Phát triển nhận thức ở trẻ tập đi

Đăng ngày: 10/10/2021
Chia sẻ:

Khi bước vào giai đoạn tập đi, trẻ sẽ phát triển nhận thức mạnh mẽ qua các thay đổi về hành vi, cảm xúc, ngôn ngữ, các khả năng phối hợp tay chân,…Thế nên, bố mẹ cần tìm hiểu những đặc trưng phát triển của con trong độ tuổi này, để giúp con phát triển tốt nhất.

Sự phát triển nhận thức của trẻ 1-3 tuổi thay đổi như thế nào

Cách não bộ hoạt động

Khi trẻ được 1 tuổi, kích thước của não đã tăng gấp đôi so với khi mới sinh và đến năm 3 tuổi, não của trẻ đã đạt 80% khối lượng khi trưởng thành.

Bộ não trẻ tiếp tục phát triển các kết nối và đường dẫn thần kinh khi bước vào độ tuổi tập đi. Đồng thời, vỏ não là khu vực chịu trách nhiệm khả năng điều chỉnh hành vi và các cảm xúc nhận thức về bản thân cũng phát triển nhanh chóng. Hơn nữa, thùy trán và thùy thái dương của não cũng phát triển, cải thiện khả năng ngôn ngữ, trí nhớ và sự phối hợp giữa tay và mắt ở trẻ.

Thay đổi hành vi, cảm xúc ở trẻ

Ở độ tuổi này, trẻ có những thay đổi trong việc thể hiện cảm xúc là điều bình thường. Chẳng hạn, con sẽ thường tức giận, buồn bã, cáu giận vô , phấn khích hay muốn giành cái gì đó cho riêng mình. Các hành vi đi kèm thường thấy như khóc nhè, la hét, ném hoặc làm vỡ đồ vật, bỏ chạy hoặc thậm chí nín thở.

Bé đánh dấu quyền "sở hữu" đồ chơi với bạn

Bé đánh dấu quyền “sở hữu” đồ chơi với bạn

Tuy nhiên, trẻ lúc này cũng đã phát triển cảm giác đồng cảm như trẻ sẽ nhận thấy lỗi sai của mình. Con sẽ thể hiện tình cảm bằng những cái ôm, nụ hôn cho bố mẹ để chuộc lỗi cũng như thể hiện tình cảm với đồ chơi, gấu bông hay búp bê.

Phát triển vốn từ và khả năng nói

Khi được 2 tuổi, trẻ có những thay đổi rõ ràng liên quan đến các khu vực ngôn ngữ của não, khu vực này phát triển nhiều khớp thần kinh hơn và trở nên liên kết với nhau hơn. Điều này làm khả năng ngôn ngữ của trẻ tăng đột biến – đôi khi được gọi là “bùng nổ từ vựng”. Thường thì vốn từ vựng của trẻ sẽ tăng gấp 4 lần trong giai đoạn từ 1-2 tuổi.

Ngoài ra, vỏ myelin bảo vệ các tế bào thần kinh tăng, giúp não thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn khi trẻ 2 tuổi. Trẻ cũng phát triển nhận thức nhiều hơn về bản thân. Chẳng hạn, con giờ đây nhận thức rõ hơn về cảm xúc và ý định của chính mình. Hơn nữa, trẻ cũng biết được chính mình khi nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong gương.

Khả năng phối hợp tay và mắt

Từ 18 tháng tuổi, trẻ đã có thể tập trung vào các đối tượng ở cả gần và xa, đồng thời khả năng phối hợp tay mắt và khả năng nhận thức về chiều sâu đã phát triển tốt. Do đó, mẹ có thể nhận thấy trẻ sẽ thích vẽ hay tô màu tuy chỉ với những nét nguệch ngoạc. Các bức tường trong nhà sẽ đầy nét vẽ đáng yêu của con đấy!

Bé vẽ tranh trên tường

Trẻ thích vẽ vời  tường

Nhận thức phát triển mạnh mẽ ở tuổi lên 3

Điều đáng ngạc nhiên là mật độ khớp thần kinh ở vùng vỏ não trước trán có thể đạt đến đỉnh điểm khi trẻ được 3 tuổi, lên tới 200% so với khi trưởng thành [1]. Do đó, khả năng nhận thức phức tạp ở trẻ đang được cải thiện và củng cố nhiều hơn.

Ví dụ, ở giai đoạn này, trẻ em có thể nhớ lại các việc đã xảy ra ở quá khứ để giải thích các sự kiện hiện tại tốt hơn. Trẻ cũng có nhận thức linh hoạt hơn và hiểu rõ hơn về mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.

Cách giúp con phát triển nhận thức tối ưu

Chăm sóc con phù hợp

Bố mẹ có thể kích thích sự phát triển trí não khỏe mạnh bằng cách đơn giản như trò chuyện, quan tâm, chăm sóc và dành nhiều thời gian hơn để chơi cùng con. Bởi vì, những  sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ như trò chuyện cùng con, chơi đùa hay đọc sách…. có thể giúp trẻ phát triển cả về trí tuệ lẫn cảm xúc tốt nhất [2].

Đọc sách cùng con giúp phát triển nhận thức hiệu quả ở trẻ

Đọc sách cùng con giúp phát triển nhận thức hiệu quả ở trẻ

Trẻ em trong 3 năm đầu đời sẵn sàng học hỏi thậm chí là học rất nhanh mọi thứ mà trẻ được tiếp xúc. Do đó, bố mẹ có tập cho con những thói quen tốt rất dễ dàng.

Nếu trẻ bị căng thẳng hay chấn thương về mặt tâm lý có thể gây ra những hậu quả tiêu cực lâu dài cho não bộ của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên la mắng, ép buộc hay làm tổn thương con trẻ bằng lời nói, hay có những hình phạt nặng như đánh con. Những điều này có thể làm con tổn thương cảm xúc, khiến trẻ rụt rè hay về lâu dài làm con càng ương bướng hơn.

Ngoài ra, bố mẹ cần hiểu rõ các mốc phát triển bình thường và quan sát cẩn thận để kịp thời phát hiện khi con có vấn đề về phát triển nhận thức. Từ đó có thể có cách khắc phục phù hợp cho con.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Bên cạnh sự chăm sóc tận tình từ bố mẹ thì yếu tố dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến cách phát triển não bộ của trẻ. Nếu thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng quan trọng nào liên quan đến sự phát triển của não có thể dẫn đến giảm chức năng nhận thức ở trẻ. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung đầy đủ các chất có lợi cho não bộ và thị giác của trẻ như: Omega-3 DHA, EPA, lutein, choline, vitamin A, E,…

DHA là mắt xích quan trọng giúp hình thành và phát triển não bộ cho bé. Nó thì thiết yếu cho hệ thần kinh trung ương để trí não và thị giác của trẻ phát triển. Khi DHA kết hợp với Omega 3 ALA, EPA, Omega 6 LA, Lutein, Choline, I-ốt… sẽ giúp trẻ tăng cường chức năng nhận thức, phát triển trí tuệ, cảm xúc và hệ thần kinh thị giác một cách tối ưu nhất.

Muốn giúp con phát triển nhận thức đúng cách không phải quá khó cũng không quá dễ. Chỉ cần bố mẹ luôn kiên nhẫn đồng hành và hỗ trợ con theo từng giai đoạn phát triển để trẻ có thể phát huy hết tiềm năng của mình.

Nguồn tham khảo:

  1. http://www.urbanchildinstitute.org/why-0-3/baby-and-brain
  2. https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/early-brain-development.html
  3. Developmental milestones and nutrition for babies aged 18-24 months – Little Étoile (littleetoile.com)

Xem thêm: Làm thế nào để giúp trẻ thông minh từ sớm?

Đọc tiếp ...

Yoga Mẹ và Bé - Những động tác YOGA đơn giản mẹ có thể tập cùng bé tại nhà

Sau khi sinh con, cơ thể chúng cần thời gian để chữa lành và nghỉ ngơi - và tâm trí của người mẹ cũng vậy. Các bài tập Yoga nhẹ nhàng giúp tập trung vào việc phục hồi và có thể...

Chi tiết
Minigame: GHÉP HÌNH NHANH TAY TRÚNG NGAY QUÀ CHẤT (11-17/10)

Cùng Little Étoile tìm ra mảnh ghép còn thiếu ở mỗi ô thật chính xác để nhận ngay những phần quà hấp dẫn cho bé! Mẹ có thể tham khảo bài viết tại đây để có câu trả lời chuẩn...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay