Các vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch khi “bình thường mới”

Đăng ngày: 18/01/2022
Chia sẻ:

Chúng ta đang bước vào giai đoạn “ bình thường mới” sau khi bị khủng hoảng do covid-19 gây ra. Điều quan trọng lúc này là nâng cao sức đề kháng để bảo vệ sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ. Để làm được điều này, mẹ không nên bỏ qua các vi chất cần thiết để giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả.

Đặc điểm hệ miễn dịch của trẻ nhỏ

Hệ miễn dịch là mạng lưới các tế bào và protein bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng [1].

Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ liên tục phát triển, ít nhất cho đến khi được 5 tuổi [2]. Lúc này, các tế bào ghi nhớ miễn dịch đã được hình thành rõ ràng. Từ khi sơ sinh cho đến 2 tuổi, trẻ rất dễ mắc bệnh vì vậy hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện và còn yếu ớt trong thời gian này.

Có hai loại miễn dịch đó là: hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thích ứng (được phát triển nhờ các kháng thể và tế bào miễn dịch sau khi tiếp xúc với mầm bệnh).

Hệ miễn dịch bẩm sinh có thể được hình thành khi các kháng thể được truyền từ mẹ sang con qua đường nhau thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 [3]. Không nhưng vậy, nếu mẹ sinh thường thì trẻ cũng có cơ hội tiếp xúc với các vi khuẩn qua đường sinh nở. Từ đó giúp hình thành hệ vi khuẩn trong đường ruột cũng như góp phần tăng khả năng miễn dịch cho trẻ tốt hơn.

Sữa mẹ cũng là nguồn cung cấp kháng thể cần thiết cho trẻ sơ sinh, trong sữa mẹ các các kháng thể quan trọng như lactoferrin, IgA, lysozyme.

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể tăng đề kháng cho bé

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể tăng đề kháng cho bé

Khi bước sang độ tuổi lớn hơn (2-5 tuổi), trẻ tiếp xúc nhiều hơn với môi trường như: đi nhà trẻ, mẫu giáo, …nên dễ mắc bệnh hơn. Vì trẻ đang trong giai đoạn xây dựng hệ miễn dịch thích nghi bằng cách tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Vai trò của các chất vi lượng đối với hệ miễn dịch

Để đảm bảo trẻ có sức đề kháng vững vàng, sẵn sàng chống chọi trước mọi nguy cơ gây bệnh thì việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ là điều không thể thiếu. Một số vi chất rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ có thể kể đến như: selen, kẽm, omega-3, đồng, vitamin nhóm B, A, C và beta-glucan.

Selen

Selen là vi chất cần thiết cho miễn dịch của trẻ

Selen là vi chất cần thiết cho miễn dịch của trẻ

Với tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh, selen góp phần làm giảm stress oxy hóa (ROS) [4], tránh gây tổn thương tế bào cũng như giảm các chứng nhiễm trùng. Do đó selen cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài ra, chất này còn duy trì hoạt động bình thường của cơ thể và thúc đẩy hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Lượng selen thấp hoặc thiếu hụt selen có thể ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch.

Theo khuyến nghị, hàm lượng selen phù hợp với từng độ tuổi như sau [5]: Trẻ sơ sinh 0-6 tháng cần khoảng 15 mcg, trẻ từ 7 tháng – 3 tuổi cần khoảng 20 mcg, trẻ em 4 -8 tuổi vào khoảng 30 mcg.

*mcg = microgram

Kẽm

Kẽm là một trong những khoáng vi lượng quan trọng, cần thiết để làm lành vết thương, tăng cường miễn dịch và chống lại các gốc tự do.

Thiếu kẽm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí não ở trẻ em. Hơn nữa, kẽm cũng là chất chống oxy hóa giúp làm giảm stress oxy hóa (ROS) tương tự như selen. Do đó, kẽm hỗ trợ giảm quá trình oxy hóa tế bào và các chứng nhiễm trùng, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu được bổ sung kẽm với hàm lượng thích hợp trong chế độ ăn sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi và đường ruột [6].

Tại Tp. HCM và Hà Nội, trẻ bị suy dinh dưỡng và tiêu chảy kéo dài phải nhập viện có tỷ lệ thiếu kẽm rất cao (từ 50 – 90%) [7]. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, bổ sung Kẽm giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và tỷ lệ tử vong giảm trên 50%.

Thiếu kẽm dễ khiến trẻ bị tiêu chảy

Thiếu kẽm dễ khiến trẻ bị tiêu chảy

Theo Viện dinh dưỡng, nhu cầu kẽm ở trẻ khác nhau theo từng độ tuổi: 5mg/ngày (dưới 1 tuổi) và 10mg/ngày (1-10 tuổi).

Omega -3

Axit béo omega-3 được biết như một “chất chống viêm” giúp điều chỉnh các phản ứng chống viêm, nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính trong cơ thể chúng ta. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đủ lượng omega-3 qua chế độ ăn để tăng sức đề kháng. Đặc biệt giúp cơ thể nhanh phục hồi trong trường hợp bé mắc các bệnh nhiễm trùng.

Omega-3 giúp hạn chế các chứng viêm

Omega-3 giúp hạn chế các chứng viêm

Ngoài ra, chất béo omega-3 cũng giữ độ ẩm trong tế bào của chúng ta, giúp bảo vệ làn da. Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Mẹ lưu ý rằng không nên bổ sung quá nhiều omega-6 trong chế độ ăn của trẻ. Tuy cũng là chất béo nhưng omega-6 lại làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của cơ thể. Để tránh điều này, chúng ta cần cân bằng tỷ lệ omega-3/ omega-6 ~ 1/3 để kiểm soát chứng viêm và điều chỉnh chức năng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Vitamin nhóm B

Nói đến các yếu tố tăng cường miễn dịch thì không thể không nhắc tới các vitamin nhóm B.

Vitamin B5 và B7 giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả

Vitamin B5 và B7 giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả

Trong đó, vitamin B5 kích hoạt giải phóng các cytokine chống viêm có liên quan đến các phản ứng miễn dịch, đặc biệt giúp chống lại mầm bệnh (vi khuẩn và vi rút). Hơn nữa, vitamin B5 cũng giúp làm lành vết thương và tăng cường bảo vệ da, củng cố cho hệ miễn dịch vững chắc hơn.

Tương tự như B5, vitamin B7( biotin) giúp tăng cường phản ứng miễn dịch chống viêm. Vitamin B7 cần cho các hoạt động của các loại tế bào lympho miễn dịch: tế bào tiêu diệt tự và tế bào T độc (cytotoxic T cells ) [8]. Đồng thời B7 còn cải thiện khả năng đáp ứng của các tế bào miễn dịch.

Đồng

Bên cạnh các vi chất dinh dưỡng khác thì đồng cũng hỗ trợ hệ miễn dịch thực hiện một số chức năng “suôn sẻ” hơn. Theo một nghiên cứu cho thấy các tế bào miễn dịch bị giảm khi thiếu đồng [9].

Cụ thể đồng giúp giảm nguy cơ gây ra các mầm bệnh như một phần của hệ thống miễn dịch. Thế nên, trẻ bị thiếu đồng sẽ làm hệ thống miễn dịch suy yếu và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Vitamin A

Vitamin A điều chỉnh việc sản xuất tế bào miễn dịch giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, và là chất quan trọng để ngăn ngừa bệnh sởi ở trẻ em. Ngoài ra, bổ sung vitamin A cho trẻ nhỏ giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như tiêu chảy, HIV và sốt rét.

Không những vậy, vitamin A còn giúp kích thích các kháng thể miễn dịch ở trẻ sau khi tiêm chủng một số vắc-xin như uốn ván, bạch hầu và sởi.

Ở trẻ em, thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh sởi và tiêu chảy. Có thể nói trẻ bị thiếu vitamin A đồng nghĩa với việc dễ bị nhiễm trùng hơn.

Ngoài ra, vitamin A cần thiết để duy trì chức năng của hàng rào biểu mô (màng niêm mạc ở đường tiêu hóa, đường hô hấp và đường mũi). Vitamin A giúp điều chỉnh và duy trì sức khỏe miễn dịch, cũng như giúp cơ thể phục hồi tốt hơn sau khi nhiễm trùng.

Vitamin C

Chắc hẳn mẹ không còn lạ gì về tác dụng tăng cường sức đề kháng của vitamin C. Vì đây là chất quan trọng để tạo nên các tế bào miễn dịch, làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu, như tạo ra các tế bào tiêu diệt tự nhiên để tiêu diệt vi khuẩn và vi rút gây bệnh.

Vitamin C cần thiết để tăng đề kháng cho bé

Vitamin C cần thiết để tăng đề kháng cho bé

Ngoài ra, vitamin C còn có vai trò như:

  • Tái tạo tế bào và tổng hợp collagen, giúp giữ cho làn da khỏe mạnh cũng góp phần tăng cường đề kháng vì đây tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.
  • Mang đặc tính chống histamine, giảm các triệu chứng dị ứng khi giao mùa.
  • Tăng cường hấp thu sắt non-haem từ thực vật.

Với các vai trò như trên thì khi cơ thể trẻ thiếu vitamin C sẽ làm giảm chức năng miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành, màu da thiếu sức sống,…

Bổ sung vitamin C (200mg mỗi ngày) đã được chứng minh là làm giảm cảm lạnh ở trẻ em, và giúp phục hồi nhanh hơn.

Beta-glucan

Beta-glucans là chất xơ hòa tan có từ thành tế bào của các loại vi khuẩn, nầm, nấm men và một số thực vật [10].

Đối với hệ miễn dịch, beta glucan cải thiện cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể bằng cách tăng cường hiệu quả của các tế bào miễn dịch. Từ đó, beta glucan giúp các tế bào miễn dịch của chúng ta hoạt động nhanh hơn, cải thiện khả năng phòng thủ của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút gây bệnh.

Sắt

Sắt là vi chất quan trong cho hệ miễn dịch

Sắt là vi chất quan trong cho hệ miễn dịch

Để hệ miễn dịch khỏe mạnh thì chúng ta không thể bỏ qua sắt. Thiếu hụt sắt khiến cơ thể trẻ không thể hỗ trợ tủy xương sản xuất các tế bào miễn dịch và hồng cầu. Ngoài ra, sắt còn là đồng nhân tố tạo ra các tế bào miễn dịch nên thiếu hụt sắt khiến hệ miễn dịch yếu.

Thông thường, trẻ sơ sinh trên 6 tháng cần bắt đầu bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống vì lúc lúc nguồn sắt từ mẹ đã dần tiêu hao hết. Hơn nữa, trong sữa mẹ có ít sắt nên cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong khi bé bắt đầu ăn dặm.

Các loại thực phẩm giàu vi chất giúp tăng cường miễn dịch

Một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh đầy đủ các vi chất dinh dưỡng sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn. Nên mẹ hãy bổ sung các vi chất này từ nguồn thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

  • Selen: có nhiều trong các loại cả (cá cơm, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồi, cá mòi), động vật có vỏ (sò điệp, hàu, tôm), hay trong nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, quả hạch, mầm lúa….[11].
  • Kẽm: có trong thịt, động vật có vỏ, các loại đậu, hạt, trứng, sữa,…
  • Omega-3: có trong các loại cá nhiều dầu (cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích), tảo biển / rong biển, sữa bò ăn cỏ thay vì cho ăn ngũ cốc.
  • Vitamin nhóm B: có trong cá hồi, rau màu xanh lá, gan, trứng, thịt bò,…
  • Đồng: thường được tìm thấy nhiêu trong gan, hàu, nấm shiitake, tảo xoắn, rau bina, sô-cô-la đen,…
  • Vitamin A: gan động vật, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, rau bina, bông cải xanh,…
  • Vitamin C: cam, chanh, ớt chuông đỏ, kiwi, dâu tây, ổi, súp lơ trắng, bông cải xanh,…
  • Beta-glucan có trong yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt, các loại nấm (linh chi, đông cô và nấm maitake), rong biển và tảo.
  • Sắt: có nhiều trong rau bina, gan, các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà lan,…), thịt đỏ, diêm mạch,…

Tuy là vi chất dinh dưỡng –chỉ cần với lượng nhỏ, nhưng nếu cơ thể trẻ không được bổ sung đầy đủ sẽ khiến hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh. Do đó, mẹ đừng quên bổ sung các vi chất cần thiết này cho hệ miễn dịch của bé trong bữa ăn hàng ngày.

Nguồn tham khảo:

(1, 3) https://www.pregnancybirthbaby.org.au/how-your-babys-immune-system-develops

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3043252/
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3723386/
  3. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=selenium-19-Selenium
  4. Bhutta et al.1999. Sazawal et al. 1996, 1998
  5. http://vichat.viendinhduong.vn/120/print-article.html
  •  https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6834330/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31691401/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5834509/
  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5129763/
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9587153/
  • Essential role of vitamin C and zinc in child immunity and health – PubMed (nih.gov)
  • Effects of Vitamin A Supplementation on Immune Responses and Correlation with Clinical Outcomes | Clinical Microbiology Reviews (asm.org)
  1. https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1041/beta-glucans
  •  Impact of iron deficiency anemia on the function of the immune system in children (nih.gov)
  1. https://suckhoedoisong.vn/bo-sung-selen-bang-thuc-pham-la-an-toan-nhat-169141223.

Đọc tiếp ...

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ và cách bổ sung hợp lý cho mẹ

Tình trạng trẻ lười ăn chậm lớn là một trong những dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần nên lưu tâm. Không những vậy, kẽm còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sự tăng trưởng...

Chi tiết
10 thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bé, mẹ cần biết

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng có vai trò rất quan trọng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vậy các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch nào cần bổ sung vào chế độ ăn cho...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay