không có hứng thú với việc ăn uống, sút cân,..đều là nỗi ám ảnh với ba mẹ. Để tìm ra cách phòng ngừa táo bón cho trẻ, ba mẹ có tìm các dòng sữa MÁT cho bé, sữa mát tăng cân cho bé.

Những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cần được hỗ trợ để có thể hấp thu dinh dưỡng và phát triển toàn diện. Hiểu đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ để có biện pháp bảo vệ, sẽ giúp trẻ tăng cân và phát triển tốt nhất.

Tìm hiểu đặc điểm về hệ tiêu hoá của trẻ

Hê tiêu hoá bao gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan và tụy.

Miệng và các bộ phận trong khoang miệng

Khoang miệng trẻ sơ sinh tương đối nhỏ vì

  • Xương hàm trên phát triển kém.
  • Hòn mỡ Bichat tương đối lớn.
  • Lợi có nhiều nếp nhăn.
  • Cơ môi và các cơ nhai phát triển mạnh.
  • Lưỡi tương đối dày và rộng, có nhiều nang tân và gai lưỡi.

Tuyến nước bọt

Tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh còn ở trạng thái phôi thai và đến tháng thứ 3 – 4 tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn, do vậy trong mấy tháng đầu sau sinh, niêm mạc miệng của trẻ thường khô.

Thực quản

Thực quản trẻ sơ sinh có hình phễu. Thành thực quản của trẻ mỏng. Niêm mạc thực quản mỏng, có ít tổ chức tuyến, nhiều mạch máu. Cơ và tổ chức đàn hồi phát triển yếu.

Dạ dày

Dạ dày của trẻ sơ sinh hình tròn, lúc 1 tuổi có hình dài thuôn thuôn và sau 7 tuổi có hình dáng như người lớn.

Dạ dày của trẻ nhỏ nằm cao, nằm ngang. Đến 12 tháng thì dạ dày bắt đầu nằm đứng, sau 7 – 11 tuổi giống người lớn.

Ruột: Ruột của trẻ em tương đối dài 

Ruột của trẻ em dài gấp 6 lần chiều dài cơ thể, trong khi ruột của người lớn chỉ dài gấp 4 lần.

Tụy

Tụy của trẻ sơ sinh có hình lăng trụ (3 mặt), phần đầu tương đối nhỏ hơn phần thân và đuôi. Khi 5 – 6 tuổi có hình dáng giống như người lớn.

Gan

Gan của trẻ sơ sinh tương đối to, chiếm 4,4% trọng lượng cơ thể, trong khi gan của người lớn chỉ chiếm 2,4 – 2,8%.

Phân của trẻ em:

Phân su

Phân su là một chất màu xanh thâm, không mùi, có từ tháng thứ 4 trong bào thai.

Được trẻ đi tiêu ra trong ngày đầu sau chào đời

Phân của trẻ sơ sinh

Có màu vàng ánh, sền sệt, mùi chua và có phản ứng toan.

Số lượng phân chiếm khoảng 1 – 3% lượng sữa bú vào: 25g/ngày.

Số lần đi ngoài trong một ngày

Trong tuần đầu sau sinh: 4 – 5 lần.

Trẻ dưới 1 tháng tuổi: 2 – 3 lần.

Trẻ trên 1 tháng tuổi: 1 – 2 lần.

Trẻ trên 1 tuổi: 1 lần.

Biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh

Hầu hết mọi trẻ đều trải qua hay bị mắc phải một số các vấn đề về đường tiêu hóa thông thường.

Hiểu biết đúng từng vấn đề này, ba mẹ có thể chủ động giúp con xử lý tốt mà không cần thiết phải đến bệnh viện.

Ọc sữa

Tình trạng ọc sữa hay xảy ra ở trẻ sơ sinh, đó là tình trạng vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng của trẻ.

Trẻ bị ọc sữa có thể do sinh lý, cũng có thể do bệnh lý gây ra (những trường hợp do bệnh lý thì hiếm gặp).

Đối với trẻ bú mẹ: nên cho bú bầu vú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển trẻ sang bú bầu vú bên phải (lúc này dạ dày trẻ đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái).

Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Không nên cho trẻ bú quá lâu, trung bình 10 phút cho bầu vú thứ nhất và 20 phút cho bầu vú thứ hai, bú trên 30 phút không có lợi cho trẻ.

Đối với trẻ bú bình: luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng trẻ bú hơi trong bình sữa.

Khi cho bú, không nên để trẻ quấy khóc, vì như vậy trẻ có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi bú xong, cần bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.

Cho trẻ bú chậm, từng chút một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày trẻ quá mức, có thể cho trẻ dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được việc trào ngược.

Khi trẻ đang ọc sữa nên bế trẻ tư thế thẳng đứng, không để trẻ nằm vì như vậy chất dịch sẽ vào phế quản sẽ nguy hiểm, lấy khăn lau nhẹ miệng trẻ.

Không nên thấy cặn sữa trong miệng trẻ mà dùng ngón tay đưa vào lau, làm thế trẻ càng bị kích thích ọc sữa nhiều hơn.

Một lưu ý nữa, không nên cho trẻ nằm bú vì trẻ dễ bị sặc sữa. Khi cho bú, chú ý theo dõi vẻ mặt của trẻ, không nên vừa cho trẻ bú vừa làm việc khác, lơ đãng, không tập trung.

Nấc cụt

Nấc là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại.

Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.

Trẻ có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi bú, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh…

Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

Để hạn chế nấc, không nên để cho trẻ quá đói rồi mới cho bú và cũng không nên cho trẻ bú quá no, khi cho trẻ bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày giãn nhiều hơi. Sau khi bú nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.

Xử trí cắt cơn nấc bằng cách cho trẻ uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế trẻ đứng thẳng đỡ đầu và lưng trẻ,, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút.

Ngoài ra, cũng có thể gãi nhẹ vào môi của trẻ hay vào vành tai trẻ bởi vì thần kinh tai và miệng của trẻ rất nhạy cảm khi gãi hoặc trẻ khóc, thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất.

Trẻ bị tưa miệng

Trẻ bị tưa lưỡi miệng thấy có những mảng vàng đục màu như đậu hũ ở trong má, lưỡi và vòm miệng. Trẻ bị tưa lưỡi lâu ngày sẽ bỏ bú và có thể bị tiêu chảy, viêm phổi do nấm.

Cách xử trí: rơ miệng (lau miệng) cho trẻ bằng khăn xô mềm thấm nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày để tránh tưa lưỡi.

Với trẻ bú mẹ, giữ vệ sinh vú mẹ không để bị nhiễm đẹn, còn trẻ bú bình thay bằng núm vú khác mềm hơn để trẻ dễ bú.

Nếu trẻ bị tưa lưỡi nhẹ có thể dùng nước mật ong pha loãng lau miệng cho trẻ. Nếu điều trị bằng các biện pháp trên mà biểu hiện tưa lưỡi của trẻ không bớt, có thể dùng Natri Bicarbonat 4,2%, dạng gói, mỗi ngày 3 lần rơ miệng cho trẻ, mỗi lần 1/2 gói pha loãng sau đó lau sạch lại bằng nước muối sinh lý 0,9% [1]. Sau 4 ngày không có kết quả cần tư vấn bác sĩ nhi khoa.

Táo bón

Táo bón là hiện tượng trẻ sơ sinh đi tiêu với số lần ít hơn so với bình thường, đi tiêu ra phân cứng, đóng thành từng cục nhỏ, trẻ quấy khóc và phải rặn rất vất vả mới đi tiêu được.

Cách xử trí: massage không chỉ tốt cho trẻ đang bị táo bón mà nó còn là biện pháp giúp ngăn ngừa táo bón.

Trẻ được 2 – 3 tuần tuổi là các bà mẹ có thể sử dụng cách massage. Chọn lúc trẻ thoải mái nhất, không bị no hay đói quá để tiến hành massage. 

Trước tiên, các bà mẹ nên làm ấm bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên,xoa xuống hai bên sườn cho trẻ. Tiếp đến, xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng trẻ và ngược lại. Nắn nhẹ chân trẻ, giúp trẻ co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng trẻ rồi lại duỗi chân ra. Có thể thực hiện 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. 

Tăng cường các cữ bú mẹ trong ngày vì táo bón có thể bắt nguồn từ việc thiếu chất lỏng trong cơ thể trẻ. Nếu trẻ bú bình, các bà mẹ không nên pha loãng sữa vì cách này chỉ hợp với trẻ bị tiêu chảy – khi hệ tiêu hóa yếu và pha loãng sữa để cơ thể dễ hấp thu.

Đối với các bà mẹ cho con bú mẹ, việc ăn uống của mẹ hàng ngày, tăng cường rau xanh và trái cây tươi, đi kèm uống nhiều nước trong ngày.

Mẹ ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì sữa mẹ có đủ chất giúp trẻ bú mẹ tiêu hóa tốt để phát triển toàn diện.

Kinh nghiệm lựa chọn sữa tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ 

Hệ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng:

để chọn sữa tốt cho hệ tiêu hóa của bé, ba mẹ nên chọn sữa có công thức dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giữa nhóm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Đạm Whey/Casein:

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ đạm whey và casein cho trẻ trong sữa công thức, nên lựa chọn tỷ lệ đạm whey/casein tương tự như trong sữa mẹ, với tỷ lệ 60/40 được coi là tiêu chuẩn để đo lường hàm lượng này.

Việc lựa chọn các loại sữa công thức có tỷ lệ whey/casein gần giống với sữa mẹ sẽ giúp trẻ dễ hấp thu và phát triển tốt hơn. 

Chứa chất xơ GOS hoặc Probiotic:

Sữa hỗ trợ tiêu hóa nên chứa chất xơ GOS hoặc Probiotic. Các dưỡng chất này sẽ giúp nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa tốt hơn.

Tăng cường đề kháng hệ tiêu hóa:

Bổ sung các dưỡng chất như Wellmune Beta-glucan giúp tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột, giúp tiêu hóa khỏe mạnh.

Phù hợp với độ tuổi của bé: 

Ngoài việc chọn sữa có hệ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cân, thì ba mẹ cũng cần đảm bảo việc chọn sữa phù hợp với độ tuổi của con.

SẢN PHẨM: SỮA NGÔI SAO NHỎ

Sữa công thức Little Étoile VietNam. sữa mát sữa công thức ngừa táo bón cho trẻ
Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile Số 3 & 4

Sữa công thức Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile nhập khẩu 100% từ Úc, được sản xuất bởi hãng dược phẩm Max Biocare với hơn 20 năm kinh nghiệm, có mặt tại nhiều nước trên thế giới.

Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile với hệ thống dinh dưỡng Opti-5 chứa hơn 40 dưỡng chất, tập trung phát triển 5 khía cạnh sức khỏe quan trọng nhất cho trẻ trong 6 năm đầu đời: Phát triển nhận thức, Hỗ trợ hệ tiêu hóa, Tăng trưởng và phát triển, Chức năng thị giác và Tăng cường hệ miễn dịch.


Để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cân, sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile bổ sung đầy đủ chất xơ GOS, wellmune Vitamin A, các Vitamin nhóm B, Lysine, Kẽm, … giúp trẻ ăn ngon để phát triển toàn diện.
Ba mẹ có thể tìm mua Sữa Ngôi Sao Nhỏ Little Étoile tại Tuticare, Kid Plaza, Bibomart hoặc các cửa hàng mẹ và bé trên toàn quốc. Liên hệ hotline 0789 088 288 để được tư vấn thêm

 Dinh dưỡng tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dạ dày cũng như nhiều cơ quan khác chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, góp phần quyết định tới sự phát triển toàn diện tối đa của trẻ sau này.

Tùy từng giai đoạn, ba mẹ có những cách thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp. 

Giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi

Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, lành mạnh nhất cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, bởi:

  • Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tự nhiên, rất phù hợp với dạ dày còn non nớt của trẻ sơ sinh, giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn (trong sữa mẹ chứa nhiều đạm whey – loại đạm dễ tiêu hóa)
  • Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết và các chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli)
  • Sữa mẹ giúp trẻ hạn chế nguy cơ bệnh tật và phát triển nhận thức tốt hơn.

Tuy nhiên, từ 0 – 6 tháng tuổi, do trẻ chưa ăn được, các cữ bú trong ngày cần được mẹ chia nhỏ theo một “thời gian biểu” phù hợp với cơ địa và khả năng ăn uống của con. 

Để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng DHA (thành phần dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ) và các dưỡng chất cần thiết khác cho bé qua nguồn sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA, canxi, sắt, choline… vào thực đơn hàng ngày của mình (cá hồi, cá ngừ, dầu cá…).

Theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng DHA cần thiết cho mẹ trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú là 200mg mỗi ngày.

Mặc dù sữa mẹ tốt nhưng không phải mẹ nào cũng đủ sữa cho con, nếu trong trường hợp trẻ phải dùng sữa công thức để thay thế, thì lượng sữa trẻ cần cho từng giai đoạn sẽ là:

  • Từ 0 – 3 tuần tuổi:  Trẻ cần 30 – 90ml sữa/lần. Ngày 8 – 12 lần. Mỗi cữ cách nhau 2 – 3 tiếng. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho trẻ: 240 – 700ml.
  • Từ 3 tuần – 3 tháng tuổi:  Trẻ cần 90 – 120ml sữa/lần. Ngày 6 – 8 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho trẻ: 700 – 950ml
  • Từ 3 – 6 tháng:  Trẻ cần 120 – 230ml/lần. Ngày 4 – 8 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho trẻ: 700 – 950ml. Mẹ lưu ý: từ giai đoạn này bé bắt đầu ngủ được xuyên đêm và có thể uống nhiều sữa hơn vào ca cuối cùng buổi tối và ca đầu tiên của sáng hôm sau.
  • Từ 6 – 9 tháng:  170 – 240ml/lần. Ngày 6 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho trẻ: 950ml. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm, tuy nhiên sữa vẫn là thực phẩm chính cho con trong giai đoạn này nhé! Ăn dặm chỉ mới là bước tập làm quen với thực phẩm thô.
  • Từ 9 – 12 tháng tuổi:  200 – 50ml/lần. Ngày 3 – 5 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho trẻ: 700ml. Giai đoạn này trẻ có thể uống ít sữa đi vì trẻ đã ăn được thức ăn dặm trong đó có chứa nước
  • Từ 12 tháng tuổi trở lên:  120ml sữa công thức, sữa tươi/sữa đậu nành/sữa chua. Ngày 4 lần.

Bé từ 6 – 10 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ đã có thể ăn dặm, nhưng mẹ vẫn nên cho bú sữa mẹ hoặc uống thêm sữa bột. Trong chế độ ăn dặm của trẻ, mẹ cần bổ sung thêm:

  • Các loại rau xanh và trái cây: Bí xanh, củ cải trắng, quả bơ, táo, kiwi, đu đủ… giúp bổ sung thêm vitamin C, canxi, chất xơ và protein… nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Trẻ sẽ mất dần lượng sắt dự trữ từ 6 tháng tuổi, nên mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt bò (theo tỉ lệ 1 phần thịt, 2 phần rau).
  • Thực phẩm giàu chất đạm: giúp nâng cao hệ miễn dịch và sự phát triển của não bộ. Chất đạm có nhiều trong thịt gà, cá, pho mai, thịt nạc thăn, thịt bê non, đậu hũ, các loại hạt…

Lưu ý, khi chế biến thức ăn cho trẻ giai đoạn này mẹ nên chọn cách hấp/luộc/nướng để đảm bảo dinh dưỡng và tránh các tác động không tốt từ dầu mỡ, gây rối loạn tiêu hóa cho bé. Mẹ cũng nên nghiền nát, hoặc băm nhỏ thức ăn tránh để bé bị hóc hoặc khó ăn.

Bé 10 – 12 tháng tuổi

Tuy trẻ đã phát triển hơn so với lúc mới sinh rất nhiều, nhưng mẹ vẫn nên duy trì thói quen cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột hàng ngày, kết hợp với ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 10 – 12 tháng tuổi như sau:

  • Mẹ vẫn cần cho con bú sữa mẹ hàng ngày (ít nhất là 3 – 4 lần trong ngày)
  • Bổ sung chất xơ, các vitamin khoáng chất từ rau xanh và trái cây luôn cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Một số loại rau xanh, củ quả phù hợp cho trẻ 10 – 12 tháng tuổi: Khoai lang, bí xanh, cải trắng, súp lơ xanh, cà tím, rau chân vịt, cải xoăn… Lưu ý, giai đoạn này trẻ đã bắt đầu tập cầm nắm, mẹ có thể xắt miếng rau củ quả vừa tay để trẻ tập bốc để ăn, gặm nhấm. Một số loại thực phẩm mẹ có thể cho trẻ tập cầm và gặm: táo, khoai tây, củ cải…
  • Trẻ đã có thể ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng, nhưng mẹ phải nấu chín kỹ
  • Tuy trẻ đã lớn hơn nhiều so với lúc mới sinh, nhưng mẹ không nên cho trẻ ăn mật ong, mứt, bơ. Đây là các thực phẩm có nhiều đường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dị ứng cho bé.

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể xem thêm cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh theo các bữa chính, bữa phụ dưới đây:

  • Bữa chính: Số lượng từ 3 – 4 bữa. Mẹ có thể cho trẻ ăn bột hoặc cháo, nhưng phải có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm:
  • Tinh bột (gạo, đỗ…)
  • Chất đạm (cá, thịt, trứng, tôm, cua…)
  • Chất béo (dầu ăn, mỡ động vật)
  • Vitamin và khoáng chất (các loại rau xanh và trái cây).

Trong đó, tỷ lệ các nhóm dưỡng chất cụ thể như sau: 20 – 25g tinh bột, 30 – 40g chất đạm, 15g rau xanh và trái cây, 10g chất béo.

  • Bữa phụ: Số lượng từ 2 – 3 bữa. Một số loại thực phẩm tốt cho trẻ 10 – 12 tháng tuổi: súp, sữa, sữa chua… Lưu ý, mẹ nên cho trẻ dùng sữa chua kèm hoa quả hoặc chọn một số loại sữa chua ít đường đảm bảo chất lượng.

Phân biệt giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh và táo bón

Giãn ruột sinh lý là gì?

Hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng thể tích ruột của trẻ phát triển hơn mức chuẩn bình thường. Nhìn chung, đây là một tình trạng không đáng lo ngại và thường gặp ở trẻ.

Tình trạng giãn ruột sinh lý thường sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm tình trạng giãn ruột sinh lý xuất hiện có thể khác nhau tùy theo tốc độ phát triển với từng trẻ. Thông thường, hiện tượng này ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 tháng.

Biểu hiện giãn ruột sinh lý

Hiện tượng của chứng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh thường hay bị nhầm với chứng táo bón bởi cả hai tình trạng này đều khiến trẻ không đi ngoài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, mẹ có thể phân biệt hai tình trạng này bằng cách quan sát các dấu hiệu giãn ruột sinh lý dưới đây:

1. Trẻ không đi ngoài nhiều ngày

Khi đang gặp phải tình trạng giãn ruột sinh lý, đường ruột của trẻ sẽ tăng kích thước so với bình thường nên nó sẽ chứa được nhiều phân hơn. Do nên, trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể đi ngoài. Thời gian không đi ngoài cụ thể đối với trẻ bú sữa mẹ và trẻ uống sữa công thức là:

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Có thể không đi ngoài từ 7 đến 10 ngày.
  • Đối với trẻ uống sữa công thức: Có thể không đi ngoài từ 3 đến 5 ngày.

2. Trẻ thường rặn đi ngoài và gồng mình

Việc rặn và gồng mình đều là những biểu hiện bình thường khi trẻ đang tập thói quen đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện khác như xì hơi, đỏ mặt,…

3. Phân mềm, đặc sệt, đều màu

Sữa mẹ và sữa công thức đều có nước là thành phần chủ yếu nên phân của trẻ sẽ khá mềm. Vì vậy, khi trẻ bị giãn ruột sinh lý thì phân thường mềm và sệt hơn bình thường. Ngoài ra, phân thường sẽ có màu vàng nâu hoặc vàng nhạt nếu trẻ ăn sữa công thức và sẽ có màu vàng tươi nếu trẻ ăn sữa mẹ. Ngược lại, khi trẻ bị táo bón thường đi phân cứng và có màu xanh hoặc đen.

4. Trẻ ăn và ngủ tốt

Khi kích thước ruột tăng, dạ dày của trẻ theo đó cũng có thể sẽ nhanh rỗng hơn nên trẻ có thể bú nhiều hơn và lâu hơn. Khi bú xong, dạ dày sẽ bắt đầu co bóp nên máu ở các cơ quan sẽ dồn về dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn và trẻ sẽ hấp thu các dưỡng chất cần thiết. Do vậy, lượng máu ở não và các cơ quan khác sẽ giảm đi, từ đó làm cho trẻ ngủ tốt hơn.

5. Trẻ vui chơi bình thường

Việc trẻ gặp phải hiện tượng giãn ruột sinh lý tuy không đi ngoài trong nhiều ngày nhưng thông thường cũng sẽ không gây khó chịu. Nguyên nhân là do phân được tích tụ trong ruột chứa nhiều nên chưa đào thải được.

Khi lượng phân tích tụ đủ nhiều, nhu động ruột sẽ có chức năng tự động đẩy chất thải ra. Do vậy, trẻ sẽ vẫn vui chơi bình thường mà không có biểu hiện khác thường nào.

Điều này hoàn toàn khác so với trẻ không đi ngoài do bị chứng táo bón. Nếu không đi ngoài được do táo bón, trẻ sẽ thường hay cáu kỉnh, khóc hoặc có biểu hiện khó chịu.

Thời kỳ giãn ruột sinh lý kéo dài bao lâu?

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường xuất hiện khi bé được 2 tháng tuổi. Thông thường trong thời kỳ giãn ruột, trẻ sẽ không đi ngoài. Theo các chuyên gia, giãn ruột sinh lý là quá trình thể tích của ruột tăng lên cao hơn mức bình thường.

Theo cơ chế đào thải của cơ thể thì khi khoang ruột đầy mới có thể đẩy các chất thải ra ngoài, do vậy trong thời gian này, ruột của trẻ sẽ chứa được một lượng chất thải lớn hơn trước và cũng mất nhiều thời gian hơn để có thể đào thải ra ngoài.

Thông thường, thời kỳ giãn ruột của trẻ sẽ diễn ra khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi. Thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận chính xác về thời kỳ giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài bao lâu, nhưng hiện tượng này có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng. 

Thời kỳ giãn ruột sinh lý của mỗi trẻ sẽ là khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của cơ thể.

Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, giãn ruột sinh lý ở trẻ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Do vậy, cha mẹ không nên tự kết luận rằng trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay táo bón… rồi tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc về tiêu hóa khi chưa có sự chỉ dẫn và đồng ý của bác sĩ.

Hiện tượng giãn ruột sinh lý có nguy hiểm không?

Khi thấy hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ diễn ra thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, bởi đây là hiện tượng phát triển rất bình thường của hệ tiêu hóa trong mỗi trẻ. Thể tích ruột của trẻ tăng trưởng và đây được gọi là thời kỳ giãn ruột sinh lý của mỗi trẻ sơ sinh

Cách phân biệt giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ

Chứng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh vốn là một hiện tượng sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, một số cha mẹ lại lầm tưởng rằng trẻ bị táo bón. Cha mẹ cần biết cách phân biệt hai tình trạng này như sau:

  • Tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinhGiãn ruột sinh lý chỉ thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 đến 3 tháng tuổi. Trong giai đoạn giãn ruột, trẻ vẫn có thể bú mẹ bình thường nhưng có thể không đi đại tiện từ 7 đến 10 ngày hoặc thậm chí là 13 đến 15 ngày.
  • Đối với những trẻ dùng sữa công thức, có thể không đi đại tiện từ 3 đến 5 ngày.
  • Trong khoảng thời kỳ giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh, dù không đại tiện nhưng trẻ vẫn đi phân mềm và đều màu, không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, ăn ngủ và sinh hoạt đều bình thường.
  • Tình trạng trẻ bị táo bón: Tình trạng táo bón có thể gặp ở trẻ trong bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là đối với những trẻ dùng sữa công thức hoàn toàn.
  • Khác với giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh, táo bón là tình trạng đi ngoài phân cứng và khô, phân có màu nâu đen hoặc xanh, trẻ sẽ cảm thấy đau rát ở vùng hậu môn khi đại tiện.
  • Việc gặp khó khăn khi đi đại tiện có thể khiến bé bỏ bú hoặc bỏ ăn, bé hay xì hơi và thường cảm thấy đau bụng hay khó chịu khi muốn đại tiện. Khi bị táo bón, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được điều trị và xử trí phù hợp.

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng giãn ruột sinh lý”

  • Bổ sung lợi khuẩn đúng cách
  • Massage bụng cho trẻ giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn
  • Cho trẻ tập các bài thể dục nhẹ nhàng
  • Cho trẻ tắm nước ấm
  • Bổ sung chất xơ cho trẻ
  • Tăng số lần bú mẹ
  • Giữ vệ sinh cho trẻ
  • Chườm ấm

Góc của Mẹ: Chế độ ăn giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ:

Bổ sung một thực đơn giàu chất xơ và hạn chế các chất gây béo

Chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ ở ruột già là môi trường tốt để các vi khuẩn có lợi lên men, hút nước giúp mềm phân, khối lượng phân nhiều và dễ dàng thải ra ngoài. Nguyên nhân chính dẫn tới táo bón ở hầu hết các đối tượng đó là do thiếu chất xơ.

Để giảm tình trạng táo bón của trẻ, các mẹ nên tạo cho họ một khẩu phần ăn có đủ lượng chất xơ. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: 

  • Rau khoai lang, mồng tơi, cải xanh, súp lơ, rau bina, rau diếp cá, v.v. 
  • Hoa quả như mận, cây họ cam, bưởi, đu đủ, chuối tiêu, xoài, lê, táo, kiwi cũng cung cấp đủ lượng chất xơ cho trẻ. 

Ngoài ra, các loại củ như khoai lang và củ cải đường cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời cho cơ thể. 

  • Ví dụ, khoai lang có thể được sử dụng như một loại thuốc đơn giản chữa táo bón bằng cách nấu hoặc hầm nó. Khoai lang sẽ là một lựa chọn thức ăn ngon miệng cho khẩu phần ăn của trẻ.

Sử dụng các loại rau củ và trái cây để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc chọn lựa thức ăn cho bé phải được tính toán cẩn thận, vì việc ăn quá nhiều chất xơ có thể khiến tình trạng táo bón tồi tệ hơn.

Các mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, đồ uống có gas và bánh kẹo, vì điều này có thể khiến cho quá trình đại tiện của trẻ khó khăn hơn. Đồ chiên rán, đồ ăn sẵn và đồ đóng hộp là những yếu tố gây tình trạng táo bón tồi tệ hơn cho trẻ.

Cung cấp cho trẻ đủ nước

Nước có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng táo bón. Trẻ nhỏ thường không chú ý đến việc uống nước trong quá trình chơi, điều này có thể làm tình trạng táo bón của bé trở nên nghiêm trọng.

Nước giúp loại bỏ các chất thải tồi tệ và cung cấp nước cho cơ thể, giúp giảm tình trạng táo bón. Mẹ nên nhắc bé uống nước, với lượng phù hợp với tuổi của bé.

  • Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống nước, nhưng nếu trẻ bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày.
  • Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày.
  • Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày). Nước có thể ở các dạng nước lọc, nước hoa quả, nước canh, nước sinh tố,…

Bổ sung thêm sữa chua

Khi nói về việc tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, sữa chua là một trong những nguồn dưỡng chất không thể bỏ qua. Nó chứa probiotic, một thành phần quan trọng giúp sản sinh vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Probiotic giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và ngăn chặn táo bón.

Mẹ nên chọn sữa chua có nhiều probiotic để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh cho trẻ uống quá nhiều sữa chua vì có thể gây ra các tác dụng phản đối như khó tiêu, dị ứng hay dẫn đến béo phì vì sữa chua có chứa đường.

Cho trẻ uống sữa mát

Một trong những sai lầm của mẹ khiến con bị táo bón là chọn loại sữa không phù hợp dinh dưỡng với bé. Một số loại sữa công thức trên thị trường hiện nay có chất lượng tốt xong thành phần dinh dưỡng lại quá nhiều cho bé, gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.

Giải pháp cho tình trạng này là lựa chọn các loại sữa mát cho trẻ. Sữa mát là loại sữa bên trong không có thành phần đường mía, vị ngọt tự nhiên, dịu nhẹ gần như sữa mẹ.

Sữa mát cũng bổ sung chất xơ cho quá trình tiêu hóa của bé tốt hơn.

Bổ sung cho trẻ thực phẩm chứa nhiều magie và kẽm

Magie và kẽm là các chất giúp tăng cường hoạt động của ống tiêu hóa, nhờ đó mà chức năng của đại tràng trong việc bài tiết chất thải cũng ổn định hơn.

Ngoài ra, magie và kẽm còn tốt cho sức khỏe như điều hòa hệ thần kinh, vận chuyển canxi vào não, tổng hợp các hormon tăng trưởng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Thực phẩm giàu magie là các hạt nguyên xơ, ngũ cốc như vừng đen, hạt lanh, hạt hướng dương, yến mạch, lúa mì, dưa hấu,… Còn kẽm có trong các thực phẩm hải sản như tôm, cua, thịt bò, hàu, ngũ cốc,…

Nguồn tham khảo:

[1] Sức khỏe đời sống 2015 – Xử trí các bệnh thông thường đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đọc tiếp ...

Sữa mát tăng cân cho trẻ sơ sinh

Sữa nóng hay mát có thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ hay không? Băn khoăn này sẽ được Little Étoile giải đáp ở bài viết dưới đây, các mẹ bỉm sữa cùng tìm hiểu...

Chi tiết
Chuyên gia mách mẹ Kinh Nghiệm lựa chọn Sữa Úc tốt cho Bé

Dòng SỮA ÚC cho bé vẫn luôn được nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng cho con yêu. Nhưng với hàng tá các nhãn hiệu trên thị trường đang khiến mẹ phân vân và đắn đo, chuyên gia sẽ hướng dẫn...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay