Những cột mốc phát triển của trẻ bố mẹ cần biết (2-6 tuổi)
Đăng ngày: 05/12/2021
Chia sẻ:
Trong những năm đầu đời, đặc biệt từ 2-6 tuổi là lúc những cột mốc phát triển của trẻ liên tục thay đổi, cả về nhận thức và vận động. Chắc hẳn là bố mẹ thì ai cũng muốn chứng kiến giây phút con lớn lên từng ngày để đồng hành cùng con. Vậy bố mẹ thì hãy dành 3 phút để tìm hiểu chi tiết hơn về các mốc phát triển này nhé.
Nội dung bài viết
Cột mốc phát triển của trẻ về nhận thức
Trong giai đoạn phát triển từ 2-6 tuổi của bé, sự phát triển về nhận thức được thể hiện rõ ràng nhất. Cụ thể, bé có những thay đổi trong nhận thức về bản thân cũng như về ngôn ngữ khi biết dùng từ, câu để diễn đạt ý muốn của mình.
Trẻ có ý thức về bản thân
Từ khi trẻ khoảng 10 tháng tuổi, bé đã có nhận thức về giới tính nam và nữ. Bé nhận dạng qua khuôn mặt và cả các đồ vật, đặc biệt là nhận dạng khuôn mặt của mẹ [1].
Bé có thể nhận biết được khuôn mặt của mẹ từ 10 tháng tuổi
Cho đến giai đoạn 2-6 tuổi là cột mốc phát triển của trẻ với sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức bản thân. Đây là thời điểm đầu tiên bé có cảm nhận về chính mình. Bé biết vị trí của mình trong gia đình, biết mình thích gì và biết thể cảm xúc vui, buồn, tức giận của bản thân. Lúc này, bé cũng bắt đầu có sự đồng cảm với các cảm xúc của người khác như khi thấy mẹ cười bé cũng cười, thấy mẹ buồn bé cũng buồn theo.
Chính nhờ nhận thức về bản thân nên bé có thể chủ động thể hiện điều mình muốn. Từ đó, bé có sự biểu đạt rõ ràng hơn nên mẹ sẽ dễ hiểu được bé đang muốn gì nếu chú ý. Chẳng hạn như bé muốn mua đồ chơi mới sẽ biết xin mẹ để có được. Đồng thời, con cũng dần biết kiểm soát cảm xúc bản thân khi dần lớn hơn.
Cũng trong độ tuổi từ 2-6, trí tưởng tượng của bé trở nên phong phú với những hình dung về các tình huống khác nhau, tưởng tượng các trò chơi mới. Bé sẽ tưởng tượng mình hóa thân thành các nhân vật hoạt hình hoặc ai đó trong gia đình.
Bé tưởng tượng mình là bác sĩ
Cột mốc phát triển của trẻ về khả năng ngôn ngữ
Từ 2-3 tuổi, bé đã bắt đầu sử dụng các từ ngữ đơn giản để tương tác với mọi người xung quanh. Hay, đặt câu hỏi khi thấy bất kỳ điều gì cũng là cách con đang học hỏi để phát triển ngôn ngữ của mình. Có thể thấy trong các mốc phát triển của trẻ thì giai đoạn này bé bắt đầu có suy nghĩ logic và tò mò về mọi thứ xung quanh nhiều hơn.
Bé cũng tỏ ra thích thú với cách phát âm của các từ ngữ. Đặc biệt, các đồ vật, ký hiệu, màu sắc hay con số sẽ được bé ghi nhớ và dễ dàng xác định trong các trò chơi số đếm và màu sắc. Riêng với các bé trai sẽ thích âm thanh và những tiếng ồn hơn.
2-3 tuổi là cột mốc phát triển của trẻ về từ ngữ
Đến khi bé được 3-5 tuổi, bé đã có thể dùng từ ngữ để kể chuyện bằng cách thuật lại những việc đã diễn ra ở trường.
Cho đến 6 tuổi là cột mốc phát triển của con với sự “bùng nổ” về ngôn ngữ. Con có thể kể chuyện bằng những câu đầy đủ chủ ngữ vị ngữ, biết sử dụng thì tương lai và quá khứ trong câu nói. Bên cạnh số đếm, bé có hể ghi nhớ thêm về chữ cái, địa chỉ nhà, số điện thoại bố mẹ,…
Phát triển vận động – cột mốc phát triển quan trọng
Ngoài những thay đổi về nhận thức thì bé giai đoạn 2-6 tuổi cũng có những cột mốc phát triển vận động quan trọng, bao gồm cả vận động thô và vận động tinh.
Trẻ có những cột mốc phát triển vận động quan trọng
Phát triển kỹ năng vận động thô của trẻ
Từ 2 tuổi, bé có thể chạy và quay vòng tròn, ném bóng, đá bóng, nhặt đồ chơi, đồ vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ.(2)
Giai đoạn 3-4 tuổi, các bé có thể leo trèo lên các đồ vật, leo cầu thang nhưng cần bố mẹ hỗ trợ giữ thằng bằng (3). Ngoài ra, bé có thể đạp xe 3 bánh, chơi các trò nhảy bằng một chân như lò cò.
Đến 5-6 tuổi, khả năng giữ thăng bằng của bé đã tốt hơn, bé có thể giữ thăng bằng trên dây, nhảy qua đồ vật, nhảy dây, thậm chí là lộn nhào. (4)
Phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ
Cùng với những bước phát triển vận động thô, bé còn có những bước phát triển kỹ năng vận động tinh.
Giai đoạn 2-3 tuổi: bé có thể vẽ trên giấy, tô tượng, chơi các trò chơi lắp ghép bằng cách lấy các mảnh ghép ra khỏi khối. Độ tuổi này bé rất thích vẽ, cầm bút màu thuần thục bằng các ngón tay. (5)
Giai đoạn 3-4 tuổi: Bé có thể dùng giấy tạo ra các loại hình dạng, ví dụ gấp máy bay, gấp hình vuông,…Hoặc bé có thể chơi những trò chơi khó hơn như ghép hình hay dùng kéo để cắt giấy. Lúc này, bé đã biết sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad,..(6)
Giai đoạn 5-6 tuổi: bé đã có sự khéo léo hơn trong kỹ năng vận động, phát triển kỹ năng ngón tay tốt. Bé có thể chơi các trò chơi cần sự khéo léo, tỉ mỉ như nặn đất sét, cắt dán những hình phức tạp hơn. Nếu được bố mẹ hướng dẫn, bé có thể thắt dây giày. Đặc biệt, con có thể tạo ra tác phẩm nghệ thuật từ các loại vật liệu khác nhau. (7)
Trên đây là tất cả những thông tin về cột mốc phát triển của trẻ về các khả năng nhận thức và vận động cơ bản mà hầu hết trẻ nào cũng trải qua. Bố mẹ hãy chú ý quan sát và đồng hành cùng con để giúp con phát triển toàn diện trong giai đoạn này nhé.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ được coi là mục tiêu vô cùng quan trọng ở những năm tháng "vàng" đầu đời. Ngôn ngữ chính là phương tiện giúp con phát triển nhận thức, giao lưu khám phá thế giới...
Lần đầu bé biết viết sẽ là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt và ý nghĩa trong hành trình khôn lớn của con. Song, phần lớn ba mẹ phân vân thời điểm nào thích hợp để con có thể viết...