Vai trò của chất dinh dưỡng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch 

Đăng ngày: 03/06/2021
Chia sẻ:

Chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả trong những năm đầu đời. Vì vậy, ba mẹ nên nắm rõ các nhóm chất cần thiết và lợi ích mà chúng mang lại cho sức khỏe tổng thể nói chung và hệ miễn dịch nói riêng.

Chất dinh dưỡng đa lượng (macronutrient)

Chất đa lượng (gồm tinh bột, chất béo, chất đạm) được hấp thu qua chế độ ăn của trẻ sẽ cung cấp một phần năng lượng để hình thành và thay thế tế bào hàng ngày. Phần còn lại sẽ góp phần phát triển các cơ quan não bộ, tim mạch, cơ và các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng cho bé cần bổ sung các chất dinh dưỡng đa lượng như:

  • Đạm thô: giúp tiêu hóa amino axít, tạo các bộ phận cho tế bào mới và hàng ngàn sản phẩm khác.
  • Chất béo: sử dụng để tạo năng lượng bên trong tế bào, tích trữ năng lượng và tạo các bộ phận cho tế bào mới.
  • Tinh bột: được tế bào sử dụng để tạo năng lượng, duy trì chức năng cho tế bào.
Nhóm chất dinh dưỡng đa lượng cung cấp năng lượng cho trẻ

Nhóm chất dinh dưỡng đa lượng cung cấp năng lượng cho trẻ

Các chất dinh dưỡng đa lượng này cần điều chỉnh phù hợp theo từng độ tuổi để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cho bé. Đối với trẻ từ 1-3 tuổi, thành phần các chất sinh nǎng lượng tốt nhất nên theo tỷ lệ Đạm: Chất Béo: Tinh bột = 15: 20: 65 [1].

Vì vậy, ba mẹ cần cân bằng các thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, cơm,…để đảm bảo cung cấp đúng tỷ lệ các chất cho bé tạo năng lượng tốt nhất.

Vi chất dinh dưỡng (micronutrients)

Các vi chất dinh dưỡng là các chất chỉ cần bổ sung với hàm lượng rất nhỏ nhưng lại cực kỳ quan trọng cho sự phát triển miễn dịch của bé. Chúng ta có các vi chất dinh dưỡng như: vitamin, khoáng chất, axit béo, và Prebiotics.

Vitamin

  • Vitamin A: góp phần quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các đường thông khí. Nên ví như hàng rào phòng bệnh bên trong đường ruột. Thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh sởi [2].
  • Vitamin C: cơ thể không thể tạo ra vitamin C vì vậy cần chủ động cung cấp qua thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung cho trẻ.  Theo thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ (NLM), vitamin C có tác dụng làm giảm thời gian bị cảm lạnh ở trẻ [3].
  • Vitamin nhóm B: hỗ trợ tế bào miễn dịch tạo ra năng lượng từ tinh bột. Thiếu các vitamin nhóm B như vitamin B12 và axít folic sẽ làm chậm sản xuất các tế bào máu cũng như các tế bào miễn dịch.
  • Vitamin D3: được coi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin D3 cũng đóng vai trò lớn trong việc phát triển xương, giúp xương chắc khỏe ở trẻ. Do đó, không thể bỏ qua vitamin D3 trong chế dộ dinh dưỡng cho bé. [4]
Vitamin rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Vitamin rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Khoáng chất

  • Kẽm: chất khoáng vi lượng quan trọng nhất của hệ miễn dịch. Kẽm bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm khuẩn đường ruột và giúp tế bào miễn dịch duy trì mức năng lượng cần thiết. Ngoài ra, kẽm cũng giúp tạo ra tế bào miễn dịch mới và chữa bệnh đau họng. Thiếu hụt kẽm trong chế độ dinh dưỡng cho bé có thể tăng nguy cơ tiêu chảy [5].
  • Sắt: Thiếu hụt sắt sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Bởi vì, sắt rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của các tế bào miễn dịch. Đặc biệt là tế bào lympho, giúp tạo ra phản ứng chống nhiễm trùng. [6]

Chất axit béo

Omega-3 DHA, EPA là các axit béo mà cơ thể trẻ không thể tự tạo ra vì thế trẻ cần được bổ sung qua chế độ ăn hằng ngày.

Một lượng nhỏ DHA, EPA được sử dụng để tạo ra các sản phẩm cho các tế bào miễn dịch “giao tiếp” với nhau và cảnh báo cho hệ miễn dịch khi có vi khuẩn xâm nhập. Các thực phẩm giàu Omega-3 DHA như cá hồi, cá trích, tảo biển. Còn EPA Được tìm thấy trong cá, quả hạch và các loại hạt.

Prebiotics

Prebiotics bao gồm GOS (galacto-oligosaccharides), lactoferrin và beta-glucan. Những chất này là thức ăn của lợi khuẩn sống trong đường ruột giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi-rút rất hiệu quả.

Prebiotics - Chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch đường ruột

Prebiotics – Chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch đường ruột

  • GOS có thể tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, hạn chế tiêu chảy và nhiễm khuẩn. Hơn nữa, chất xơ GOS được chứng minh giúp cải thiện hoạt động của vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột ở trẻ trong giai đoạn tập đi.
  • Lactoferrin: thành phần quan trọng có trong sữa non. Lactoferrin chỉ được cung cấp cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ nhưng đóng một vai trò quan trọng cho hệ miễn dịch của trẻ tập đi và giai đoạn sau đó. Lactoferin giúp vận chuyển sắt đi khắp cơ thể [7]. Ngoài ra, lactoferrin cũng có tác dụng như kháng sinh vì có khả năng ngăn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Βeta-glucan: là thành phần quan trọng được tìm thấy trong hạt ngũ cốc và men bánh mì. Beta-glucan là tinh bột, không tạo năng lượng nhưng có thể kích thích ruột giữ phản xạ miễn dịch. Beta-glucan đã được chứng minh giảm thời gian và các triệu chứng mắc cảm cúm ở trẻ 1-4 tuổi [8].

Khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt sẽ hạn chế sự lan nhanh của các vi-rút, vi khuẩn qua thành ruột. Vậy nên, muốn tăng cường hệ miễn dịch cho bé thì nên bảo vệ hệ tiêu hóa trước tiên.

Tăng cường hệ miễn dịch với chất chống oxy hóa

Khi bị bệnh, cơ thể trẻ sẽ đau, mệt mỏi, viêm nhiễm, thiếu năng lượng. Nguyên nhân là do vi khuẩn và vi-rút sản sinh ra các chất độc gây hủy hoại tế bào.

Để tăng cường hệ miễn dịch chiến đấu với các chất độc này, cơ thể hấp thu các chất chống oxy hóa từ thức ăn. Rất nhiều vi chất dinh dưỡng cũng được xem là chất chống oxy hóa. Trong hệ miễn dịch, những chất thường gặp nhất là:

  • Vitamin C: chất chống oxy hóa trong phổi và dịch cơ thể.
  • DHA và Vitamin E: chất chống oxy hóa trên bề mặt tế bào, gan và da.
  • Lutein: chất chống oxy hóa bảo vệ chức năng của mắt và não
  • Vitamin A: chất chống oxy hóa ở màng các đường thông khí và đường ruột

Chất chống oxy hóa giống như vũ khí được tế bào miễn dịch sử dụng để tấn công và tiêu diệt vi khuẩn và vi-rút. Chúng giống những người lính chiến đấu không ngừng trong hệ thống phòng vệ miễn dịch.

Qua bài này chắc đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về cách bổ sung dinh dưỡng cho bé tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Đây được coi là nền tảng sức khỏe vững chắc giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và đường tiêu hóa.

Nguồn tham khảo:

  1. Bệnh viện 108, Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
  2. WHO [Internet], Measles, 5 December 2019
  3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23440782/
  4. https://soyte.hanoi.gov.vn/dinh-duong-cong-dong/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/6-vi-chat-giup-tang-cuong-suc-khoe-va-he-mien-dich-mua-la-1
  5. https://www.who.int/elena/titles/bbc/zinc_diarrhoea/en/
  6. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10971835/
  7. https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/10942912.2019.1666137
  8. http://www.vitawithimmunity.com/wp-content/uploads/2017/12/Study_3_bakers-yeast-betaglucan-decreases-episodes-of-common-chiStudy_3_ldhood-illness-in-1-to-4-year-old-children-during-cold-season-in-china-2155-9600-1000519.pdf

Đọc tiếp ...

1000 Ngày đầu đời - Chất chống oxy hóa và bệnh chàm ở trẻ

Bệnh chàm ở trẻ em có thể được hạn chế nhờ bổ sung các chất chống oxy cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và các nghiên cứu liên quan đến vấn...

Chi tiết
Dinh dưỡng cho bé bị nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là một bệnh nguy hiểm và thường gặp ở trẻ em. Nếu mẹ bổ sung dinh dưỡng cho bé hợp lý sẽ góp phần phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay