Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 2-6 tuổi bố mẹ nào cũng nên biết

Đăng ngày: 20/01/2022
Chia sẻ:

Tháp dinh dưỡng cho trẻ là căn cứ để xây dựng thực đơn khoa học đảm bảo sự phát triển của bé mà bố mẹ nên biết. Cụ thể tháp dinh dưỡng là gì, trong giai đoạn trẻ từ 2-6 tuổi có gì đặc biệt? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây.

Tháp dinh dưỡng là gì?

Tháp dinh dưỡng cho trẻ là hướng dẫn về các loại thực phẩm với tỷ lệ thích hợp mà trẻ nên ăn hàng ngày để có sức khoẻ tốt. Cụ thể, tháp dinh dưỡng chứa năm nhóm thực phẩm chính:

  • Các loại ngũ cốc, chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt.
  • Rau và các loại đậu.
  • Hoa quả.
  • Sữa, sữa chua, phô mai và các chế phẩm khác từ sữa.
  • Thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, đậu phụ, tôm và các loại hạt.
Năm nhóm thực phẩm cần thiết trong tháp dinh dưỡng của trẻ

Năm nhóm thực phẩm cần thiết trong tháp dinh dưỡng của trẻ

Theo đó, mỗi nhóm thực phẩm sẽ có hàm lượng cân đối tuỳ thuộc vào tỷ lệ cơ thể cần để tạo ra chế độ ăn uống cân bằng.

Cấu trúc tháp dinh dưỡng

Cấu trúc của tháp dinh dưỡng thể hiện từng nhóm chất và tỷ lệ các chất trong khẩu phần ăn được áp dụng cho mọi lứa tuổi, trong đó có cả tuổi từ 2-6 tuổi, được chia làm 3 tầng chính [1]:

Tầng đáy

Tầng này bao gồm các loại rau, đậu, trái cây và ngũ cốc, chiếm 70% tổng các chất chúng ta hấp thu hàng ngày. Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và cả chất chống oxy hóa. Nhóm thực phẩm ở tầng này cũng là nguồn cung cấp chất đa lượng: carbohydrate và chất xơ chính trong chế độ ăn uống của chúng ta.

Rau củ là một trong phần chính trong tháp dinh dưỡng của trẻ em

Rau củ là một trong phần chính trong tháp dinh dưỡng của trẻ em

Tầng giữa

Tầng giữa của tháp dinh dưỡng cho trẻ cung cấp protein, i-ốt, sắt, kẽm, vitamin B12 và chất béo lành mạnh. Các thực phẩm có thể kể đến: sữa, thịt nạc, trứng, đậu phụ, các loại hạt… Vì vậy, khi chọn lựa nguyên liệu chế biến món ăn, bố mẹ có thể linh động chọn các thực phẩm phù hợp cho bé.

Tầng trên cùng

Tầng trên cùng bao gồm các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh. Đây là nhóm chất cần thiết hỗ trợ sức khỏe của não và tim. Đặc biệt, não của bé phát triển nhanh chóng trong những năm đầu đời nên trẻ em cần lượng chất béo nhiều hơn người lớn. Mẹ có thể bổ sung nguồn chất béo từ dầu ô liu nguyên chất, các loại hạt, cá, bơ,…

Vai trò của tháp dinh dưỡng đối với trẻ

Trong giai đoạn 2-6 tuổi là lúc trẻ bắt đầu đi học và khám phá thế giới nên cần nhiều năng lương cũng như dưỡng chất đáp ứng các hoạt động thường ngày. Nhờ vào tháp dinh dưỡng, bố mẹ sẽ biết được số lượng thực phẩm và hàm lượng các nhóm chất cần để cung cấp cho bé mỗi ngày.

Từ đó, mẹ có thể đảm bảo được tỷ lệ các nhóm thực phẩm với chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết để con tăng trưởng và khỏe mạnh.

Bổ sung đầy đủ chất đa lượng và vi lượng cho trẻ

Bổ sung đầy đủ chất đa lượng và vi lượng cho trẻ

Cũng từ tháp dinh dưỡng cho trẻ, mẹ biết rõ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong từng giai đoạn, tránh tình trạng dư thừa chất hoặc thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng. Giúp mẹ xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh, khoa học cho con mỗi ngày.

Theo đó, cho bé ăn uống theo đúng hướng dẫn sẽ đáp ứng khẩu phần ăn hàng ngày (RDI) để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện nhất. Đầu tiên không thể bỏ qua các khoáng chất cần cho sự tăng trưởng và phát triển chiều cao như: canxi, sắt, B12, kẽm. Mẹ cũng cần bổ sung chất xơ để giúp hệ tiêu hoá trẻ khoẻ mạnh và các chất cung cấp năng lượng, carbohydrate cho sự tăng trưởng của trẻ.

Đặc biệt, tháp dinh dưỡng khuyến nghị nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế tối đa tiêu thụ đường, chất béo không lành mạnh và muối.

Tháp dinh dưỡng phù hợp với thể trạng trẻ em Việt Nam

Với trẻ nhỏ ở độ tuổi 2-6 tuổi đang là giai đoạn cần nhiều dưỡng chất để phát triển. Ngoài ra, chiều cao và cần nặng của trẻ ở độ tuổi này cũng phát triển khá nhanh. Do đó, mẹ không nên chỉ cho trẻ ăn qua loa, đủ bữa mà phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Chẳng hạn, mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-5 tuổi từ Viện dinh dưỡng, gồm 7 tầng [2]:

  • Đầu tiên là các gia vị, mỗi ngày bé cần ít hơn 3 đơn vị đường và 3 đơn vị muối, trong đó 1 đơn vị tương đương 1 thìa cà phê.
  • Tiếp đến là các loại thực phẩm cung cấp chất béo, mỗi ngày bé cần 5 đơn vị, trong đó 1 đơn vị tương đương 1 thìa canh.
  • Tầng thứ 3 là sữa và các sản phẩm từ sữa. Mỗi ngày bé cần 4 đơn vị, trong đó 1 đơn vị tương đương với: ½ cốc sữa, 1 hộp sữa chua, 1 miếng phomai.
  • Tiếp theo với thực phẩm giàu đạm, mỗi ngày bé cần 3.5 đơn vị, trong đó 1 đơn vị tương đương với: ½ lát cá, 1 quả trứng, 4 viên thịt,…
  • Tầng thứ 5, mỗi ngày bé cần 5-6 đơn vị, trong đó 1 đơn vị tương đương với: 1 lát bánh mì, ½ bát cơm, 1 củ khoai,…
  • Tiếp đến là tầng rau củ quả, mỗi ngày bé cần rau 2 đơn vị, quả 2 đơn vị. Trong đó 1 đơn vị rau tương đương với: 1 bát rau nhỏ, 1 đơn vị quả tương đương: 1 quả chuối, 1 quả cam,..
  • Cuối cùng, mỗi ngày bé cần 1.3 lít nước.

Tóm lại

Trên đây là những thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 2-6 tuổi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về nhu cầu dinh dưỡng của con để xây dựng những thực đơn đa dạng, đủ chất giúp con phát triển toàn diện.

Nguồn tham khảo:

  1. https://nutritionaustralia.org/fact-sheets/healthy-eating-pyramid/
  2. http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/thap-dinh-duong-hop-ly-cho-tre-em-3—5-tuoi-giai-doan-2016—2020—muc-tieu-thu-trung-binh-cho-mot-tre-trong-mot-ngay.html

Xem thêm:

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả lúc giao mùa

Các vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch khi “bình thường mới”

Đọc tiếp ...

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả lúc giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cùng sự xuất hiện của nhiều virut, vi khuẩn có hại ảnh hưởng tới đề kháng và sức khoẻ của bé. Vậy nên điều quan trọng cho bố mẹ...

Chi tiết
Vai trò của dinh dưỡng hợp lý giúp bé phục hồi khi ốm dậy

Mẹ có biết vai trò của dinh dưỡng quan trọng như thế nào đối với bé khi mới ốm dậy? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cách bổ sung nguồn dinh...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay